THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
Ủy ban Giáo lý của HĐGM Pháp đã ra mắt vào thứ Sáu ngày 14 tháng 2 năm 2025 một loạt video mới do các chuyên gia và học giả Thánh Kinh thực hiện để đáp lại báo cáo của Ủy ban Độc lập về Lạm dụng Tình dục trong Giáo hội (Ciase), trong đó nêu bật tính cấp bách của việc “giúp đỡ việc đọc Thánh Kinh mang tính phê bình và thiêng liêng”.
Các chuyên gia Thánh Kinh được Hội đồng Giám mục Pháp (CEF) huy động để “đấu tranh chống lại những lối giải thích Kinh thánh không lành mạnh và sai lạc”. Quả thế, dưới thẩm quyền của Đức cha Jean-Luc Garin, Giám mục giáo phận Saint-Claude, các nhà chú giải và học giả Thánh Kinh Jérôme Moreau (của Đại học Công giáo Lyon), Sylvaine Lacout (của Collège des Bernardins) và Jean-François Lefebvre (linh mục giảng viên tại học viện Notre-Dame de Vie) không ngừng bảo vệ mối nguy hiểm của việc đọc Thánh Kinh một cách hời hợt. Họ cảnh báo rằng “để được hiểu, sứ điệp Thánh Kinh cần phải được đặt lại trong bề dày lịch sử và trong bối cảnh văn chương của nó”.
Để truyền tải thông điệp này, vào thứ Sáu ngày 14/2/2025, họ đã tung ra một loạt gồm 24 video mới mẻ, có thời lượng trung bình là 10 phút, “dành cho tất cả mọi người”, được đăng trực tuyến trên kênh YouTube và trang web của CEF.
Những sai lệch của những thực hành mang tính đặc sủng
Điểm xuất phát của họ là “tính dễ bị tổn thương” của bản văn Thánh Kinh “vốn không thể tự bảo vệ mình”, Đức cha Jean-Luc Garin, thành viên ủy ban giáo lý của CEF, nhấn mạnh khi đối mặt với những người muốn công cụ hóa nó. Cha Jean-François Lefebvre giải thích rằng cám dỗ này giống như “tịch thu thẩm quyền của Thiên Chúa để làm lợi cho mình”, điều mà rất nhiều nhân vật thao túng đã có thể làm, và điều mà những thực hành mang tính đặc sủng của việc đọc Kinh thánh đôi khi rất hợp, như Sylvain Latour cho thấy, người đã chỉ ra những sai lệch của chúng trong một trong các video trong loạt video này. Đó là lý do cho sự thành lập này.
Vào tháng 10 năm 2021, Ủy ban Độc lập về Lạm dụng Tình dục trong Giáo hội, do Jean-Marc Sauvé (Ciase) đứng đầu, đã công bố báo cáo về bạo lực tình dục do các giáo sĩ thực hiện kể từ những năm 1950. Trong khuyến nghị số 7, báo cáo đặc biệt nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc “cập nhật các cách diễn đạt Thánh Kinh sai lạc với mục đích thao túng và để giúp đọc Thánh Kinh vừa mang tính phê bình và thiêng liêng ở mọi cấp độ đào tạo”.
Trong quá trình này, CEF đã thành lập nhóm làm việc vốn là nguồn gốc của dự án này. Đối với CEF, điều đó nằm trong chiến lược phòng ngừa lâu dài, trước hết ngang qua việc đào tạo các nhóm Thánh Kinh, các giáo lý viên, các người hỗ trợ việc mục vụ ở trường học, các dự tòng và tất cả các cộng đoàn tu trì. Và với hy vọng tiếp cận được một công chúng ở xa Giáo hội.
Tý Linh
(theo Arnaud Alibert, nhật báo La Croix)
Tags: Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG
- “LIỆU CHÍNH QUYỀN TRUMP SẼ CHỌN ĐỐI ĐẦU VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO TỔNG THỐNG PHÁP EMMANUEL MACRON NHÂN DỊP “HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HÀNH ĐỘNG VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO”
- MẸ TÊRÊSA CALCUTTA ĐƯỢC GHI VÀO LỊCH CHUNG RÔMA
- ĐHY CUPICH HOAN NGHÊNH LÁ THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CÁC GIÁM MỤC MỸ VỀ VẤN ĐỀ DI CƯ
- NHẬP CƯ : ĐÂU LÀ CƠ SỞ CHO LỜI PHÁT BIỂU CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU ?
- GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ VẤN ĐỀ DI CƯ (*)