THÁNH KINH NÓI VỀ THỂ THAO NHƯ THẾ NÀO?
Nếu các bài bình luận thể thao thường sử dụng từ vựng tâm linh, thì Thánh Kinh lại hiếm khi đề cập đến các bộ môn thể thao, ngoại trừ Thánh Phaolô.
► Thánh Kinh nói về thể thao như thế nào?
Thánh Kinh không nói về thể thao. Việc sử dụng từ “thể thao” trong tiếng Pháp mới xuất hiện gần đây, có niên đại từ thế kỷ 19. Tuy nhiên, có thể thể hiện việc xích lại gần đầy gợi ý giữa hoạt động thể thao và đức tin. Ví dụ: “trong Cựu Ước, với hình ảnh trọng tài được áp dụng cho Thiên Chúa, Đấng vượt lên trên mọi xung đột, đến thiết lập hòa bình – shalom – giữa tất cả các quốc gia”, cha François-Xavier Amherdt, tác giả cuốn Thánh Kinh thánh nói gì về Thể thao, giải thích (1).
Tương tự như vậy trong các Thánh vịnh, chúng ta tìm thấy biểu tượng chiếc chén (cúp) mà tín hữu có thể nâng lên với lòng nhiệt thành như người chiến thắng: “Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con, chính Ngài nắm giữ” (Tv 15, 5); “Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ, vì mọi ơn lành Người đã ban cho? Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ và kêu cầu thánh danh Đức Chúa.” (Tv 115, 12-13).
Trong Tân Ước, những điểm tương đồng như vậy cũng có thể xảy ra, ngay cả khi không có những đoạn trực tiếp dành riêng cho các môn thể thao. Do đó, lối diễn đạt “ở trong thế gian mà không thuộc về thế gian” được sử dụng trong Tin Mừng Gioan (Ga 17, 11-19) có thể có một ý nghĩa quan trọng “đối với trọng tài tham gia trận đấu, mà nói đúng ra là không đạt được thành công; mà còn đối với các cầu thủ, được kêu gọi hòa mình vào thế giới thể thao, mà không để mình bị ô nhiễm bởi tinh thần tham nhũng, bạo lực, doping, phân biệt chủng tộc hoặc cạnh tranh bằng bất cứ giá nào.”
► Tại sao thánh Phaolô dùng ẩn dụ thể thao trong các thư của ngài?
Rất ít trong Thánh Kinh, những gợi ý trực tiếp về hoạt động thể thao được tìm thấy chủ yếu trong các tác phẩm của thánh Phaolô. Trong hầu hết các bức thư của mình, ngài đều đề cập đến việc chạy bộ và đấm bốc. Cha Jean-Noël Aletti, dòng Tên, giáo sư danh dự tại Học viện Giáo hoàng Thánh Kinh ở Rôma (2), nhận xét: “Vào thời thánh Phaolô, thể thao rất phát triển trong xã hội Hy Lạp”. Vì vậy, nhà thi đấu nơi người ta tập luyện thể thao là một nơi quan trọng “và có sự tương đương hoàn toàn giữa trí tuệ và thể chất. Người ta không thể học mà không chơi thể thao.” Hơn nữa, kể từ Thế vận hội Olympic đầu tiên vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên – và cho đến thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên – “việc xác định niên đại dựa trên Thế vận hội Olympic”. “Những anh hùng vĩ đại của Thế vận hội Olympic được biết đến nhiều hơn các chính trị gia.” Thánh Phaolô không thể bỏ qua những trò chơi này, cho dù “không chắc là ngài đã tham gia chúng”, chuyên viên Thánh Kinh cho biết thêm.
Do đó, bằng cách sử dụng những ẩn dụ thể thao, thánh Phaolô đã thể hiện tính sư phạm. Ngài muốn tiếp cận những người cùng thời với mình bằng những hình ảnh có thể nói chuyện trực tiếp với họ. Trong khi các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên là nạn nhân của cuộc bách hại, ngài đã khuyến khích họ chịu đựng nghịch cảnh, kiên trì trong đức tin và vượt qua chính mình, giống như các vận động viên phải trải qua quá trình huấn luyện tăng cường để đạt được vinh quang Nước Trời. Ngài viết cho tín hữu Philíphê: “Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước. Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Kitô Giêsu”.
Cha François-Xavier Amherdt nhấn mạnh: những ẩn dụ thể thao của thánh Phaolô “đóng vai trò là phương tiện cho một thông điệp tâm linh rộng lớn, mở rộng hoặc tương phản với sự so sánh về thể thao”. Một trong những điều rõ ràng nhất chắc chắn là lá thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô: “Anh em chẳng biết sao: trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng. Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát” (1Cr 9, 24-25).
Do đó, thánh Phaolô kêu gọi các Kitô hữu vận động và thể hiện một ““sự khổ hạnh” về mặt tâm linh (từ tiếng Hy Lạp askesis, sự tập luyện), vốn đòi hỏi những từ bỏ và “hy sinh”, chẳng hạn như những điều mà các vận động viên chạy bộ và chạy marathon áp đặt lên họ để nhận được sự phần thưởng chung cuộc quý giá hơn nhiều so với những danh hiệu thể thao phù du, ngay cả những danh hiệu Olympic”. Sự khổ hạnh này không nên được hiểu là những nỗ lực duy ý chí và không thể tiếp cận, được dành riêng cho giới tinh hoa. Mọi người đều được mời tham gia, được hứa hẹn ở bục danh dự, được mời để một ngày nào đó có thể nói như vị tông đồ của các dân tộc: “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin” (2 Tm 4, 7).
► Làm thế nào các tác phẩm Thánh Kinh có thể nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của các vận động viên ngày nay?
Là Giám đốc dự án “Thế Vận Hội Thánh” (Holy Games) nhằm mang đến cho giới trẻ cơ hội sống Thế vận hội Paris 2024 như là Ngày Giới trẻ Thế giới, Isabelle de Chatellus chủ yếu dựa vào một cụm từ trong các thư tín của Thánh Phaolô được ghi trên các sản phẩm nến và áo phông: “Anh em hãy kín múc năng lượng trong Chúa” (Êp 6, 10). Bà nói : “Thể thao là một cách thông truyền năng lượng của mình, triển khai nó. Việc nhớ rằng năng lượng này trước hết đến từ Chúa là điều cần thiết”.
Hơn nữa, hình ảnh thân xác được thánh Phaolô sử dụng trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô (1 Cr 12, 14-26) có thể truyền cảm hứng cho khái niệm đồng đội theo nghĩa một tập thể, trong đó mỗi người đều cần thiết và quan trọng cho toàn thể, kể cả những thành viên yếu nhất.
Sau cùng, Isabelle de Chatellus lưu ý : “Kitô giáo là tôn giáo nhập thể. Nhiều Kitô hữu tập chạy hoặc tham gia một hoạt động thể thao trong tự nhiên cho biết họ cầu nguyện rất nhiều trong khi tập luyện môn thể thao này”. Cho dù Thánh Kinh không nói đến thể thao, nhưng việc đề cập đến thể xác có thể chất vấn các Kitô hữu về cách thống nhất con người của họ: thể xác, tâm hồn và tinh thần.
———————————————–
(1) Ce que dit la Bible sur… le sport, François-Xavier Amherdt, Nouvelle Cité, 2020, 128 p., 14 €.
(2) Trích từ một hội nghị về chủ đề “thể thao và tâm linh” do Holy Games tổ chức tại Collège des Bernardins, ngày 25 tháng 1 năm 2024.
—————————————-
Tý Linh
(theo Florence Chatel, nhật báo La Croix)
Tags: sport
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM