THÁNH LỄ HÔN PHỐI, MỘT PHƯƠNG THẾ LOAN BÁO TIN MỪNG
Bởi vì Thánh lễ Hôn phối đôi khi là cơ hội duy nhất đối với một số người không có niềm tin đặt chân vào nhà thờ, nên các đôi bạn lợi dụng dịp hôn phối của mình để chia sẻ đức tin với người thân của mình. Đó cũng là dịp xóa bỏ những định kiến về Giáo hội.
Jeanne và Thibault lấy ra khỏi hộp tập sách nhỏ về thánh lễ hôn phối của họ. Vào ngày đáng nhớ 30/3/2019 này ở Lion d’Angers, một phần khách mời của họ đã xa rời Giáo hội. Để tất cả mọi người cảm thấy thoải mái, cô dâu và chú rể đã tha thiết đón tiếp mỗi người cách cá nhân, trên tập sách thánh lễ. « Cho dù bạn đi lễ đều đặn hay bạn ít đi hơn, thì chúng tôi đã muốn thánh lễ này được đón tiếp hết sức có thể ».
Jeanne và Thibault giải thích ý nghĩa của sự dấn thân của mình trong tập sách : « Sống bằng một tình yêu vượt quá chúng tôi, chúng tôi đã mong muốn đặt Chúa Kitô ở trung tâm đời sống đôi bạn của chúng tôi qua Bí tích Hôn phối này. Đối với chúng tôi, đó là kết quả của một sự phân định lâu dài và là điểm xuất phát của cả hai người trên con đường nên thánh ». Thibault, người chồng trẻ, 27 tuổi, nhớ lại : « Chúng tôi từng sợ sẽ quá xúc động khi nói trên micro, nhưng chúng tôi muốn nói tại sao việc chúng tôi kết hôn ở nhà thờ là rất quan trọng đối với chúng tôi ».
Hôn phối, cơ hội duy nhất để một số người đặt chân đến nhà thờ
Như dịp lễ rửa tội hay lễ an táng, thánh lễ hôn phối cũng là cơ hội duy nhất đối với một số khách mời không thực hành đạo, ngay cả không tín ngưỡng, đặt chân đến nhà thờ. Đến độ những cặp vợ chồng Công giáo thực hành đạo muốn biến thánh lễ hôn phối của họ thành một cơ hội để chia sẻ đức tin của mình : đón tiếp, chọn bài hát, các bài đọc, giải thích các phần khác nhau của thánh lễ…
« Đối với chúng tôi, đây là cơ hội xóa bỏ một số định kiến về thánh lễ, cho họ thấy làm thế nào chúng tôi sống đức tin của mình và làm thay đổi cái nhìn của họ », Sixtine kể lại, dịp đám cưới của cô với Louis có nhiều người không tín ngưỡng tham dự.
Marie và Guillaume, sẽ kết hôn ở Anjou vào tháng 11 tới, đã phát triển một chiến lược để thánh lễ làm hài lòng mọi người. Là một bạn trẻ trở lại đạo, Marie đã khám phá đức tin qua âm nhạc. Đối với hôn nhân của cô, cô cũng muốn truyền nhiệt huyết của mình cho gia đình vô thần của cô : dàn hợp xướng, đàn vĩ cầm, đàn piano, đôi bạn đính hôn muố thu hút sự chú ý của cộng đoàn. Marie tâm sự : « Tôi biết rằng gia đình chúng tôi đến tham dự thánh lễ như là những khán giả, nhưng chúng tôi muốn họ trở thành diễn viên, muốn họ thích điều đó, muốn âm nhạc lôi cuốn họ ».
Cho phép trao đổi về ý nghĩa bí tích
Quả thế, có nhiều đôi đính hôn dựa vào âm nhạc để khách mời không thực hành đạo của họ cảm thấy là một phần của phụng vụ. Vả lại, chính kiểu yêu cầu này đã mang lại cho Domitille một ý tưởng. « Bạn bè đã yêu cầu chúng tôi tổ chức hôn phối của họ, họ muốn thánh lễ là thời điểm mà mọi người nhớ đến ». Từ thánh lễ đơn sơ và vui tươi này, các khách mời, trong đó có nhiều người vô thần, đã ra về vui mừng. « Mọi người chỉ nói về thánh lễ ! », một phụ nữ trẻ tuổi quê ở Toulouse nhớ lại. Một vài tháng sau, Domitille và bạn bè của cô đã khởi động Lèv, một nhóm các nhạc sĩ Công giáo tham gia vào các lễ hôn phối, rửa tội và an táng. Người phụ nữ quê ở Toulouse nhớ lại : « Đó là chăm sóc các trường hợp hiếm hoi khi những người không có thói quen đến nhà thờ ».
Đối với Blandine và Edgar, kết hôn ở Haute-Savoie vào tháng 7/2020, chính những câu hỏi và cái nhìn bên ngoài của những người xung quanh mình xa rời Giáo hội đã thúc đẩy họ suy nghĩ hơn nữa về sự cam kết của họ, về lý do tại sao của bí tích này. « Người ta hỏi chúng tôi tại sao kết hôn ở nhà thờ, tại sao trẻ như thế, nếu nó đã được làm như mọi người…Điều đó buộc chúng tôi tự đặt ra câu hỏi, giải thích sự chọn lựa một hôn nhân Kitô giáo trong một xã hội mà nó không có quá nhiều ý nghĩa nữa », Blandine giải thích. Cô nhớ lại đã chọn bài đọc Thư của thánh Phaolô gởi tín hữu Êphêsô và câu nói nổi tiếng « Hỡi những người vợ, hãy phục tùng chồng mình » để chất vấn các khách mời. « Bài đọc này đã nói với chúng tôi, và chúng tôi tự nhủ rằng đó có thể là một phương thế khởi động việc thảo luận. Trong khi đọc bài đọc, chúng tôi đã mỉm cười nhìn xem các phản ứng ! » Điều đó không thất bại, nó cho phép một sự trao đổi về ý nghĩa của bí tích.
Một cơ hội loan báo Tin Mừng
Cha Pierre Protot, người thường đồng hành với các đôi bạn hướng đến bí tích này, giải thích : « Đó luôn là một thời điểm tốt đẹp để chuẩn bị hôn phối với các đôi bạn thực hành đạo, vì linh mục không phải là người duy nhất thực hiện « chương trình một người ». Một số đôi bạn quyết định rửa chân cho nhau trong thánh lễ, hay đặt một bó hoa trước tượng Đức Mẹ ».
Nhưng ngài nhớ lại rằng các đôi bạn Công giáo thực hành đạo chỉ đại diện một thiểu số các cuộc hôn nhân ở nhà thờ thôi. « Bên kia việc cử hành, việc chuẩn bị hôn phối đặc biệt là một cơ hội loan báo Tin Mừng ! »
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Bí-tích
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC