THÁNH LỄ TẠI ĐÔNG TIMOR: LỜI KÊU GỌI CỦA ĐỨC PHANXICÔ HÃY LẤY CẢM HỨNG TỪ NHỮNG NGƯỜI BÉ NHỎ
Khoảng 600.000 người đã quy tụ vào ngày 10/9/2024, để tham dự thánh lễ do Đức Phanxicô chủ tế cách thủ đô Timor vài cây số. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã suy tư về món quà đẹp nhất của Thiên Chúa, món quà Con của Ngài là Chúa Giêsu dành cho nhân loại, món quà mời gọi mọi người trở nên nhỏ bé giữa những người nhỏ bé.
Dưới cái nóng ngột ngạt, lúc 4 giờ 30 chiều giờ địa phương, Đức Thánh Cha đã chủ tế Thánh lễ, được bao quanh bởi gần một nửa dân số Đông Timor đang tập trung tại quảng trường Taci Tolu.
Đề cập đến bài đọc thứ nhất sách Tiên tri Isaia, Đức Thánh Cha trước tiên suy niệm về lời hứa của vị tiên tri này, về sự ra đời của một hài nhi. Vào thời ngôn sứ Isaia, Giêrusalem giàu có về vật chất nhưng lại nghèo nàn về tinh thần. Vẽ song song với ngày nay, Đức Phanxicô giải thích rằng trong một thế giới “nơi rất cần sự hoán cải, lòng thương xót và sự chữa lành”, không phải vũ khí, quân đội hay tiền bạc, nhưng là sự ra đời của một trẻ thơ mới mở ra “một tương lai của hy vọng và niềm vui”.
Thiên Chúa trở nên gần gũi qua một trẻ thơ
Sau đó, lấy cảm hứng từ đoạn Tin Mừng về biến cố Truyền Tin được đọc trong Thánh Lễ, trong đó Đức Maria biết rằng Mẹ sẽ trở thành mẹ của Đấng Cứu Thế, Đức Thánh Cha đã nói về niềm vui hiện hữu khắp nơi trên thế giới khi một hài nhi được sinh ra. Một niềm vui đơn giản và phổ quát, ẩn chứa một tình yêu thậm chí còn lớn lao hơn, đó là tình yêu của Thiên Chúa.
“Sự gần gũi của Thiên Chúa ngang qua một trẻ thơ, Thiên Chúa trở thành một trẻ thơ, và điều này không phải để làm chúng ta ngạc nhiên hay cảm động, nhưng để mở lòng chúng ta ra với tình yêu của Chúa Cha và để chúng ta được Ngài uốn nắn, để Ngài có thể chữa lành những vết thương của chúng ta, giải quyết những khác biệt của chúng ta, mang lại trật tự cho cuộc sống.”
Trở nên gần gũi với những người bé mọn
Ở một đất nước có 65% dân số dưới 30 tuổi, hình ảnh Thiên Chúa trở thành trẻ thơ này được Đức Thánh Cha đặc biệt quan tâm. Ngài nói với người dân Đông Timor: “Sự hiện diện của rất nhiều bạn trẻ và rất nhiều trẻ em không ngừng đổi mới sự tươi mới, năng lượng, niềm vui và sự nhiệt tình của dân tộc anh chị em”.
Vì thế, tuổi trẻ là nguồn vui nhưng cũng là dấu chỉ cho Đức Phanxicô, bởi vì dành chỗ cho những người bé mọn, chào đón họ, chăm sóc họ, chính là những thái độ dành chỗ cho Thiên Chúa để Ngài hành động trong chúng ta.
Như Đức Maria, vẫn luôn bé nhỏ và kín đáo trong suốt cuộc đời, Đức Thánh Cha khuyến khích người dân Đông Timor thích nghi với nhịp sống của những người bé nhỏ và không ngại thay đổi quy mô các dự án, không phải để giảm thiểu chúng, mà thậm chí còn làm cho chúng đẹp đẽ hơn nữa thông qua việc trao ban chính mình và đón tiếp người khác. Ngài nói tiếp: “Vì vương quyền thực sự là vương quyền của người hiến mạng sống mình vì tình yêu: như Đức Maria, nhưng cũng như Chúa Giêsu, Đấng trên thập giá đã cho đi tất cả, trở nên nhỏ bé, không có khả năng tự vệ, yếu đuối để dành chỗ cho mỗi người chúng ta trong Vương quốc của Chúa Cha”.
Các biểu tượng Kaibauk và Belak
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói về hai đồ trang sức truyền thống của Timor, được làm bằng kim loại quý và, đối với ngài, chúng tượng trưng cho tình yêu của Thiên Chúa. Đầu tiên là Kaibauk, tượng trưng cho sừng trâu và được đặt trên trán cũng như trên nóc nhà. “Nó có thể đại diện cho quyền năng của Thiên Chúa ban sự sống,” Đức Phanxicô nhấn mạnh, nhưng “nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng với ánh sáng của Lời Chúa và sức mạnh ân sủng của Người, chúng ta cũng có thể hợp tác, thông qua những lựa chọn và hành động của mình, với kế hoạch cứu rỗi vĩ đại”.
Trang sức thứ hai là Belak, được đeo trên ngực, gợi lên sự bình yên và dịu dàng từ mẫu. “Kaibauk và Belak, sức mạnh và sự dịu dàng của người Cha và người Mẹ: đây là cách Chúa thể hiện vương quyền của Ngài, được tạo nên từ bác ái và lòng thương xót”.
Vào cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ niềm vui được đến Timor và nói về cuộc gặp gỡ với các em nhỏ, được đánh dấu bằng nụ cười của các em. Ngài kết luận: “Một dân tộc dạy con cái mình mỉm cười là người có tương lai”.
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel – Vatican News)
Tags: Á-Châu, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ