« THÁNH LỄ TRÊN THẾ GIỚI », CON ĐƯỜNG XÍCH LẠI VỚI TRUNG QUỐC ?
Từ Mông Cổ, Đức Thánh Cha Phanxicô gợi lên “Thánh lễ trên thế giới” của linh mục Dòng Tên Teilhard de Chardin. Đối với nhà văn Xavier Patier, sự tham chiếu này được so sánh với mong muốn của Đức Giáo hoàng trong việc tìm ra con đường xích lại gần với Trung Quốc.
Đây là một vị Giáo hoàng chắc chắn yêu thích tự do. Một vài tuần sau khi công bố một tông thư vinh danh Blaise Pascal, người có cuốn « Các Thư Tỉnh » bị Đức Alexander VII, tiền nhiệm của ngài, đưa vào danh sách đen, thì ngài vừa nhân cơ hội đến Mông Cổ để bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với cha Pierre Teilhard de Chardin, người có những bài viết bị Tòa thánh lên án vào năm 1955 và 1962.
Đức Phanxicô đã xông vào chướng ngại vật. Ngài biện minh một cách rõ ràng cho việc đề cập của mình đến học giả Dòng Tên người Pháp. Đức Thánh Cha giải thích: “Cha Teilhard đã dấn thân nghiên cứu địa chất ở Mông Cổ”. Và nói thêm: “Ngài rất muốn cử hành thánh lễ, nhưng ngài không có bánh và rượu. Chính lúc đó ngài đã sáng tác “Thánh lễ trên thế giới”, qua đó bày tỏ lễ vật của mình: “Lạy Chúa, xin Người hãy nhận lấy Hy lễ trọn vẹn này là Công trình Tạo dựng, được thúc đẩy bởi sự thu hút của Ngài, được dâng lên cho Ngài vào lúc bình minh mới”. Và Đức Thánh Cha kết luận: “Vị linh mục này, thường bị hiểu lầm, đã có trực giác rằng Bí tích Thánh Thể luôn được cử hành, theo một nghĩa nào đó, trên bàn thờ của thế giới và Bí tích này là trung tâm của vũ trụ, là ngôi nhà tràn ngập tình yêu và sự sống vô tận, ngay cả trong thời kỳ căng thẳng và chiến tranh của chúng ta”.
Sự tham chiếu này liên quan đến tâm điểm của sự hiểu lầm đi kèm với công trình của nhà thần học vĩ đại này. Đối với cha Teilhard, toàn bộ vũ trụ đang hướng về Chúa Kitô. Ngài coi thuyết tiến hóa do Darwin đưa ra không phải là hậu quả của tội lỗi mà là một thiết kế thông minh nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa. Ngài không coi vũ trụ như một công trình tạo dựng tĩnh bị tội lỗi làm chệch hướng, mà đúng hơn là một chuyển động hướng về omega (cùng đích), là Chúa Kitô, qua một lịch sử trong đó cái thiện không thay thế cái ác, nhưng trong đó cái ác và cái thiện cùng nhau phát triển.
Cuộc tranh cãi về lễ nghi ở Trung Quốc
“Thánh lễ trên thế giới” chắc chắn cũng gợi lên, trong tâm trí của Đức Thánh Cha Phanxicô, “cuộc tranh cãi về nghi lễ” vốn đã ảnh hưởng đáng kể đến sứ mệnh loan báo Tin Mừng của các tu sĩ Dòng Tên ở Trung Quốc vào thế kỷ 17, và gián tiếp đến tình hình của Giáo hội Trung Quốc ngày nay. Đối với các nhà truyền giáo Dòng Tên thân cận với cha Matteo Ricci, Kitô giáo phải tính đến các cấu trúc tinh thần của người Trung Quốc, bao gồm cả những khía cạnh dường như không tương thích với tâm trí phương Tây. Một số nhà truyền giáo ẩn núp ở Trung Quốc, do thiếu lúa mì, đã nghĩ đến việc truyền phép cho cơm thay vì bánh Thánh Thể, và cũng dùng từ “thiên”, trời, mượn từ Khổng Tử để chỉ Thiên Chúa. Dòng Đa Minh nhận được từ Đức Giáo hoàng vào năm 1639 một cuộc điều tra về các sáng kiến của những nhà truyền giáo này, một cuộc điều tra dẫn đến việc cấm sử dụng các truyền thống Nho giáo. Việc loan báo Tin Mừng cho nền văn minh Trung Quốc đã vấp phải trở ngại này. Ngày nay, chúng ta không thể tưởng tượng được thế giới sẽ như thế nào với một Trung Quốc Kitô giáo.
Việc đề cập đến “Thánh lễ trên thế giới” của cha Teilhard chắc chắn có liên quan đến mong muốn của Đức Giáo hoàng Phanxicô tìm ra con đường xích lại gần với Trung Quốc. Trong chuyến tông du đến Mông Cổ, từ Ulan Bator, Đức Thánh Cha đã đưa ra một lời kêu gọi có vẻ ngẫu hứng tới những người Công giáo Trung Quốc mà ngài khuyến khích hãy trở thành “Kitô hữu tốt và công dân tốt”. Một công dân tốt, điều đó muốn nói rất nhiều điều đối với người Trung Quốc. Đức Thánh Cha cũng bày tỏ từ Mông Cổ mong muốn được chính thức mời đến Trung Quốc, ngài cũng đã biện minh vài ngày trước đây từ chối chuyến thăm chính thức tới Pháp bởi ưu tư không chính thức đến thăm “các nước lớn”. Bà Verdurin nói : “Trung Quốc làm tôi lo lắng”. Nghiêm trọng hơn, Trung Quốc làm bứt rứt tất cả chúng ta, những người theo Chúa Kitô. Chỉ có thể khen ngợi Đức Giáo hoàng vì quan tâm đến vấn đề to lớn này đối với tương lai của thế giới.
Tý Linh
(theo Xavier Patier, Aleteia)
———————————————–
Dưới đây là lời phát biểu của Đức Thánh Cha sau thánh lễ ngày 3/9/2023 tại Mông Cổ:
Thánh lễ là lời tạ ơn, “Eucharistie”. Việc cử hành thánh lễ trên mảnh đất này làm tôi nhớ đến lời cầu nguyện của Linh mục Dòng Tên Pierre Teilhard de Chardin, dâng lên Thiên Chúa cách đây đúng 100 năm, trong sa mạc Ordos, cách đây không xa. Ngài nói như sau: “Lạy Chúa, con phủ phục trước sự Hiện diện của Chúa trong Vũ trụ, đang trở nên rực nóng và dưới những nét của tất cả những gì con sẽ gặp, và tất cả những gì sẽ xảy ra với con, và tất cả những gì con sẽ thực hiện trong ngày này, con khao khát Chúa, con chờ đợi Chúa.” Cha Teilhard dấn thân nghiên cứu địa chất. Ngài rất muốn cử hành thánh lễ, nhưng ngài không có bánh và rượu. Chính lúc đó ngài đã sáng tác “Thánh lễ trên thế giới”, qua đó bày tỏ lễ vật của mình: “Lạy Chúa, xin Người hãy nhận lấy Hy lễ trọn vẹn này là Công trình Tạo dựng, được thúc đẩy bởi sự thu hút của Người, được dâng lên Người vào lúc bình minh mới”. Và một lời cầu nguyện tương tự đã nảy sinh trong ngài khi ngài ở mặt trận trong Thế chiến thứ nhất, nơi ngài làm người khiêng cáng. Vị linh mục này, thường bị hiểu lầm, đã có trực giác rằng “Bí tích Thánh Thể luôn được cử hành, theo một nghĩa nào đó, trên bàn thờ của thế giới” và Bí tích này là “trung tâm của vũ trụ, là ngôi nhà tràn ngập tình yêu và sự sống vô tận” (Thông điệp Laudato si’, số 236), ngay cả trong thời kỳ căng thẳng và chiến tranh của chúng ta. Vì vậy, hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện bằng những lời của Cha Teilhard: “Kính lạy Ngôi Lời rực sáng, là Đấng Quyền Năng cháy bỏng, Người là Đấng nhào nặn Nhiều người để thổi sự sống của Người vào đó, con cầu xin Người cúi xuống trên chúng con, đôi bàn tay mạnh mẽ của Người, đôi bàn tay ân cần của Ngài, đôi bàn tay hiện diện khắp nơi của Người”.
Tags: Bí-tích, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Mông Cổ, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG