THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐƯỢC UNESCO VINH DANH
Hôm 4/12/2021, một phái đoàn của Unesco đã được đón tiếp ở Lisieux để chính thức hóa việc ghi khắc, trong số các ngày kỷ niệm sẽ được cử hành vào năm 2022-2023 bởi tổ chức quốc tế này, 150 năm ngày sinh của thánh Têrêsa Lisieux, vào năm 1873. Một cách thức đánh dấu tầm quan trọng phổ quát của thông điệp của « nữ đại sứ nước Pháp » này.
Đại biểu của Pháp tại Liên Hiệp Quốc, Sứ thần Tòa Thánh ở Pháp, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Unesco, đại biểu của Calvados…Đó là những khách mời chính thức đã quy tụ hôm 4/12, ở sảnh Thánh Giacôbê ở Lisieux. Đối tượng của cuộc họp thượng đỉnh này ? Thánh « Têrêsa nhỏ », sinh ở Alençon vào năm 1873 và qua đời 24 năm sau do bệnh ung thư phổi, trong dòng Cát Minh ở Lisieux nơi thánh nữ đã trải qua 9 năm.
Vào dịp kỷ niệm 150 năm ngày sinh của thánh nữ mà Unesco sẽ vinh danh « hình ảnh phổ quát và đại sứ của nước Pháp » này. Quả thế, cứ hai năm một lần, Unesco sẽ đưa ra một danh sách những nhân vật trên khắp thế giới đã hoạt động vì hòa bình, khoa học hay giáo dục, những giá trị mà Unesco bảo vệ. Người ta sẽ nói về « biennale », dánh sách mới hai năm một lần.
Những sự kiện ở Pháp và nước ngoài
Theo đề nghị của đền thánh Lisieux, và với sự ủng hộ của Bỉ và ý, Pháp đã chọn giới thiệu thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Pháp cũng đã đề nghị Gustave Eiffel, qua đời năm 1923. Sau một tiến trình chọn lựa nội bộ, Unesco đã giữ lại thánh nữ Têrêsa Lisieux để đưa vào dành sách chung cuộc các ngày lễ kỷ niệm được cử hành năm 2022-2023.
Nếu nghi thức vào ngày 4/12 ghi dấu việc điền tên chính thức của thánh nữ vào danh sách này, thì những sự kiện khác sẽ được tổ chức trong hai năm sắp đến để vinh danh thánh nữ, ở Pháp cũng như ở nước ngoài.
« Việc kỷ niệm này sẽ mang lại tầm nhìn và công lý lớn hơn cho những người nữ, qua hành động của họ, đã cổ võ những giá trị của hòa bình », người ta đọc thấy như thế trong bài giới thiệu của ủy ban điều hành của Unesco. Cũng là một cách thức đối với Unesco làm nổi bật, qua một nhân vật đại chúng, « vai trò của phụ nữ nơi các tôn giáo trong cuộc đấu tranh chống lại nghèo đói và thăng tiến việc hòa nhập ».
« Một ngôn ngữ vượt qua các biên giới »
Đối với cha Olivier Ruffray, giám đốc đền thánh Lisieux, việc công nhận này « mở ra những viễn cảnh mới cho việc truyền bá thông điệp về sự sống, hòa bình và tình yêu của thánh nữ ». Cho đến tận « những hòn đảo xa xôi nhất », theo kiểu nói của thánh nữ, vốn vang vọng lại « những vùng ngoại vi » rất thân thiết của Đức Phanxicô.
Cha Thierry Hénault-Morel, Giám đốc đền thánh Louis và Zélie Martin ở Alençon, xác nhận : « Được biết đến trên toàn thế giới, thánh Têrêsa, nhờ những tác phẩm và chứng tá của mình, đã đóng góp vào việc thăng tiến những giá trị phổ quát. Qua phẩm chất và chiều sâu của cuộc sống của mình, thánh nữ nói một ngôn ngữ vượt qua các biên giới, ngôn ngữ về Tình Yêu ».
Ngoài sự tỏa sáng của các tác phẩm của mình (như « Chuyện một tâm hồn » đã được phổ biến trong 80 nước), thánh nữ đã được tôn phong là tiến sĩ Hội Thánh vào năm 1997 và được vinh danh trên toàn thế giới trong những năm vừa qua. Đặc biệt nơi các nước bị chia xé bởi bạo lực và xung đột như ở Côlômbia, Irắc, Phi Luật Tân…
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: các thánh-nhân vật
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM