THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
Trong buổi tiếp kiến vào thứ Tư, ngày 18 tháng 12, Đức Phanxicô đã cầu nguyện trước thánh tích của thánh Têrêsa. Đây là cơ hội để đền thánh Lisieux đi cùng với hòm đựng thánh tích hành hương đến Rôma theo bước chân của vị thánh bảo trợ của họ mà, vào tháng 11 năm 1887, đã đến xin Đức Lêo XIII cho phép được vào Dòng Cát Minh. Đức Phanxicô đã gửi lời chào đặc biệt đến những người hành hương này.
Đức Phanxicô trước thánh tích của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
“Tôi chào các tín hữu đi cùng thánh tích của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong buổi tiếp kiến hôm Thứ Tư tuần này. Việc Đức Thánh Cha chiêm niệm trước thánh tích là giây phút được chờ đợi bởi những người hành hương đến từ Lisieux này.
Một “thông điệp tuyệt vời về niềm hy vọng”
Đền thánh Lisieux vui mừng theo bước chân của Thánh Thérèse 137 năm sau khi thánh nữ đến Rôma. “Thật là một thông điệp tuyệt vời về niềm hy vọng khi lặp lại cuộc hành trình này với thánh tích của vị thánh vĩ đại nhất của thời hiện đại”, đền thánh tuyên bố trên trang web của mình. Hòm đựng thánh tích của Têrêsa thành Lisieux sẽ được đặt trong nhà thờ Trinité-des-Monts nhìn ra quảng trường Tây Ban Nha. Thánh tích sẽ ở đó trong suốt năm thánh sắp tới.
Đức Thánh Cha tuyên bố: “Chúng ta phải tiếp tục thắp sáng ngọn lửa hy vọng đã được trao cho chúng ta và làm mọi sự để mỗi người tìm được sức mạnh và sự chắc chắn để nhìn về tương lai với một tâm trí cởi mở, một trái tim tin tưởng và một trí thông minh sáng suốt”. Đức Phanxicô đã nói như thế trong lá thư nhân Năm Thánh 2025. Niềm hy vọng này là di sản của những giáo huấn tâm linh của các chứng nhân hy vọng trong quá khứ, như Thánh Têrêsa, để nuôi dưỡng về mặt thiêng liêng cho các tín hữu trên toàn thế giới. Những tín hữu này được mong đợi trong suốt Năm Thánh thông qua các sự kiện khác nhau được tổ chức. Giáo xứ Trinité-des-Monts sẽ làm chứng cho “người hành hương hy vọng” là thánh nữ của Lisieux.
Đức Thánh Cha và thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Ngay vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Đức Thánh Cha đã yêu cầu sự hiện diện của thánh tích của thánh nữ cũng như của cha mẹ thánh nữ khi ngài tiếp tục loạt bài giáo lý về lòng nhiệt thành truyền giáo. Ngài nói : “Thánh nữ chấp nhận mọi thứ bằng tình yêu, bằng sự kiên nhẫn, phó dâng, đồng thời với bệnh tật, những phán xét và hiểu lầm của mình.”
Vài tháng sau, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến hình ảnh Thánh Têrêsa thành Lisieux. Thật vậy, trong tông huấn có tựa đề “C’est la confiance”, được xuất bản nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của thánh nữ. Đức Thánh Cha giải thích rằng thánh Têrêsa loan báo Tin Mừng bằng sức hấp dẫn hơn là bằng chiêu dụ tín đồ. Theo Đức Thánh Cha, cách tiếp cận này cho thấy tình yêu và đức tin có thể chạm đến trái tim mà không ép buộc. Khi chôn cất thánh nữ, chỉ có 50 người có mặt, trong khi hơn 50.000 tín hữu đã tham dự lễ phong thánh cho thánh nữ vào năm 1925. Điều này chứng tỏ “giá trị phi thường của lời chứng của thánh nữ và tính độc đáo của linh đạo Tin Mừng của thánh nữ”, Đức Phanxicô lưu ý như thế trong Tông huấn của ngài.
Khi Năm Thánh đến gần, Đức Thánh Cha muốn liên kết các nhà thờ khác nhau ở Rôma với các nữ thánh được tôn xưng là thánh bảo trợ và tiến sĩ của Giáo hội. Đây là lý do tại sao nhà thờ Trinité-des-Monts đã nhận được thánh tích của thánh Têrêsa vào thứ Tư 18/12/2024 và sẽ được dâng kính cho thánh nữ trong năm nay. Trong buổi tiếp kiến vào tháng 6 năm 2023, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh rằng “các nhà thừa sai, mà Têrêsa là quan thầy, không chỉ là những người trải qua những chặng đường xa xôi, học những ngôn ngữ mới, làm những việc tốt và có khiếu loan báo; không, nhà thừa sai cũng là người sống ở nơi mình ở như một khí cụ của tình yêu Thiên Chúa.” Đối với Đức Phanxicô, đây cũng chính là ý nghĩa của việc trở thành người hành hương hy vọng theo hình ảnh thánh Têrêsa thành Lisieux.
Tý Linh
(theo Vianney Gilliot – Vatican News)
Tags: Audience, các thánh-nhân vật, năm thánh 2025, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV NGÀY 9/5/2025
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?