THÁNH TÔMA AQUINÔ, NGƯỜI BẢO VỆ PHẨM GIÁ VÀ SỰ THỐNG NHẤT CỦA NHÂN VỊ
Nhân dịp kỷ niệm 750 năm ngày mất của thánh Tôma Aquinô, Hàn lâm viên Khoa học Xã hội của Tòa Thánh đã tổ chức một hội thảo về chủ đề: “Hữu thể học xã hội và quyền tự nhiên của Thánh Tôma Aquinô trong tương lai. Các viễn cảnh cho và từ khoa học xã hội”. Trong sứ điệp nhân dịp này, Đức Phanxicô đã nhắc lại học thuyết của thánh Tôma, người “xây dựng sự hiểu biết của ngài về phẩm giá con người và những đòi hỏi của một “hữu thể học xã hội” dựa trên bản tính con người”.
Khởi đầu sứ điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô trước tiên bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Hàn lâm viện Khoa học Xã hội của Tòa Thánh vì đã chọn tổ chức lễ kỷ niệm 750 năm ngày mất của thánh Tôma Aquinô bằng cách tài trợ một hội thảo về chủ đề: “Hữu thể học xã hội và quyền tự nhiên của Thánh Tôma Aquinô trong tương lai. Các viễn cảnh cho và từ khoa học xã hội”.
Sự dung hòa giữa triết học và thần học
Đức Thánh Cha nhắc lại : “Thánh Tôma đã không trau dồi các ngành khoa học xã hội như chúng ta hiểu ngày nay, việc nghiên cứu chặt chẽ của ngài về ý nghĩa triết học và thần học của dữ liệu Thánh Kinh có thể được coi là đã góp phần mở đường cho sự phát triển của các ngành khoa học hiện đại này”. Đối với ngài, tác phẩm của thánh Tôma thể hiện cả “sự dấn thân của ngài trong việc hiểu Lời mặc khải của Thiên Chúa trong mọi chiều kích của nó và, đồng thời, sự cởi mở đáng kể của ngài đối với mọi chân lý mà lý trí con người có thể tiếp cận được”. Đức Thánh Cha khẳng định rằng “thánh tiến sĩ thiên thần đã xác tín cách sâu xa rằng Thiên Chúa là sự thật và là ánh sáng soi sáng mọi hiểu biết”. Theo nghĩa này, “không thể có mâu thuẫn cơ bản giữa chân lý được mặc khải và chân lý được lý trí khám phá”. Trọng tâm của sự hiểu biết của thánh nhân về mối quan hệ giữa “đức tin và lý trí” là niềm xác tín của ngài vào sức mạnh của “ân huệ thần linh để chữa lành bản tính con người bị suy yếu bởi tội lỗi và để nâng cao tinh thần thông qua việc tham dự vào sự hiểu biết và tình yêu của Thiên Chúa“, và do đó để cho phép chúng ta “hiểu và sắp xếp cuộc sống của mình với tư cách cá nhân và xã hội”.
Tiếp tục, Đức Thánh Cha giải thích rằng các khoa học xã hội đương đại đề cập các vấn đề về con người và việc theo đuổi sự phát triển con người thông qua nhiều cách tiếp cận và phương pháp khác nhau vốn phải “dựa trên thực tại và phẩm giá không thể giản lược của con người”. Thánh Tôma “đã có thể kín múc trong một di sản triết học phong phú mà ngài đã giải thích dưới ánh sáng Tin Mừng, với mục đích khẳng định rằng con người, với tư cách là “điều cao quý nhất trong toàn thể vũ trụ” là trụ cột của trật tự xã hội”. Thánh tiến sĩ thiên thần bảo vệ một học thuyết theo đó, “được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa duy nhất, các cá nhân, thông qua các mối tương quan cá vị và liên vị, nhằm để sống, tăng trưởng và phát triển trong cộng đồng”, mục đích là “kiếm được, thông qua công việc chân tay và thể chất của họ, được soi sáng bởi ánh sáng trí tuệ và sức mạnh ý chí của họ, những của cải vật chất và tinh thần cần thiết cho phúc lợi và hạnh phúc của họ”.
Thánh Tôma Aquinô và quan niệm về con người
Đức Thánh Cha nhắc lại : dựa trên các nguyên tắc đã được Aristote thiết lập, thánh Tôma Aquinô khẳng định rằng “của cải tinh thần đi trước của cải vật chất và công ích của xã hội đi trước lợi ích của các cá nhân, vì con người tự bản chất là một “con vật chính trị””. Mối liên hệ mà ngàiduy trì với các công trình đạo đức và chính trị của các nhà tư tưởng cổ điển vĩ đại được thể hiện rõ trong các bài bình luận của ngài, và được phản ánh đặc biệt trong các câu hỏi ngài dành cho công lý, đặc biệt là trong “Chuyên luận về luật” nổi tiếng của ngài. Điều này làm cho ảnh hưởng của tư tưởng của triết gia-thần học gia này đối với sự hình thành tư tưởng đạo đức và pháp lý hiện đại là không thể phủ nhận, sự phục hồi viễn cảnh triết học và thần học đã nuôi dưỡng công trình của ngài có thể rất hứa hẹn cho “sự suy tư có kỷ luật của chúng ta về các vấn đề xã hội cấp bách của thời đại chúng ta”.
Con người, một hữu thể có khả năng phân biệt cái thật và cái giả
Thánh Tôma Aquinô bảo vệ phẩm giá nội tại và sự thống nhất nội tại của nhân vị, vốn vừa thuộc về thế giới vật chất nhờ thể xác, vừa thuộc về thế giới tâm linh nhờ linh hồn có lý trí, “một thụ tạo có khả năng phân biệt cái thất với cái giả trên cơ sở nguyên tắc không mâu thuẫn, nhưng còn có khả năng phân định thiện và ác”. Khả năng bẩm sinh phân định và ra lệnh hoặc sắp xếp các hành động hướng tới mục đích tối hậu thông qua tình yêu, theo truyền thống được gọi là “luật tự nhiên“, “không gì khác hơn là ánh sáng trí tuệ được Thiên Chúa truyền vào chúng ta“, một ánh sáng được “Thiên Chúa ban cho công trình tạo dựng“.
Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta khám phá lại việc xem xét “khuynh hướng tự nhiên muốn biết sự thật về Thiên Chúa và sống trong xã hội” để định hướng “tư tưởng và các chính sách xã hội theo cách thúc đẩy, thay vì cản trở, sự phát triển con người đích thực của các cá nhân và các dân tộc”. Ngài giải thích, niềm tin của thánh Tôma vào một luật tự nhiên được khắc sâu trong trái tim con người có thể “mang lại những viễn cảnh mới và quý giá cho thế giới toàn cầu hóa của chúng ta, đang bị thống trị bởi chủ nghĩa thực chứng pháp lý và khoa giải nghi học”, ngay cả khi nó tiếp tục “tìm kiếm những nền tảng vững chắc cho một trật tự xã hội công bằng và nhân bản”.
Đối với Đức Thánh Cha, nếu thánh Tôma Aquinô xây dựng “sự hiểu biết của ngài về phẩm giá con người và các đòi hỏi của một ‘hữu thể học xã hội’ về bản tính con người”, thì thánh nhân nhất thiết phải nói thêm rằng “bản tính con người của chúng ta, bị tổn thương bởi tội lỗi, được chữa lành và nâng cao nhờ ân sủng, hoa trái của ơn cứu chuộc do Chúa Kitô thực hiện”. Một xác tín đã được tái khẳng định trong thời đại chúng ta qua giáo huấn của Công đồng Vatican II, đó là: “Chúa Kitô, là Ađam mới, khi mạc khải mầu nhiệm Chúa Cha và tình yêu của Ngài, cũng mạc khải con người một cách đầy đủ cho chính nó và biểu lộ cho nó ơn gọi cao nhất của nó”.
Trực giác của Thánh Tôma về việc tuôn đổ ân sủng cứu chuộc và về các phương tiện khác nhau mà ân sủng này được thông truyền để “xây dựng thân xác có những hàm ý phong phú trong việc hiểu được sự năng động của một trật tự xã hội vững chắc dựa trên sự hòa giải, liên đới, công bằng và chăm sóc lẫn nhau”.
Tìm ý nghĩa của việc phục vụ trong Bữa Tiệc Ly
Đức Thánh Cha giải thích : “Trong những năm triều đại giáo hoàng này, tôi đã cố gắng ưu tiên cử chỉ rửa chân, theo gương Chúa Giêsu, Đấng, trong Bữa Tiệc Ly, đã cởi áo choàng và rửa chân cho từng môn đệ một”. Đối với ngài, việc rửa chân là “một biểu tượng hùng hồn của các Mối Phúc Thật được Chúa công bố trong Bài giảng trên núi và sự thể hiện cụ thể của chúng trong các công việc của lòng thương xót”. Theo nghĩa này, như thánh nhân dạy, qua hành động phi thường này, Chúa Kitô “đã cho thấy tất cả những công việc của lòng thương xót”.
Đức Thánh Cha mời gọi các thành viên của Hàn lâm viên Khoa học xã hội của Tòa Thánh hãy tận dụng di sản phong phú về tư tưởng tôn giáo, đạo đức và xã hội do thánh Tôma Aquinô để lại cho chúng ta, để “tìm thấy nguồn cảm hứng và sự soi sáng cho những đóng góp của chính các bạn cho các ngành khoa học xã hội khác nhau, đồng thời tôn trọng các phương pháp và mục tiêu riêng của chúng”. Đức Phanxicô đảm bảo cầu nguyện để mỗi người, “trong công việc và trong cuộc sống của mình, tìm thấy sự hoàn thành trong sự dấn thân chung của chúng ta nhằm đóng góp cho một tương lai huynh đệ, công lý và hòa bình cho tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại của chúng ta”.
Tý Linh
(theo Jacques Ngol, SJ, Vatican News)
—————————————————————-
Xem các bài trước đây về thánh Tôma Aquinô:
+ TÁI KHÁM PHÁ MỘT BẬC THẦY TRONG VIỆC TÌM KIẾM SỰ THẬT: THÁNH TÔMA AQUINÔ
+ ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐỪNG GIẢM THIỂU TƯ TƯỞNG SÁNG NGỜI CỦA THÁNH TÔMA
+ ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐỪNG GIẢM THIỂU TƯ TƯỞNG SÁNG NGỜI CỦA THÁNH TÔMA
Tags: các thánh-nhân vật, Nhân-phẩm, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS