THẬP GIÁ ĐỨC KITÔ LÀ CHÓP ĐỈNH TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA
“Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy Chúa; chúng con chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng cây Thập giá mà cứu chuộc thế gian.”
Hôm nay (ngày 14 tháng 9) Giáo Hội Công Giáo La Mã mừng kính lễ suy tôn Thánh Giá, vì chính nhờ vào thánh giá Chúa mà nhân loại đã được cứu rỗi, bởi lẽ đó, mà tôi muốn cùng với tất cả anh chị em chúng ta cùng nhau tìm hiểu về mầu nhiệm thập giá của Đức Giêsu Kitô qua các bài đọc mà chúng ta sử dụng để cử hành thánh lễ hôm nay.
Trong bài đọc một, chúng ta được kể lại sự kiện dân Do Thái đã lên tiếng kêu trách Thiên Chúa (TC) và ông Môsê vì đã đưa họ ra khỏi Ai Cập và để cho họ phải chết trong hoang địa. Không bánh ăn, không nước uống, và họ đã ngán thức ăn nhàm chán này là bánh Mana.” Bởi đó Chúa cho rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Họ chạy đến cùng Môsê và thưa rằng: “Chúng tôi đã phạm tội, vì chúng tôi nói những lời phản nghịch Chúa và phản nghịch ông. Xin ông cầu nguyện để Chúa cho chúng tôi khỏi rắn cắn”.
Cho nên Chúa đã phán với ông Môsê rằng: “Ngươi hãy đúc một con rắn đồng và treo nó lên làm dấu; kẻ nào bị rắn cắn mà nhìn lên rắn đồng, thì được sống”. Môsê đúc một con rắn đồng, treo nó lên làm dấu, và kẻ nào bị rắn cắn mà nhìn lên rắn đồng, thì được chữa lành.
Trong bài đọc hai, trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philípphê (2:6-11). Thánh Phaolô đã viết như sau:
“Anh em thân mến, Chúa Giêsu Kitô, tuy là [thân phận] Thiên Chúa, đã không nghĩ phải giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người, với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh quang.”
Rồi trong bài Tin Mừng của Thánh Gioan (3:13-17). Thánh sử Gioan đã xác quyết rằng: “Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời.”
Cho nên chúng ta có thể nhìn thấy một cách rõ ràng sự móc nối rất đặc biệt giữa ba bài đọc trong thánh lễ Suy Tôn Thánh Giá hôm nay và có thể nói cả ba bài đọc đều xoay quanh một chủ đề, đó chính là nhờ vào cây thập giá và cái chết của Đức Giêsu Kitô mà toàn thể nhân loại và vũ trụ này đã được đón nhận hồng ân cứu độ và giao hòa với Thiên Chúa, sau khi loài người đã phạm tội và đáng hưởng án phạt muôn đời.
Thánh Phaolô đã từng suy tư về mầu nhiệm thập giá và Ngài đã nhiều lần hùng hồn tuyên bố rằng: Thập giá chính là cao điểm của tình yêu TC dành cho con người. Mỗi khi chúng ta nhìn lên cây thập giá, chúng ta có thể khám phá ra mọi chiều kích tình yêu mà TC muốn bày tỏ cho con người, từ chiều cao đến chiều rộng và chiều sâu của tình yêu TC đã được mặc khải nơi cái chết của Đức Giêsu Kitô. Nói tóm lại, nếu chúng ta muốn biết TC yêu thương con người đến chừng nào thì chúng ta chỉ cần nhìn lên thập giá và nơi đó, chúng ta có thể chiêm ngắm được tất cả mọi chiều kích của tình yêu sâu thẳm mà TC muốn biểu lộ cho con người. Như Thánh Gioan đã viết: “Quả thật, Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người, để tất cả những ai tin vào Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Ga 3:13-17).
Và Chúa Giêsu cũng đã xác định điều ấy: Ta đến để mang lại cho các con sự sống sung mãn và Ta tự hiến mạng sống mình để làm giá chuộc cho muôn người. Ngài cũng khẳng định như sau: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13). Ngang qua đó, chúng ta khám phá và cảm nhận được rằng, không có tình yêu nào có thể cao hơn hoặc có thể so sánh hay đặt ngang hàng với “tình yêu tự hiến”, nghĩa là tình yêu tự nguyện cho đi, ngay cả mạng sống của chính mình để mưu cầu sự hạnh phúc và sự giải thoát trọn vẹn và đích thực cho người mình yêu. Chúa Giêsu đã thực hiện điều này đối với chúng ta ngang qua cái chết ô nhục trên cây thập giá, và nhờ vào cái chết bi thương ấy mà toàn thể nhân loại đã được đổi mới và cứu chuộc, bằng biến cố sống lại và phục sinh của Người. Vì chính Đức Giêsu đã bằng lòng vâng phục thánh ý của Thiên Chúa Cha cho đến hơi thở cuối cùng, vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh quang. (Phil 2: 8-11).
Mầu nhiệm thập giá của Ðức Giêsu Kitô cũng chính là thực tại của đời sống của mỗi người Kitô hữu chúng ta, chính vì lý do đó mà chính Chúa Giêsu đã nói: “Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mỗi ngày mà theo Thầy.” (Mt 16:24), hoặc “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. (Mt 10:38). Như vậy, thập giá luôn luôn dính liền với người môn đệ và với những ai muốn đi theo Chúa Giêsu Kitô. Thập giá chính là căn tính của người môn đệ và là tước hiệu của họ. Người nào muốn trở thành môn đệ của Đức Kitô mà không muốn vác thập giá của mình thì như chính Chúa Giêsu đã tuyên bố: Kẻ đó không xứng đáng là người môn đệ của Ngài. Cho nên, chúng ta có thể mạnh dạn để tuyên xưng rằng: Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô là người luôn mang trên mình thập giá của Đức Kitô và thập giá ấy chính là biểu tượng hay hiện thân của tình yêu mà chúng ta dành cho vị Thầy yêu dấu của chúng ta.
Cầu xin cho mỗi người trong chúng ta, dù ở bất kỳ địa vị nào trong Giáo hội hay trong xã hội, hoặc trong bất kỳ bậc sống nào đi chăng nữa, nếu đã tự nhận mình là người Kitô hữu hay là người môn đệ của Chúa Giêsu, thì xin cho chúng ta luôn biết yêu mến cây thập giá của đời mình, vì chính qua cây thập giá ấy mà chúng ta được liên kết với cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô và trở nên người môn đệ đích thực của Ngài.
Xin cho chúng ta hiểu thấu và cảm nhận một cách sâu sắc mầu nhiệm thập giá, cũng là mầu nhiệm tình yêu cứu độ, để mỗi khi phải đương đầu với những đau khổ của bản thân, từ thể xác cho đến tinh thần, những thất bại trong cuộc sống, những trái ngang của tình cảm và những khủng hoảng làm cho ta thất vọng và muốn buông xuôi và bỏ cuộc, thì xin sức mạnh của mầu nhiệm thập giá giúp cho chúng ta vượt qua tất cả, vì chính Chúa Giêsu đã chiến thắng tất cả và ban sức mạnh cho những ai muốn dấn thân nối bước theo Ngài.
Mercy Center, Colorado Springs
Thứ Tư, ngày 14 tháng 9 năm 2022.
Mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá
Lm. Trần Mạnh Hùng
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- NGƯỜI HÀNH HƯƠNG TRÚT BỎ NHỮNG GÌ THỪA THÃI VÀ TIẾN BƯỚC HƯỚNG TỚI NIỀM HY VỌNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 12. « CHÚA THÁNH THẦN CHUYỂN CẦU CHO CHÚNG TA ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ TƯỞNG NHỚ CÁC HỒNG Y VÀ GIÁM MỤC ĐÃ QUA ĐỜI