THĐ MỞ RA CON ĐƯỜNG PHÂN ĐỊNH ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI LY DỊ TÁI HÔN
Không thay đổi giáo thuyết, nhưng văn kiện chung cuộc, được các Nghị Phụ THĐ Giám mục về gia đình thông qua, đã để mở khả năng cho người ly dị tái hôn được lãnh nhận các bí tích sau một cuộc phân định được đồng hành và theo những tiêu chí.
THĐ đã thỉnh cầu Đức Thánh Cha Phanxicô một văn kiện về gia đình và đức Phanxicô cũng đã kết thúc THĐ bằng một diễn văn hướng đến lòng thương xót.
THĐ đã kết thúc các buổi làm việc của mình bằng cách thông qua một bản văn cởi mở hơn cả mong đợi.
Sau ba tuần bàn luận đôi khi mãnh liệt giữa các Giám mục, mà điểm nhấn nằm ở việc mạnh mẽ nhắc lại giáo thuyết, và cũng là những người đã mời gọi liên kết với các gia đình như họ là, bản báo cáo quân bình này có một từ chủ chốt: phân định. “Gần gũi với gia đình như là người bạn đồng hành có nghĩa là, đối với Giáo Hội, đảm nhận một thái độ phân định khôn ngoan: đôi khi, cần thiết là ở bên cạnh và lắng nghe trong thinh lặng; trong những trường hợp khác, chúng ta phải đi trước để chỉ ra con đường phải trải qua; trong những trường hợp khác nữa, thật thích hợp là phải dõi theo, nâng đỡ và khích lệ”.
Điều này cũng ngụ ý việc đào tạo các linh mục, tu sĩ và giáo dân có được một “nghệ thuật đồng hành”. Và vì thế, có những trung tâm chuyên biệt nơi họ học biết “săn sóc mỗi gia đình, bằng một sự quan tâm đặc biệt với những gia đình khó khăn”. Tính cấp bách của một thừa tác vụ dành cho những người mà mối tương quan hôn nhân của họ đã bị phá vỡ, được nhấn mạnh.
Hành trình phân định
Các Nghị Phụ đã bỏ phiếu một văn kiện chung cuộc, vốn mở ra cho Đức Thánh Cha khả năng về người ly dị tái hôn được lãnh nhận các bí tích sau một hành trình phân định được đồng hành bởi một linh mục. Tuy nhiên, việc biên soạn đoạn gây tranh luận nhất của văn kiện dài 33 trang này vẫn thận trọng đủ và sẽ có thể có những giải thích ít nhiêu rộng hơn. “ Việc trao đổi với một linh mục, ở tòa trong, giúp vào việc đào tạo một phán đoán đúng đắn về những gì gây ngăn trở cho khả năng của một sự tham dự trọn vẹn hơn vào đời sống của Giáo Hội và về những bước mà có thể tạo điều kiện cho sự tham dự đó và làm cho nó tăng trưởng”, các Nghị Phụ đã chỉ ra như thế liên quan đến việc đồng hành phân định này, mà không nói rõ “điều gì gây ngăn trở”. Hành trình “sẽ không bao giờ có thể bỏ qua những đòi hỏi của chân lý và bác ái của Tin Mừng”.
Bản văn liệt kê những tiêu chí để thực hiện một cuộc “kiểm điểm lương tâm” với một linh mục và lam một “phân định mục vụ” khởi từ Tông huấn Familiaris consortio của đức Gioan Phaolô II năm 1984. Nó cũng nêu rõ rằng “những hậu quả của các hành vi không nhất thiết là thế trong tất cả các trường hợp”.
Đoạn về phân định này đã được thông qua chỉ với 178 phiếu, tức là khá sít sao hai phần ba để nó được hợp thức hóa bởi 265 Nghị Phụ (vượt quá quy định một phiếu).
Vả lại, bản văn cuối cùng mở ra con đường rửa tội cho các dự tòng tái hôn mà trước đó đã ly dị trong cuộc hôn nhân dân sự đầu tiên (số 75) “ở một thời kỳ mà ít ra một trong hai phối ngẫu không biết đến đức tin Kitô giáo”. Giáo Hội nhìn nhận ở cuộc hôn nhân đầu tiên này tính bất khả phân của hôn nhân bí tích giữa hai người đã chịu phép rửa, nhưng cho tới lúc đó họ không được tiếp xúc. “Các Giám mục được mời gọi thực thi, trong trường hợp này, một phân định mục vụ tương xứng với thiện ích thiêng liêng của họ” “Chúng ta nhìn nhận rằng Chúa Thánh Thần đã đến tìm kiếm họ ở đâu họ là. Ta có thể kháng cự lại Chúa Thánh Thần không?”, Đức cha Pontier, Tổng Giám mục Marseille và cũng là Chủ tịch HĐGM Pháp, đã giải thích với báo La Croix như thế và đồng thời ủng hộ đề nghị này.
Ngôn ngữ gợi nhớ lại Vatican II
Bên kia vấn đề này, văn kiện chung cuộc thể hiện một ngôn ngữ không đặt trọng tâm trên việc nhắc lại luật lệ – Giáo Hội không từ bỏ loan báo niềm vui và vẻ đẹp của hôn nhân – nhưng hướng cái nhìn trắc ẩn đến các hoàn cảnh gia đình, bao gồm cả các gia đình bất quy tắc. Ngôn ngữ này nhắc nhớ lại cái nhìn của Vatican II và nhất là Hiến chế Gaudium et Spes, khi nó nhấn mạnh rằng những niềm vui và hy vọng, những đau khổ và lo lắng của mỗi gia đình cũng là niềm vui và hy vọng, đau khổ và lo lắng của Giáo Hội. Bản văn đề cập đến các hoàn cảnh gia đình di dân, bị chia ly và đang chịu những cuộc xung đột và vẫn còn bạo lực chống lại người phụ nữ.
Bản văn cũng đề cập đến đồng tính luyến ái, nhưng chỉ dưới khía cạnh các gia đình đang đối diện với hoàn cảnh này. Nó cũng nhắc lại phẩm giá của những người đồng tính và loại bỏ một sự phân biệt kỳ thị bất công.
Thỉnh cầu Đức Thánh Cha một văn kiện về gia đình
Toàn bộ 94 đoạn đã nhận được đa số phiếu cần thiết hai phần ba, trái với văn kiện chung kết của năm trước trong đó 3 đoạn đã không được đón nhận.
Các Nghị Phụ kết thúc văn kiện bằng một thỉnh cầu Đức Thánh Cha ban cho Giáo Hội “một văn kiện về gia đình”, mở ra cho ngài những hạn định để nêu rõ những điều kiện cho người ly dị tái hôn được lãnh nhận các bí tích.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc ba tuần làm việc của THĐ bằng một diễn văn mạnh mẽ, hướng đến lòng thương xót. Ngài nói: “Những người bảo vệ giáo thuyết đích thực không phải là những người bảo vệ mặt chữ nhưng là tinh thần; không phải là các ý tưởng, nhưng là những con người; không phải là những công thức nhưng là tính nhưng không của tình yêu Thiên Chúa và ơn tha thứ của Ngài”. “Bổn phận đầu tiên của Giáo Hội không phải là phân phát các kết án hay những vạ tuyệt thông nhưng là loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa”.
Trước những khác biệt đáng kể giữa các giám mục và các hoàn cảnh các gia đình theo châu lục, ngài đã mời gọi “hội nhập văn hóa”: “Hội nhập văn hóa không làm suy yếu các giá trị đích thực”.
Trong diễn văn này, đức Phanxicô đã trở lại với những việc xảy ra đã điểm xuyến THĐ này, cáo buộc “những phương pháp đôi khi không có khoan dung chút nào”. Một quy chiếu mặc nhiên đến lá thư được phổ biến của các Hồng y nghi ngờ về sự điều hành các công việc của ngài.
Tý Linh
theo La Croix
Nhận xét của Tý Linh : Việc mở ra cho Đức Thánh Cha khả năng cho người ly dị tái hôn với những điều kiện nào đó, theo từng trường hợp được đồng hành bởi một linh mục hay bởi Giám mục, thực ra chỉ là một biến thể của đề nghị của ĐHY W. Kasper.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ