THĐ VỀ TƯƠNG LAI CỦA GIÁO HỘI : DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ CHO THẤY ĐIỀU GÌ ?
Vatican đã công bố hôm 7/7/2023 tên của 363 thành viên của Đại hội khoáng đại của THĐ Giám mục, sẽ nhóm họp tại Rôma vào tháng Mười. Hai Đức Cha của Việt Nam cũng có mặt trong danh sách này.
Ban thư ký của THĐ công bố danh sách tham dự viên
Một cuộc cách mạng nhỏ qua những con số này. 54 phụ nữ sẽ tham dự Đại hội của Thượng hội đồng Giám mục, tại Rôma, vào tháng Mười, diễn ra trong bốn tuần, để suy nghĩ về tương lai của Giáo hội Công giáo. Và lần đầu tiên trong lịch sử, danh sách các thành viên của giai đoạn mới này của Thượng hội đồng về tính hiệp hành, do Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn, bao gồm các phụ nữ với quyền bỏ phiếu. Họ sẽ có cùng số lượng với các Hồng y. Cả một biểu tượng !
Trong danh sách 363 người này, trước hết có các Giám mục được bầu chọn bởi các đồng sự của mình, ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Có các nhân vật như chủ tịch HĐGM Đức, Đức cha Georg Bätzing, và cả các Đức Hồng y Timothy Dolan (Hoa Kỳ), Giorgio Marengo (Mông Cổ) hay Cristobal Lopez Romero (Marốc).
Những nhân vật gần gũi và xa cách với Đức Thánh Cha Phanxicô
Danh sách các Giám mục được chọn này, cộng thêm những người đứng đầu của Giáo triều Rôma và các đại diện của các Hội đồng Công giáo châu lục, được hoàn thành bởi Đức Thánh Cha, người đã mong muốn bổ nhiệm 50 thành viên với tư cách cá nhân. Đức Thánh Cha đã chọn những người gần với quan điểm của mình, như Đức Hồng y Hollerich (Luxembourg), Tổng thư ký của Thượng hội đồng, hay ĐHY Cupich (Hoa Kỳ), cha Antonio Spadaro, giám đốc tạp chí Dòng Tên La Civilta Cattolica, hay cha James Martin, một linh mục Dòng Tên gần gũi với nhiều hiệp hội của người Công giáo đồng tính luyến ái mà sự hiện diện của ngài đã bắt đầu khơi lên những bình luận.
Nhưng danh sách rất cá nhân này cũng bao gồm những nhân vật hoàn toàn xa cách với Đức Phanxicô, trong đó có các ĐHY Gerhard Muller hay Luis Ladaria, cả hai nguyên là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, hay Đức cha Stefan Oster, Giám mục người xứ Bavarois, là những người bảo vệ tính chính thống giáo lý nghiêm ngặt. Theo dự kiến, Thượng hội đồng sẽ bao gồm hơn một phần tư số người không phải là giám mục : 96 tham dự viên sẽ là giáo dân, tu sĩ nam nữ hay linh mục, nhưng sẽ có quyền bỏ phiếu tương đương với các Giám mục.
Hai Đức Giám mục của Việt Nam sẽ tham dự Đại hội Thượng hội đồng lần này là Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục giáo phận Phan Thiết, và Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục giáo phận Hà Tĩnh.
Một trải nghiệm trước của mật nghị ?
Những người khác cũng sẽ có chỗ trong Thượng hội đồng lần này, trong đó có các cố vấn và khách mời đặc biệt, mà không có quyền bỏ phiếu : Sư huynh Aloïs, tu viện trưởng của cộng đồng Taizé, các thần học gia Dòng Đaminh là Hervé Legrand và Hyacinthe Destivelle, linh mục Dòng Tên Christophe Theobald, Đức Ông Philippe Bordeyne, viện trưởng Học viện Gioan-Phaolô II, và nữ tu Yvonne Reungoat, nguyên bề trên tổng quyền Dòng Salêdiêng nữ.
Đại hội Thượng hội đồng này, vốn được các nhà tổ chức trình bày như một bước tiến tinh thần, sẽ quy tụ 54 Hồng y, tức là gần một nửa số cử tri đoàn của Giáo hoàng tương lai. Một điều dường như mang lại bầu không khí của tiền-mật viện.
Linh đạo và đại kết
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Vatican, Đức Hồng Y Grech nhấn mạnh rằng các đại biểu đã được lựa chọn để tạo ra một “sự hỗn hợp” từ nhiều thành phần khác nhau của Giáo hội.
Cũng trong cuộc họp báo giới thiệu danh sách các tham dự viên này, Đức cha Luis Marín de San Martín, Giám mục người Tây Ban Nha, phó thư ký của Thượng hội đồng, đã nhấn mạnh đến chiều kích thiêng liêng của Thượng hội đồng, đồng thời chỉ ra rằng tất cả những người tham dự sẽ cùng nhau tham dự một khóa tĩnh tâm ba ngày trước đó.
Phó thư ký khác của Thượng Hội đồng, Sơ Nathalie Becquart, lưu ý rằng một trong những điểm trung tâm nổi lên từ các cuộc tham vấn của Thượng hội đồng là tầm quan trọng của việc thu hút những người trẻ tuổi tham gia vào quá trình này. Vì lý do đó, Sơ nói, các nhà tổ chức Thượng hội đồng sẽ có mặt tại Ngày Quốc tế Giới trẻ sắp tới ở Lisbon, nơi họ sẽ có một chỗ đứng.
Sơ Becquart cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chiều kích liên tôn của Đại hội. Sơ đặc biệt nêu bật buổi canh thức cầu nguyện đại kết sẽ được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô, mang tên “Cùng nhau – Quy tụ Dân Thiên Chúa” và do Đức Thánh Cha chủ sự, cùng với các nhà lãnh đạo của nhiều Giáo hội Kitô giáo khác.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix và Vatican News)
Tags: Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS