THẾ VẬN HỘI 2024: MARIE-JOSÉE TA LOU, VẬN ĐỘNG VIÊN CHẠY NƯỚC RÚT, CHẠY “VÌ VINH QUANG THIÊN CHÚA”
Người cầm cờ của đoàn Bờ Biển Ngà, 35 tuổi, vận động viên chạy nước rút Marie-Jo Ta Lou, phó vô địch thế giới nội dung 100 và 200 m năm 2017, mơ ước giành huy chương tại Thế vận hội Olympic Paris. Là một người Công giáo thực hành, cô kể lại chỗ đứng hàng đầu của đức tin trong cuộc đời cô với tư cách là một vận động viên cấp cao.
Hai huy chương bạc tại Giải vô địch điền kinh thế giới 2017 ở London, vận động viên chạy nước rút Marie-Jo Ta Lou là niềm tự hào của Bờ Biển Ngà và lục địa châu Phi. Ở tuổi 35, cô tham gia Thế vận hội Olympic Paris 2024, ở các nội dung 100m, 200m và tiếp sức 4 x 100m để cuối cùng giành được huy chương Olympic đầu tiên. Cô mô tả hành trình thể thao của mình được kết hợp với hành trình tâm linh như thế nào.
Vận động viên từng ba lần về đích dưới chân bục Olympic ở Rio vào năm 2016 và ở Tokyo vào năm 2021, làm chứng: “Nếu tôi ở đây hôm nay, đó là vì Chúa muốn thế. Ngài đã chứng minh điều đó với tôi nhiều lần. Mọi việc tôi làm đều là nhờ ơn Chúa, nhờ tình yêu của Ngài dành cho tôi”. “Tôi bắt đầu chơi thể thao khi còn rất trẻ. Khi lên cấp 3, tôi chơi thể thao khá giỏi. Anh trai tôi là giáo viên thể dục và thể thao. Một số đồng nghiệp của anh ấy nói với anh ấy rằng tôi có những năng khiếu tuyệt vời, đặc biệt là chạy nước rút, và họ khuyên anh ấy nên đăng ký cho tôi vào các trung tâm điền kinh. Nhưng vào thời điểm đó, điền kinh ở Bờ Biển Ngà chưa phát triển lắm.”
Nhân vật thể thao này, người được chỉ định là người mang cờ của phái đoàn Bờ Biển Ngà hai lần: ở Tokyo vào năm 2021 và một lần nữa ở Paris vào năm 2024, kể tiếp: “Ở lớp cuối cấp trung học, tôi may mắn được học cùng lớp với con trai của người sẽ trở thành huấn luyện viên của tôi. Ông khuyến khích tôi tham gia cuộc thi tuyển quốc gia để tìm kiếm tài năng thể thao, nhưng với kỳ thi cuối năm sắp đến, mẹ tôi không muốn tôi bỏ bê việc học vì thể thao. Mẹ tôi không chắc liệu tôi có thể thực sự kiếm sống được nhờ thể thao hay không. Tôi chỉ tập luyện hai lần một tuần. Đôi khi, tôi trốn để tập luyện thêm”. “Sau đó, tôi đến Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2013 để học tập và thể thao. Nhưng mọi thứ không diễn ra như tôi mong muốn và tôi quay trở lại Abidjan.”
“Trước mỗi cuộc thi, tôi xin Chúa ban cho tôi đôi cánh đại bàng”
“Nản lòng”, cô tâm sự rằng cô “đã cầu nguyện rất nhiều với bạn bè”, “lần hạt Mân Côi” và “cầu xin Chúa hướng dẫn mình”. Ít lâu sau, cô nhận được học bổng của Trung tâm Điền kinh Dakar (Senegal): “Tôi nằm trong danh sách chờ và đến phút cuối, một người đã rút lui. Đối với tôi, đó là một phép mầu. Sau đó, tôi không nằm trong số những người giỏi nhất, nhưng Chúa đã ban cho tôi sức mạnh để tiến bộ mỗi năm, phá vỡ kỷ lục của mình và tôi đã được biết đến.”
Năm 2016, bị chấn thương trước Thế vận hội Olympic ở Rio (Brazil), cô vẫn cố gắng tham gia và đứng thứ 4. Cô ghi nhận : “Tôi có thể nói rằng Chúa đã nâng đỡ tôi trong suốt sự nghiệp của mình. Tôi gặp rất nhiều vấn đề về thể chất nhưng điều đó không ngăn cản tôi trở thành một trong những người giỏi nhất”. “Và tôi vẫn còn ở đây, ở tuổi 35, đang ở trạng thái tốt nhất để thi đấu với các vận động viên trẻ hơn. Tôi không chạy vì vinh quang của mình mà vì vinh quang Thiên Chúa. Tất cả những gì tôi cầu xin Chúa trước khi tập luyện hoặc thi đấu là xin Ngài hướng dẫn tôi. Tôi xin Ngài ban cho tôi đôi cánh đại bàng. Nhưng dù kết quả thế nào đi nữa, tôi biết rằng đây chính là điều Chúa muốn dành cho tôi.”
Nhưng niềm tin này đến từ đâu, vốn đồng hành cùng cô trong cuộc đời với tư cách là một vận động viên cấp cao? Theo chân một người bạn, cô bắt đầu đến nhà thờ Công giáo khi cô khoảng mười tuổi và xin rửa tội. Marie-Josée Ta Lou làm chứng: “Nhưng đức tin của tôi không mạnh mẽ như bây giờ. Nhất là với việc chạy nước rút, đặc biệt là sau thời gian ở Trung Quốc, đức tin của tôi trở nên mạnh mẽ hơn. Sau đó tôi bắt đầu dành nhiều thời gian với Chúa hơn trước. Tôi bắt đầu lần hạt và suy niệm. Tôi là thành viên của một cộng đồng, Bộ chuyển cầu Công giáo cho Bờ Biển Ngà. Trong phong trào này, tôi có một người đồng hành thiêng liêng mà tôi thường xuyên liên lạc.” Một niềm tin rằng cô cũng sống với bạn bè của mình – không phải tất cả đều là Công giáo – và với chồng cô, một đức tin được truyền cảm hứng từ Mẹ Têrêsa, cha thánh Piô hay thánh Rita.
Sự hỗ trợ từ khắp châu Phi
“Trong thời gian Thế vận hội Olympic, tôi dự định tận dụng những sáng kiến có thể cho phép tôi có được sự đồng hành thiêng liêng. Ở Paris, đây là lần thứ ba tôi tham gia Thế vận hội. Đối với tôi, được vượt qua vòng loại là một đặc ân và một ân sủng,” vận động viên chạy nước rút người Bờ Biển Ngà, người đã quen với việc cầm cự trước các đối thủ người Mỹ hoặc Jamaica, nhấn mạnh. “Hơn nữa, nó sẽ diễn ra ở Paris: nó giống như ở nhà tôi, như thể tôi đang chạy trước công chúng của mình. Còn tuyệt vời hơn nữa: Tôi sẽ nhận được sự ủng hộ của toàn thể Châu Phi”.
Tý Linh
(theo Lucie Sarr, nhật báo La Croix)
Tags: sport
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG