THÔNG ĐIỆP VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ KHƠI LÊN CUỘC TRANH LUẬN TẠI HOA KỲ

Written by xbvn on Tháng Sáu 18th, 2015. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Thông điệp « Laudato si’ », sẽ được phổ biến hôm nay 18/6, đã khơi lên những phản ứng cách riêng nơi những người theo đảng Cộng hòa. Nhưng Giáo Hội cũng đã lường trước những phản ứng như thế.

Giám đốc điều hành Mạng Lưới Hành Động Phanxicô, Patrick Carolan, sẽ được mời đến Nhà Trắng ngày 19/6 để giới thiệu Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô về môi trường cho các cố vấn của Tổng thống Obama. Ông cũng là đồng sáng lập viên Phong Trào Công Giáo Toàn Cầu, một mạng lưới quốc tế các tổ chức Công giáo chuyên về khủng hoảng khí hậu.

« Tôi chưa bao giờ thấy nhiều quan tâm và tiếng đồn như thế trước khi phổ biến một bản văn giáo hoàng ! », Carolan ghi nhận.

Khí hậu, một chủ đề gây chia rẽ

Việc bảo vệ môi trường là một chủ đề cực kỳ gây chia rẽ ở Hoa Kỳ và khơi lên nhiều phản ứng từ phía đảng Cộng hòa, bao gồm cả người Công giáo. Một số người phủ nhận việc hành tinh đang nóng lên, một số khác phản đối rằng hành động của con người gây ra điều gì ở đó và từ chối mọi luật lệ nhắm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, với lý do là nó ngăn chặn sự tăng trưởng.

Đối với một số khác nữa, những người bảo vệ sự sống, bao gồm nguyên nhân sinh thái học cuối cùng là ủng hộ chính những người đó mà, cho rằng nguyên nhân là hành động của con người, muốn cổ võ việc điều hòa sinh sản…

Không chính trị hóa một vấn đề luân lý

Bối rối bởi  việc Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến việc bảo vệ môi trường – và những đoạn văn của Thông điệp bị báo chí (Ý) tiết lộ tuần vừa rồi  bất chấp lệnh cấm của Vatican, vốn không chấp nhận những biện minh của các Kitô hữu bảo thủ để khai thác hành tinh nhân danh « sự thống trị » mà Thiên Chúa đã ban cho con người trong sách Khởi Nguyên -, một số người đã viện đến sự tự do mà mỗi người Công giáo phải theo tiếng lương tâm của mình để khẳng định rằng không bó buộc lắng nghe Đức Giáo Hoàng về vấn đề này.

Biểu hiện của sự kháng cự này là Rick Santorum, một người Công giáo theo đảng Cộng hòa, ứng viên hàng đầu của đảng bảo thủ cho cuộc bẩu cử tổng thống năm 2016, đã nhận xét hôm 7/6/2015 trên Foxnews rằng Đức Thánh Cha không nên nói về việc thay đổi khí hậu, nhưng để « khoa học cho các nhà khoa học » và chuyên tâm cho thần học và luân lý. Nhưng đối với người Côn giáo Hoa Kỳ dấn thân trong lãnh vực sinh thái học này, vấn đề là đừng chính trị hóa vấn đề và cho thấy rằng trước hết nó hoàn toàn là vấn đề luân lý.

Sự nổi tiếng của Đức Thánh Cha Phanxicô để thay đổi các não trạng

Chính theo nghĩa này là Mạng Lưới Hành Động Phanxicô đã dự kiến, sau việc phổ biến Thông điệp, một loạt những cuộc gặp gỡ với những người theo đảng  Cộng hòa ở Quốc Hội để làm cho họ nhạy cảm với những vấn đề luân lý về sinh thái học.

Kitô hữu hay không, các mạng lưới sinh thái học hy vọng vào uy tín của Đức Thánh Cha Phanxicô, mà danh tiếng của ngài rất cao (70% người Hoa Kỳ ủng hộ ngài, trong đó có 9 người Công giáo trên 10, theo các cuộc thăm dò) để làm thay đổi các não trạng.

Carolan cho biết : « Các tổ chức như World Wildlife Federation mà chung tôi làm việc với họ cách chặt chẽ đã thúc chúng tôi để hiểu thế nào là một thông điệp và làm thế nào để chuyển tải sứ điệp của nó ».

Theo một thăm do của Trung tâm Nghiên cứu Pew được công bố trước thông điệp của Đức Thánh Cha, có 71% người Công giáo Hoa Kỳ tin rằng hành tinh đang nóng lên (68% người Mỹ nói chúng) : 85% những người theo đảng Dân chủ và 51% những người Công giáo theo đảng Cộng hòa.

47% cho rằng khí hậu nóng lên là do hành động của con người nhưng hố chia cắt giữa những người Công giáo theo đảng Dân chủ (62%) và theo đảng Cộng hòa (24%) là đáng kể.

48% thấy đó là vấn đề nghiêm trọng : 64% của người theo đảng Dân chủ và 24% thuộc đảng Cộng hòa.

Tý Linh

theo La Croix

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31