THƯ CỦA ĐHY PIACENZA, CHỦ TỊCH BỘ GIÁO SĨ, GỞI CHO CÁC LINH MỤC DỊP MÙA CHAY 2013
Các linh mục thân mến,
Mùa Chay là một thời gian ân sủng trong đó Giáo Hội mời gọi mọi con cái của mình chuẩn bị để hiểu và lãnh nhận tốt hơn ý nghĩa và hoa trái của hy tế của Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm Thương Khó, Chết và Phục Sinh của Ngài : « Thánh Thần của Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi. Ngài đã sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn tan nát, loan báo tự do cho kẻ nô lệ và giải thoát những ai bị giam cầm, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa » (Is 61,1-2). « Thời gian ân sủng », đó là thời gian trong đó Thiên Chúa là Cha, trong tình thương xót vô tận của Ngài, tuôn đổ trên mọi người thiện chí, nhờ Chúa Thánh Thần, mọi ân huệ thiêng liêng và vật chất hữu ích để tiếp tục tiến bước trên con đường hoàn thiện Kitô hữu. Con đường này là sự vươn tới việc nên đồng hình đồng dạng hoàn toàn với Chúa Con : « Và chúng ta biết rằng Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Ngài, tức là cho những người được Ngài kêu gọi theo như ý Ngài định. Vì những ai Ngài đã biết từ trước, thì Ngài đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Ngài » (Rm 8,28-29). Để điều đó được khả thi, chính Ngài muốn thiết lập chỗ ở của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. Hơn nữa, Ngài còn muốn rằng con người của chúng ta được biến đổi đến độ, chúng ta có thể nói, ai thấy chúng ta, phải có thể khám phá – trong tư tưởng của chúng ta, trong hành động của chúng ta – những nét của Chúa Giêsu : « Tôi chịu đóng đinh cùng với Chúa Kitô ; và nếu tôi sống, thì không còn là tôi nữa, nhưng Chúa Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và hiến mạng vì tôi. Tôi không làm cho ân huệ của Thiên Chúa ra vô hiệu » (Gl 2,19-21).
Đoạn Tin Mừng về phép rửa ở sông Gio-đan (Mt 3,13-17 ; Mc 1,9-11 ; Lc 3,21-22 ; Ga 1,29-32) được theo sau bằng kinh nghiệm 40 ngày trong sa mạc « để chịu ma quỷ cám dỗ » (Mt 4,1), mời gọi chúng ta suy nghĩ rằng, để an toàn bước đi trên con đường nên thánh và để làm cho kho tàng ân sủng trổ sinh hoa trái mà Thánh Thần đã ban cho chúng ta, chúng ta phải chinh phục khả năng cảm nhận và tính màu mỡ vốn đã không được ban cho chúng ta. Trái lại, nó thường xuyên bị đe dọa bởi vết thương của tội lỗi, nó phải được chinh phục hằng ngày. Do đó, tỏ lòng sám hối, tự nó, không chinh phục cho ta ơn cứu độ, nhưng dù sao đó là một điều kiện cần thiết để đạt được nó : « Chúa không cần lời ca tụng của chúng con, nhưng, nhờ hồng ân tình thương của Chúa, Chúa mời gọi chúng con tạ ơn Chúa ; những bài ca tụng của chúng con không tăng thêm sự cao cả của Chúa, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con » (Sách lễ Rôma, Kinh Tiền Tụng Chung IV). Xuyên qua những khó khăn của cuộc sống con người (mà, cách hữu ý, Ngài đã không muốn tha cho Con yêu dấu của Ngài), chính Thiên Chúa mang lại sự thanh tẩy cần thiết cho tư tưởng, ý chí và hành động của chúng ta vì lợi ích trổi vượt cho chúng ta : « Ta là cây nho thật và Cha Ta là người trồng nho. Cành nào ở trong Ta không sinh hoa trái, Ngài cắt bỏ nó đi, và cành nào sinh hoa trái, Ngài tỉa xén nó, để nó sinh hoa trái hơn nữa » (Ga 15,1).
Đối với một thừa tác viên của Thiên Chúa, tất cả điều đó phải mặc lấy một tầm quan trọng hoàn toàn đặc biệt. Không chỉ bởi vì linh mục phải « mang lại gương sống tốt lành » – « Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín ; tôi đấm như thế, chứ không phải đấm vào không khí. Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại » (1Cr 9, 26-27) – nhưng còn vì một lý do thần học và siêu nhiên sâu xa hơn nhiều. Quả thế, linh mục không chỉ được kêu gọi ban phát ân sủng của Thiên Chúa và nối dài trong thời gian sứ mạng của Chúa Kitô, trong khi chờ đợi Ngài lại đến. Linh mục không phải đơn giản là một viên chức của sự thánh thiêng. Bất chấp những yếu đuối của mình, linh mục vẫn còn được kêu gọi hơn nữa, – như suy ra từ đoạn Thánh Kinh nổi tiếng đã được trích dẫn trong Thư gởi tín hữu Galata -, sống lại trong con người của mình, trong thịt và máu của mình, chính con người của Chúa Kitô, Đấng đã trở nên chiên sát tế, hy lễ tình yêu.
Cách sai lầm, một số người xem ra giảm thiểu khi nói rằng những gì chỉ rõ con người linh mục hơn hết, đó là cử hành Thánh Lễ. Chắc chắn, đó không phải là hoạt động duy nhất của linh mục, nhưng ta có thể nói cách chắc chắn rằng đó là hoạt động duy nhất qua đó mầu nhiệm của người linh mục – một Chúa Kitô khác, vốn vừa hy sinh (immole) vừa tự hy sinh (s’immole), được có ý nghĩa và, đồng thời, được thực hiện theo cách cao cả nhất và hữu hiệu nhất. Quả thế, sức mạnh của Bí tích Thánh Thể biến đổi Giáo Hội theo hình ảnh của Phu Quân của mình, bắt đầu từ những hình ảnh vốn là những hình ảnh đầu tiên và Mầu Nhiệm, dấu chỉ và Thực Tại, của Đấng Phu Quân này. Chính vì thế, chúng ta có thể nói cách chắc chắn rằng đó là những gì làm nên sự cao cả của linh mục, chứ không phải trong chiều sâu của nền văn hóa của ngài, không phải trong tài khéo léo mục vụ của ngài, cũng không phải trong tinh thần đạo đức của ngài, dù tất cả những điều này là cần thiết và bó buộc một sự chuẩn bị và một sự chăm lo vốn không chấp nhận bất cứ thứ xoàng xĩnh nào. Nhưng không có gì của tất cả điều đó có thể sánh với sự kiện là một sự tham dự huyền nhiệm vào hy tế của Chúa Kitô. Do đó, sự tham dự này, còn trước cả hành động, được sống trong hữu thể của thừa tác viên. Vì thế, việc cử hành Thánh Lễ, đối với một linh mục, không thể được hiểu chỉ như là một thực hành ca ngợi, tạ ơn, cầu bàu và thục tội, theo cách thức của một thời gian cầu nguyện nào đó hay của bất cứ thực hành sám hối nào đó. Trong tất cả, nó là sự sống và lý do tồn tại của chức linh mục Kitô giáo, « sự hô hấp » đích thực của tất cả những ai, xuyên qua Bí tích Truyền Chức Thánh, được kết hiệp cách bất khả phân ly và cách trọn đời với Đấng đã trở nên ân huệ tình yêu cho đến hơi thở cuối cùng : « Chúa Kitô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại cho anh em một khuôn mẫu để anh em dõi bước theo Ngài » (1Pr 2,21).
Bởi đó, ước gì thời gian Mùa Chay này có thể trở nên cho mỗi linh mục một thời gian sám hối và thanh tẩy, thời gian của lòng thương xót được trao ban và lãnh nhận, nhưng, còn hơn nữa, thời gian tái khám phá, trong cử hành hằng ngày, giá trị của Thánh Thể và tương quan của mình với Thánh Thể, sự hiện diện huyền nhiệm này của mầu nhiệm Thiên Chúa Tình Yêu, nguồn mạch sự sống cho người linh mục và cho các anh chị em của ngài. Nguyện xin Đức Maria, Người Nữ Thánh Thể vì là người môn đệ hoàn hảo của tình yêu nên hy lễ, giúp chúng ta hiểu ân huệ vô giá đã được ban cho chúng ta, và sống ân huệ đó cách khiêm tốn, mạnh mẽ và trung tín, theo gương của Mẹ và dưới sự bảo trợ của Mẹ.
13.02.2013
Thứ Tư Lễ Tro
Hồng y Mauro Piacenza
Tý Linh chuyển ngữ theo bản tiếng Pháp.
Tags: Mùa-Chay
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO