THƯ GỬI NGƯỜI BẠN KHÓ CHỊU BỞI TUYÊN NGÔN “FIDUCIA SUPPLICANS”
Khi được một người bạn hỏi về khả năng chúc lành cho các đôi bạn trong hoàn cảnh bất quy tắc, linh mục và là nhà thần học Jean-Miguel Garrigue trả lời anh ta: vấn đề không phải là chúc lành cho một “mối dây” hôn nhân giả, mà là cầu xin Thiên Chúa thanh tẩy một mối quan hệ được mời gọi phát triển hướng tới đức ái của Thiên Chúa.
Bạn thân mến, về văn bản huấn quyền Fiducia supplicans đang làm bạn băn khoăn, bạn viết cho tôi: “Điều làm tôi khó chịu ở đây tất nhiên không phải là chúc lành cho các cá nhân… mà là chúc lành cho thực thể vợ chồng.” Và bạn nói thêm: “Đối với tôi, ơn cứu độ là mang tính cá nhân.” Về điều này, tôi trả lời: chắc chắn nó mang tính cá nhân, nhưng không thuần túy mang tính cá nhân, bởi vì nhân vị là một hữu thể tương quan, trên bình diện nhân học cũng như trên bình diện vô cùng sâu sắc của sự hiệp thông của các thánh. Tại sao Giáo hội lại phải cấm chúc lành, không phải sự kết hợp đồng tính luyến ái như thế, mà là mối quan hệ của hai người muốn cùng nhau, cho điều tồi tệ nhất (sự bất quy tắc của sự kết hợp của họ) mà còn cho cả điều tốt nhất, tiến tới tình yêu đức ái, tức là hướng về Thiên Chúa?
Thanh tẩy một mối quan hệ
Tất cả những người chăm sóc và các linh mục chúng tôi đã chăm sóc các bệnh nhân SIDA, vào thời điểm bệnh SIDA đang giết chết một cách không thương xót, có thể làm chứng cho rất nhiều trường hợp một trong hai người bạn đời đã chăm sóc người kia với sự tận tụy đáng ngưỡng mộ cho đến khi người kia qua đời. Một trong số họ nói với tôi rằng anh ấy đã trải qua “những khoảnh khắc tình yêu đẹp nhất của họ” với người bạn đời của mình, người mà giờ đây mọi quan hệ tình dục là không thể được. Đây không phải là vấn đề chúc lành cho một mối dây hôn nhân giả, và đó là lý do tại sao bản văn yêu cầu việc chúc lành này không sử dụng nghi thức phụng vụ hôn nhân và nó không có mối liên hệ nào với hôn nhân dân sự. Tuy nhiên, vấn đề là cầu xin sự giúp đỡ của Thiên Chúa cho tương lai của một mối quan hệ, mặc dù ở trong “hoàn cảnh bất quy tắc”, có thể được thanh tẩy và phát triển hướng tới đức ái của Thiên Chúa bằng cách ngày càng trở nên hiến dâng hơn. Như Tông huấn Amoris laetitia nói ở số 305:
“Có thể rằng, trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan – vốn không thể quy tội một cách chủ quan hoặc không hoàn toàn như vậy – người ta có thể sống trong ân sủng của Thiên Chúa, người ta có thể yêu thương, và người ta cũng có thể lớn lên trong đời sống ân sủng và trong đức ái, bằng cách nhận được sự giúp đỡ của Giáo hội vì mục đích này. Sự phân định phải giúp tìm ra những con đường khả thi để đáp lại Thiên Chúa và tăng trưởng giữa những giới hạn. Khi nghĩ rằng mọi thứ đều là đen hoặc trắng, đôi khi chúng ta khép lại con đường ân sủng và tăng trưởng, và chúng ta làm nản lòng những con đường thánh hóa vốn tôn vinh Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ rằng “một bước nhỏ, giữa những giới hạn to lớn của con người, có thể được Thiên Chúa đánh giá cao hơn cuộc sống bề ngoài đúng đắn của một người trải qua những ngày tháng của mình mà không phải đối mặt với những khó khăn đáng kể nào” (Evangelii gaudium, 44).”
Sự lệch hướng của ” tutioriste* ” (đại xác cách thuyết)
Thái độ mà người ta gọi trong thần học luân lý là “tutioriste” (“an toàn nhất vì cứng rắn nhất”, thánh Augustinô đã từng than thở) bị ám ảnh bởi chiều kích giáo dục mà các hành xử chính thức của Giáo hội trước hết phải có đối với nó. Cho đến Công đồng Vatican II, Giáo hội cấm việc chôn cất theo Kitô giáo đối với những người tự tử và vào thế kỷ XVII cấm chôn cất theo Kitô giáo những người viết kịch như Molière. Trong những thế kỷ đầu tiên, Giáo hội muốn chúng ta tránh hòa giải, qua việc đền tội, với những người đã tuyên bố bỏ đạo trong cuộc bách hại (lapsi). Cứ mỗi lần như thế, Giáo hội lo sợ lòng thương xót của Giáo hội bị lạm dụng, có nguy cơ biến Giáo hội thành “một Giáo hội của những người trong sạch” thay vì “chiếc lưới trộn lẫn” này (Mt 13, 47-48) mà Chúa Kitô đã nói đến.
Tuyên ngôn Fiducia supplicans cũng đề phòng: không chúc lành trong phụng vụ và không liên kết với hôn nhân dân sự. Tuy nhiên, văn bản huấn quyền mới này vẫn là một bước tiến mới trên con đường của một Giáo hội trên hết phải là chứng nhân cho Lòng thương xót của Thiên Chúa. Chẳng phải tất cả chúng ta đều gặp phải, giữa những người thân yêu hoặc bạn bè của mình, những trường hợp, trong lĩnh vực tình dục và trong lĩnh vực trao ban sự sống, trong đó chúng ta đã không muốn thấy luật luân lý được áp dụng một cách khắc nghiệt nhất sao? Chính luật luân lý đó mà chúng ta đòi hỏi có tính giáo dục khi nói đến người khác?
Sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần
Đừng để bạn gặp rắc rối bởi những nghi ngờ được chắt lọc bởi một số phương tiện truyền thông, Đức Phanxicô là người kế vị Thánh Phêrô đứng đầu Giáo hội Rôma vì lợi ích của toàn thể Giáo hội Công giáo. Những khuyết điểm cá nhân của ngài không thể cản trở sự trợ giúp mà huấn quyền giáo thuyết của ngài (khác với vai trò thẩm phán và cai trị của ngài) nhận được từ Chúa Thánh Thần theo lời hứa của Chúa Kitô: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy [của Thầy chứ không phải của anh] ” (Mt 16, 18). Đó là điều phải xây dựng đức tin của bạn vào Chúa vững chắc hơn rất nhiều những sự nhạy cảm và ý kiến khác nhau của chúng ta.
———————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Aleteia)
———————————————————-
(* tutiorisme: hệ thống luân lý theo đó con người phải luôn tuân theo ý kiến chắc chắn, an toàn nhất, bảo đảm tốt nhất cho việc tuân thủ lề luật. Ctcnd)
Tags: Phanxicô-I, Đồng-tính
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BẢY CÁCH ĐỂ NÂNG ĐỠ ĐỨC PHANXICÔ ĐANG LÂM BỆNH
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ DỊP NĂM THÁNH CỦA CÁC PHÓ TẾ: PHỤC VỤ VÔ VỊ LỢI LÀ NỀN TẢNG CỦA THỪA TÁC VỤ PHÓ TẾ
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA