HỌC THUYẾT XÃ HỘI : THÁCH ĐỐ CỦA VIỆC « THỰC DÂN HÓA BẢN TÍNH CON NGƯỜI »
Về học thuyết xã hội, thách đố to lớn hiện nay là việc « thực dân hóa bản tính con người », đó là tuyên bố của Đức cha Giampaolo Crepaldi, Tổng Giám mục Trieste và là chủ tịch của Đài Quan Sát quốc tế HY Nguyễn Văn Thuận, trong một buổi phỏng vấn được đăng trên trang vanthuanobservatory.org.
Thưa Đức Cha, Đức Cha có thể giải thích cho chúng con tựa đề mà Đức Cha đã đặt cho báo cáo thứ tư này: « Thực dân hóa bản tính con người » ?
Đức cha Crepaldi: Mỗi năm, bản báo cáo theo dõi các biến cố chính yếu liên quan đến công lý và hòa bình trên khắp năm châu. Năm nay, nét chính yếu là việc thực dân hóa bản tính con người, tức là những áp lực quốc tế rất lớn để các chính phủ thay đổi luật pháp truyền thống của họ về sinh sản, gia đình và sự sống. Cuộc tấn công chủ yếu được chỉ đạo chống lại các nước Châu Mỹ Latinh, sự kiện mà chúng tôi đã báo động trong các bản báo cáo trước đây.
Đâu là những hiện tượng chính của việc « thực dân hóa bản tính con người » này ?
Đức cha Crepaldi: Trong bản báo cáo, trong số nhiều hiện tượng, chúng tôi đặc biệt báo động trường hợp của Ác-hen-ti-na. Trong suốt chỉ một năm, chính xác là năm 2011, đất nước to lớn thuộc truyền thống Kitô giáo này đã có một luật về sinh sản nhân tạo vốn làm bại hoại việc sinh sản, một luật về việc nhìn nhận « căn tính phái tính » đã làm bại hoại gia đình và một sửa đổi Bộ luật dân sự để cho phép « cho thuê dạ con », những gì gây biến dạng khái niệm « người sinh sản ». Một số luật lệ đương nói đến đã được tán thành trong những tháng đầu tiên của năm 2012, nhưng chúng đã được thảo luận và soạn thảo năm trước đó. Một số luật vẫn còn đang được xem xét bởi một phần của Nghị Viện sau khi đã được tán thành bởi một phần khác, nhưng khuynh hướng là rất rõ ràng. Chỉ trong một năm, người ta đã làm đảo lộn nền tảng của toàn thể xã hội Ác-hen-ti-na, đã gạt bỏ khái niệm « bản tính con người », và xếp vào một xó sự gợi hứng của đức tin Công giáo trong việc xây dựng xã hội.
Theo Đức Cha, tại sao chính Châu Mỹ Latinh là đích nhắm ?
Đức cha Crepaldi: Châu Âu, thuộc truyền thống Kitô giáo xa xưa, đã bị tục hóa rất nhiều và các luật pháp của nhiều nước – hãy nghĩ đến Hà Lan, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, nhưng gần đây cả Croatia nữa – đã rộng rãi cho phép những thực hành và những hành xử hoàn toàn trái với luật luân lý tự nhiên. Khu vực thứ hai của Kitô giáo trên thế giới, nhưng ngày nay có lẽ là thứ nhất vì tầm quan trọng về số đông của nó, và cách riêng là Công giáo, là Châu Mỹ Latinh nơi mà, cho đến bây giờ, truyền thống Kitô giáo đã ngăn chặn việc tục hóa hoàn toàn các giá trị luân lý và nơi mà, trong phần lớn các Nhà Nước, những luật lệ vẫn còn bảo vệ sự sống và gia đình tự nhiên được xây dựng trên hồn nhân. Theo tôi, đó là lý do tại sao Châu Mỹ Latinh là đích nhắm.
Tại sao Đức Cha nói về việc « thực dân hóa » ?
Đức cha Crepaldi: Bởi vì đó là kết quả của não trạng Tây phương đầy ứ và phóng túng muốn xuất khẩu mình sang các nước Châu Mỹ Latinh xuyên qua những áp lục. Ngày xưa, Tây phương đã thực dân hóa theo nghĩa cổ điển của từ ngữ này ; ngày nay, nó thực dân hóa về mặt văn hóa, bằng cách đề nghị một não trạng trái với luật luân lý tự nhiên và bằng việc gây áp lực để các Nhà Nước đang còn « tụt hậu » cuối cùng gia nhập « sự tiến bộ ».
Mọi năm, Bản báo cáo đón nhận « bản nghiên cứu của năm ». Trong Bản báo cáo thứ tư này, việc nghiên cứu dành cho chủ đề nào ?
Đức cha Crepaldi: Liên quan với những gì tôi đã nói trước, chúng tôi đã dành bản nghiên cứu của năm cho các ý thức hệ về phái tính, và nó đã được Bà Elisabeth Montfort biên soạn, người đã từng là nghị viên ở Nghị viện Châu Âu, và là chuyên viên về vấn đề này, tác giả của nhiều cuốn sách, cũng như là chủ tịch của một hiệp hội ở Pháp vốn đề nghị một phong trào nữ quyền mới ở Châu Âu. Ý thức hệ về phái tính đã được phổ biến, mà không gặp phải sự chống đối thực sự nào, nơi các nước tiến bộ và từ nay người ta cũng dạy nó trong các sách giáo khoa của các trường công, mà không gây nên những phản đối to lớn nào. Bây giờ nó được xuất khẩu cách có hệ thông sang các nước đang phát triển và nghèo khổ. Đó là một ý thức hệ tinh vi và lạm dụng, nại đến « các quyền cá nhân » mà Tây phương đã biến thành tín điều của mình, và đến một cái gọi là sự bình đẳng giữa các cá nhân vô tính (a-sexués), tức là những con người trừu tượng, để đẩy cho đến cùng việc phá hủy toàn bộ tế bào xã hội.
Một chương quan trọng của Bản báo cáo thường hệ tại việc trình bày giáo huấn của đức Bênêđictô XVI trong năm đương nói đến. Về vấn đề này, nó nói gì với chúng ta ?
Đức cha Crepaldi: Chúng tôi tường trình, như là « văn kiện của năm », diễn văn mà Đức Thánh Cha đã phát biểu ở Nghị viện Đức ngày 22.9.2011, hoàn toàn tập trung vào luật luân lý tự nhiên, mà không tôn trọng nó các Nhà Nước sẽ biến thành một « đám trộm cướp », như thánh Augustin đã nói. Tiếp đến, có một chương về toàn bộ giáo huấn xã hội của Đức Thánh Cha vào năm 2011, một giáo huấn luôn luôn rất phong phú. Khi tông du đến Đức, và ở nhiều nơi khác, đức Bênêđictô XVI đã yêu cầu mở ra một không gian cho Thiên Chúa trong thế giới.
Phần quan trọng nhất của Bản báo cáo liên quan đến năm châu. Có điều gì nổi bật mới mẻ?
Đức cha Crepaldi: Các thông tin và các cơ hội suy tư là rất nhiều trong Bản báo cáo này. Trước tiên, nó xem xét bối cảnh quốc tế và hoạt động của Tòa Thánh, rồi từng châu lục, bằng cách cung cấp một kho thông tin rất khó để tổng hợp. Tôi chỉ có thể đề nghị đọc bản văn. Nhưng tôi xin nhấn mạnh một điều mới mẻ của năm nay, liên quan đến việc giám sát Đông Âu mà trong các bản báo cáo trước hơi bị bỏ qua. Vào năm 2011, chúng ta đã có trường hợp của Bun-ga-ri đã lập một Hiến Pháp mới dự kiến việc bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai đang khi, trong các nước khác thuộc vùng này, chính tiến trình đảo ngược đã được xúc tiến. Các chương về Châu Á và Châu Phi cũng thú vị. Đối với Châu Á, Bản báo cáo đưa ra một báo cáo về các hậu quả của vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, về vụ ám sát Ông Bhatti ở Pakistan, về cuộc « diệt phái tính » (généricide, gendercide) các bé gái. Đối với Châu Phi, chúng tôi điểm tình hình về « mùa xuân Ả-rập » và sự xâm nhập của Trung Quốc vào Châu Phi. Nói tóm lại, một vòng chân trời rất được liên kết.
Đâu là vị trí của Bản báo cáo trong các hoạt động của Đài Quan Sát ?
Đức cha Crepaldi: Đó là đỉnh của viên kim cương, hoạt động vốn tổng hợp công việc thường ngày của chúng tôi và biến nó thành một cơ sở thông tin và thành một đề nghị đọc các biến cố cách tổng hợp.
Tý Linh chuyển ngữ
Theo ZENIT
Tags: Luật tự nhiên
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?