THƯỢNG HỘI ĐỒNG CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH Ở TRUNG ĐÔNG
Công việc của thứ Năm 12/10/2023 được mở đầu bằng lời cầu nguyện đặc biệt tập trung vào Thánh Địa. Công việc tập trung vào các báo cáo của các nhóm nhỏ trong phần thứ hai của Tài liệu làm việc. Các tham dự viên Thượng hội đồng đã thực hiện một chuyến hành hương vào buổi chiều tới Hang toại đạo Thánh Sébastien.
Trung Đông, Ucraina, Irắc, Châu Phi. Lời cầu nguyện cho hòa bình hiệp nhất Giáo hội trên toàn thế giới. Đây là thông điệp của Thượng hội đồng về tính hiệp hành. Nó đã được thảo luận chiều nay trong cuộc họp báo trước mặt các nhà báo. Những tiếng nói tiếp theo bày tỏ sự cấp bách của việc cùng nhau bước đi trong cuộc đối thoại liên tôn và liên văn hóa.
Sức mạnh của lời cầu nguyện cho hòa bình
Margaret Karram, chủ tịch phong trào Focolari, người Ả Rập, Kitô hữu-Công giáo, công dân Israel gốc Palestine, đã mang lại một chứng tá trước giới truyền thông. Bài nói : lời cầu nguyện sáng nay tại Thượng hội đồng là “một thời khắc rất mạnh mẽ” bởi vì, “kể từ khi chiến tranh nổ ra, trái tim tôi như bị giằng xé và tôi tự hỏi mình đang làm gì ở Thượng hội đồng này”. “Tham gia cầu nguyện với mọi người là một khoảnh khắc rất sâu sắc.”
Theo Margaret Karram, cần có nhiều nỗ lực để có được hòa bình, nhưng “sức mạnh của lời cầu nguyện là rất quan trọng”. “Kinh nghiệm này dạy cho tôi ý nghĩa của việc cùng nhau bước đi, đối thoại, để cho người khác chất vấn mình, và tính hiệp hành không chỉ là một phương pháp luận, nó phải trở thành một lối sống của Giáo hội: lắng nghe người khác với sự tôn trọng, vượt lên trên những ý kiến khác biệt”.
Cầu nguyện cùng với toàn thế giới
Chủ tịch phong trào Focolari sau đó đã nói về nhiều sáng kiến cầu nguyện liên tôn được thực hiện trong những ngày gần đây, bao gồm cả thông qua các nền tảng kỹ thuật số, nhằm thu hút số lượng tín hữu lớn nhất trên toàn thế giới. “Hôm qua (11/10, ghi chú của biên tập viên) cũng có mối liên hệ với Ucraina. Chúng tôi đồng ý gặp nhau cùng giờ để cùng nhau cầu nguyện thông qua sáng kiến “Sống Hòa bình” và chúng tôi cũng yêu cầu những cử chỉ liên đới cụ thể đối với anh em các tôn giáo khác cũng như cam kết ký lời kêu gọi hòa bình để gửi đến những người nắm quyền. ”
Điều thiện không gây ồn ào
Việc tốt không gây ồn ào, họ chỉ nói về sự thù hận, nhưng Margaret Karram đã nhấn mạnh rằng nhiều người ở Israel quan tâm đến việc xây cầu với người dân Gaza. Bà tâm sự: “Tôi có một người bạn Do Thái, người đã quyết định cầu nguyện cùng lúc với những người Hồi giáo để hiệp nhất với họ trong lời cầu nguyện”.
Sự dấn thân của tất cả mọi người
Khi được báo chí đặt câu hỏi, chủ tịch Focolari đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng hành động để nối lại các cuộc đàm phán và cảm nhận được tính cấp thiết của việc giải quyết xung đột này: “Vẫn còn quá nhiều sự im lặng. Chỉ tiếng nói của tôi sẽ không mang lại kết quả, sự cam kết của tất cả mọi người là cần thiết để thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và sự hòa giải giữa các dân tộc”.
Châu Phi và tính hiệp hành
Đức cha Andrew Nkea Fuanya, Tổng Giám mục Bamenda, Cameroon, và là chủ tịch Hội đồng Giám mục nước này, cho biết: “Tính hiệp hành đã là một phần của văn hóa châu Phi”. Trong Giáo hội của chúng tôi, chúng tôi làm mọi việc cùng nhau, giống như một gia đình. Ngài nói thêm rằng Thượng hội đồng này “là một niềm an ủi lớn lao đối với Châu Phi, bởi vì đôi khi chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi, nhưng sự hiệp nhất trong cầu nguyện với Giáo hội hoàn vũ mang lại cho chúng tôi lòng can đảm và lục địa của chúng ta có thể ghi dấu Thượng hội đồng bằng dấu ấn của mình”. Về vấn đề chiến tranh, ngài tuyên bố với niềm tin chắc: “Nó không bao giờ là một giải pháp”.
Tin Mừng kết hợp các ngôn ngữ khác nhau
Kinh nghiệm trở thành một gia đình duy nhất tại Thượng hội đồng cũng là kinh nghiệm của Nữ tu Caroline Jarjis, bác sĩ tại trung tâm y tế Baghdad và là nữ tu của Dòng Nữ tử Thánh Tâm Chúa Giêsu. Sáng thứ Năm này, cùng với những người tham gia khác trong cộng đoàn, Sơ đã đọc Tin Mừng bằng ngôn ngữ của mình, tiếng Ả Rập, và rất ấn tượng trước sự hiểu biết của mọi người về lời nói của mình. Sơ nói tiếp : “Thiên Chúa hiện diện trong công việc chúng tôi đang thực hiện tại Thượng hội đồng, Ngài đã chọn và chuẩn bị cho chúng tôi trước khi đến Rôma. Cùng nhau, chúng tôi có cảm nghiệm về những Kitô hữu đầu tiên, những người đã chia sẻ mọi thứ”.
Chứng tá của các vị tử đạo người Irắc
Cái nhìn của Sơ Caroline truyền tải niềm hy vọng, ngay cả khi sơ không che giấu những dấu hiệu của 20 năm đau khổ ở đất nước mình. Sơ nói với các phóng viên : “Tôi đến từ một đất nước đang có chiến tranh, nơi mà các Kitô hữu là thiểu số, nhưng sự phong phú của Giáo hội chúng tôi được mang lại nhờ sự hiện diện của các vị tử đạo. Máu của họ mang lại cho chúng tôi động lực để tiếp tục, và tôi sẽ trở về nhà với sức mạnh lớn hơn nhờ kinh nghiệm hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ.”
Trả lời câu hỏi của các nhà báo, nữ tu người Irắc bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với quyết định của Đức Hồng y Louis Raphaël Sako rút khỏi Tòa Thượng Phụ Baghdad sau quyết định của Tổng thống Rashid hủy bỏ sắc lệnh về Giáo hội Chaldean công nhận Đức Hồng y là người đứng đầu và người chịu trách nhiệm về tài sản của Giáo hội. “Thật đúng đắn khi được sống với phẩm giá của những Kitô hữu ở vùng đất tử đạo: chúng tôi không phải là công dân hạng hai”.
Cuộc hành hương đến Hang toại đạo
Vào buổi chiều, các tham dự viên Thượng hội đồng đã thực hiện chuyến hành hương đến Hang toại đạo Thánh Sébastien, nơi lưu giữ hài cốt của Thánh Phêrô và Phaolô, cũng như của Thánh Callistô và Thánh Domitilla. Thứ Sáu ngày 13 tháng 10, sau thánh lễ do Đức Hồng y Ambongo chủ tế, phiên họp chung lần thứ tám sẽ diễn ra và sẽ trình bày phần thứ ba của Tài liệu làm việc về chủ đề: “Đồng trách nhiệm trong sứ mạng . Làm thế nào chia sẻ những hồng ân và nhiệm vụ phục vụ Tin Mừng?”
Trong khi đó, chiều thứ Tư với phiên họp chung thứ bảy và sáng thứ Năm với khóa họp thứ sáu của các nhóm nhỏ và việc đệ trình các báo cáo lên Ban Tổng Thư ký Thượng hội đồng, công việc liên quan phần thứ hai dành cho “Hiệp thông” đã hoàn thành.
Các chủ đề của phiên họp chung lần thứ bảy
Trong số các chủ đề nổi lên hôm thứ Tư, có thể trích dẫn đối thoại liên tôn và liên văn hóa, tác động của chủ nghĩa thực dân đối với các cộng đồng bản địa, tầm quan trọng của bí tích hòa giải, vốn cho phép chúng ta được chấp nhận nếu chúng ta cầu xin sự tha thứ tội lỗi của mình, việc lắng nghe và hòa nhập những người trẻ vào lòng khao khát được gặp Chúa Giêsu của họ. Về vấn đề này, trong cuộc họp báo, Đức Giám mục Nkea Fuanya đã chia sẻ kinh nghiệm của giáo phận của ngài, trong năm dành riêng cho Thánh Thể này, mỗi giáo xứ chuẩn bị một nhà nguyện để chầu liên tục.
Hình ảnh của Mẹ Teresa Calcutta và việc chăm sóc bệnh nhân của Mẹ, sự cấp bách của sự dấn thân của các nhà lãnh đạo Công giáo trong việc thúc đẩy hòa bình, bi kịch của những phụ nữ bị gạt ra ngoài lề xã hội ở các vùng ngoại vi, nhu cầu hòa nhập và lắng nghe trong đời sống của Giáo hội đã cũng là trung tâm công việc của Thượng hội đồng.
Thượng hội đồng và Đức Maria
Cuối cùng, chủ tịch Ủy ban Thông tin, Paolo Ruffini, Tổng trưởng Bộ Truyền thông, nhắc lại rằng Thứ Năm này là lễ Đức Mẹ Aparecida và Đức Mẹ Pilar. Ông nói: “Sáng nay, tầm quan trọng về hình ảnh Đức Mẹ của Giáo hội hiệp hành đã được nhấn mạnh. Đức Maria là Mẹ, Mẹ là giáo dân, Mẹ là lời ngôn sứ, Mẹ là đối thoại, Mẹ là đặc sủng, Mẹ là sự thánh thiện, Mẹ là Tin Mừng sống động.”
Tý Linh
(theo Vatican News)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG