THƯỢNG HỘI ĐỒNG, MỘT CƠ HỘI TRONG SỰ ĐA DẠNG
Sự tham gia của người khuyết tật, vai trò của phụ nữ, tình hình khí hậu bi thảm ở Brazil là tất cả các chủ đề đã được đề cập tại cuộc họp báo Thượng Hội đồng vào thứ Ba, ngày 15 tháng Mười.
Công việc của Thượng Hội đồng bắt đầu tại hội trường Phaolô VI với tưởng niệm về José Carlos de Sousa, nhà thơ người Brazil sống trong cảnh nghèo khó dưới hàng cột của Quảng trường Thánh Phêrô, người đã qua đời vào tháng 8 và lễ tang của ông được cử hành vào sáng Thứ Ba 15/10. Tổng trưởng Bộ Truyền thông cho biết rằng hôm thứ Hai cũng như thứ Ba, có 347 người đã tham gia vào công việc của các nhóm nhỏ.
Những nơi tương quan như không gian gặp gỡ
Đặc biệt, “sáng nay có lời cầu nguyện và suy niệm của Mẹ Maria Ignazia Angelini và bài tham luận của Đức Hồng y Hollerich”, thư ký Ủy ban Thông tin nhấn mạnh. Về bài suy niệm của nữ tu dòng Biển Đức, Sheila Pires nhấn mạnh một số điểm. Trước hết, tầm quan trọng của “gốc rễ Giáo hội”, nghĩa là “Giáo hội phải nhập thể trong một bối cảnh cụ thể”. Tiếp đến là “sự năng động của Tin Mừng”, với “những nơi tương quan vốn đại diện cho những không gian gặp gỡ của con người, nơi Tin Mừng có thể được sống và loan báo”.
Một tầm nhìn năng động
Trong tường trình của mình, Đức Hồng y Hollerich đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phần thứ ba của Tài liệu làm việc, bàn về các địa điểm. Đó là một cuộc thảo luận về tính chất cụ thể của các địa điểm truyền giáo, với cái nhìn về các thành phố và siêu đô thị, trong một tầm nhìn không tĩnh tại nhưng năng động, bao gồm cả vấn đề di cư. Nó cũng là suy tư về “các lãnh thổ nơi cùng nhau bước đi”, về “các mối liên kết hình thành nên sự hiệp nhất của Giáo hội” và “sự phục vụ cho sự hiệp nhất của Giám mục Rôma”. Đức Hồng Y Tổng tường trình viên nhấn mạnh trong bài tham luận của mình, phần này “mời gọi chúng ta xem xét tính cụ thể của bối cảnh trong đó các mối quan hệ được sống, trái với ý tưởng về một chủ nghĩa phổ quát trừu tượng”. Ngài nói thêm rằng “Giáo hội không thể được hiểu mà không bén rễ sâu vào một địa điểm và một nền văn hóa”.
Và “một điểm quan trọng khác là sự thừa nhận các mối quan hệ giữa các địa điểm và nền văn hóa, vốn không phải là những thực thể riêng biệt mà có mối liên kết với nhau”.
Để kết luận, Đức Hồng y Hollerich nhắc nhở các đại biểu Thượng Hội đồng đừng giữ kinh nghiệm này cho riêng mình nhưng làm sao để sự phong phú của cuộc gặp gỡ Thượng Hội đồng có thể tiếp cận được với dân Thiên Chúa.
Nhìn về tương lai và tiếp tục cuộc hành trình
Đó là một “sự phong phú phát triển trong sự đa dạng” được sống “và thở” tại Thượng Hội đồng. “Một trải nghiệm độc đáo” theo lời bề trên tổng quyền của Dòng Nữ tu Cát Minh Tông đồ, Nirmala Alex Maria Nazareth. Nữ tu người Ấn Độ này nói về “cơ hội đặc biệt” được trao cho các tham dự viên Đại hội Thượng hội đồng để có thể kết nối với rất nhiều đại diện và thành viên của các Giáo hội địa phương trên khắp thế giới. “Bây giờ, điều quan trọng là chúng tôi phải hiểu làm thế nào đi vào tương quan với các Giáo hội tại các quốc gia chúng tôi, khi chúng tôi trở về nhà.”
Sơ Nirmala kết luận: “Chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi có niềm hy vọng lớn lao: chúng tôi đã bắt đầu một cuộc hành trình và không thể quay lại đằng sau, nhưng chỉ nhìn về phía trước và tiếp tục cuộc hành trình. Thách thức thực sự, với sự phân định, sẽ là hiểu làm thế nào để thực hiện điều đó một cách tốt nhất”.
Giáo Hội phải bén rễ sâu
Đức Hồng y Leonardo Ulrich Steiner, dòng Phanxicô, Tổng Giám mục giáo phận Manaus, ở Brazil, đã nói về “những con đường mới đang mở ra và giúp chúng ta hiểu cụ thể tính hiệp hành là gì”. Những gì đang được nảy sinh, “đó là một cách thức mới trở thành Giáo hội để loan báo Nước Thiên Chúa và Tin Mừng. Và đây là một tiến trình mà chúng ta cũng sẽ được mời gọi sống và đặc biệt là sau Thượng Hội đồng”.
ĐHY kể lại rằng tiến trình này đã bắt đầu ở Brazil, đặc biệt là ở Amazon, nơi “nhiều phụ nữ đã đứng đầu cộng đồng của họ, có nhiều phó tế vĩnh viễn”. Tóm lại, “Tôi tin rằng chúng ta được kêu gọi ngày càng sống tính liên văn hóa và liên tôn giáo hơn, bởi vì Giáo hội phải bén rễ sâu”.
Do đó, “những địa điểm, vốn là chủ đề của phần 4 trong công việc của Thượng Hội đồng”, là những nơi “mà chúng ta sống hằng ngày và giúp chúng ta hiểu được vai trò của mình” trong Giáo hội. Đức Hồng y kết luận: “Chúng ta hãy tự hỏi đâu là chỗ đứng của các hội đồng giám mục, đâu là chỗ đứng của những người di cư… v.v.”
Khởi động lại Tin Mừng
Hiểu làm thế nào khởi động lại sứ điệp Tin Mừng một cách cụ thể là một trong những yêu cầu lớn nhất “đang nổi lên và sẽ nổi lên trong công việc của những ngày này”, và sau đó chúng tôi sẽ “mang lại cho các Giáo hội địa phương của chúng tôi”. Đức Hồng y tân cử Roberto Repole, Tổng Giám mục giáo tỉnh Turin và Giám mục giáo phận Susa, cũng đã tâm sự rằng trong Giáo hội của ngài “có những giai đoạn thay đổi cũng phải được đọc dưới ánh sáng của tính hiệp hành được trải nghiệm ở Rôma”.
Tình hình khí hậu ở Brazil
Sau những phát biểu này, các nhà báo đã đặt câu hỏi về môi trường, vai trò của phụ nữ trong Giáo hội và sự hòa nhập người khuyết tật.
Về chủ đề tình trạng khẩn cấp về khí hậu, Đức Hồng y Steiner đã nói về tình hình bi thảm hiện đang xảy ra ở Amazon do thiếu mưa. Sự khan hiếm nước cũng ảnh hưởng đến các khu vực khác của Brazil. Hoạt động đánh bắt trái phép và ô nhiễm nguồn nước do thủy ngân cũng tạo nên bức tranh về tình trạng dễ bị tổn thương về môi trường đang đè nặng lên một hệ sinh thái mỏng manh cần được bảo vệ. Đức Tổng Giám mục giáo phận Manaus nói: “Ngay cả khi chúng ta không giải quyết nó một cách cụ thể, chúng ta biết rằng môi trường là một phần của tính hiệp hành, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, người mà, trong tông huấn Querida Amazonia, đã vạch ra một lối giải thích thực sự cho nó. Ở cấp giáo phận, chúng tôi cũng bàn về vấn đề này một cách cẩn thận”.
Hoạt động của phụ nữ trong Giáo hội Brazil
Về vai trò “thiết yếu” của phụ nữ trong Giáo hội, Đức Hồng y Steiner nhấn mạnh rằng tại khu vực Brazil nơi ngài xuất thân – nơi mà hơn 100 năm người dân sống không có linh mục – “các cộng đồng đã tự tổ chức và tiếp tục cầu nguyện. Phụ nữ đóng một vai trò cơ bản trong quá trình này”. Nhiều người trong số họ, trong tổng giáo phận rộng lớn trải rộng hơn 90.000 mét vuông, “có trách nhiệm với cộng đồng, họ cũng nhận được sự chăm sóc mục vụ về Bí tích Thánh Thể và lời Chúa, họ tích cực hoạt động trong Caritas, trong việc chăm sóc mục vụ cho nhà tù, với người trên đường phố.” Đối mặt với một số lượng tín hữu khổng lồ – chỉ riêng thành phố Manaus đã có 2.300.000 người, trong đó có 30.000 người Venezuela và 75.000 người bản địa – và với nhu cầu to lớn về các cuộc gặp gỡ với các nền văn hóa khác nhau, thành phần nữ giới không phải là thứ yếu, phụ nữ “đại diện cho Giáo hội của chúng tôi, một Giáo hội sẽ không thể như thế ngày nay nếu không có họ.”
Và về vấn đề gây tranh cãi nhiều về chức phó tế nữ, ngài nói: “Chúng tôi mong muốn ngay cả những cộng đồng xa xôi nhất cũng có thể cử hành một số bí tích, chẳng hạn như bí tích rửa tội. Nhiều người phụ nữ của chúng tôi thực sự là phó tế. Đối với chúng tôi, họ là phó tế về mọi mặt, ngay cả khi không chính thức. Chúng tôi không có lời nào để chỉ rõ vai trò này, nhưng họ đã làm được và thật đáng ngưỡng mộ. Tại sao không khôi phục chức thánh phó tế cho nữ? Chúng ta đã có một Giáo hội với khuôn mặt này rồi, chức phó tế nữ có thể song hành với chức phó tế nam. Tôi không nghĩ đó là vấn đề về giới tính mà là về ơn gọi”.
Sự phong phú của các hình thức thừa tác vụ
Đối với câu hỏi về sự độc thân của các linh mục – một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất năm 2019 trong Thượng Hội đồng đặc biệt về Amazon – Đức Tổng Giám mục người Brazil thừa nhận khó khăn khi làm việc với chỉ 172 linh mục cho một nghìn cộng đồng, và sự cần thiết đào sâu mối quan hệ giữa cộng đồng và thừa tác vụ. Về điểm này, Đức Hồng y tân cử Repole nói thêm rằng ngay trong Đại hội Thượng hội đồng, nhờ sự hiện diện của các giám mục từ các Giáo hội Đông phương, những người vốn cậy nhờ các linh mục đã kết hôn trong cộng đồng của họ, “có rất nhiều hình thức thừa tác vụ”, trong khi nữ tu người Ấn Độ đã giải thích rằng đối với một số vấn đề ở đất nước của sơ, có thể cần thêm thời gian.
Trả lời một câu hỏi, Paolo Ruffini đề cập đến việc bao gồm người khuyết tật: “Ít nhất trong những người thân cận của tôi, vấn đề này đã được thảo luận, và chúng tôi sẽ xem trong những ngày tới liệu Phiên họp chung có thảo luận về vấn đề này hay không. Chắc chắn rằng chủ đề này rất gần gũi với mọi người và người ta có thể làm được nhiều hơn thế. Nhưng khi chúng ta nói về những người nhỏ bé, những người bên lề xã hội, chúng ta cũng nói về những người khuyết tật.”
Tý Linh
(theo Lorena Leonardi và Roberto Paglialonga – Vatican News)
Tags: Môi-trường, nữ giới, Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO