THƯỢNG HỘI ĐỒNG : THƯ GỞI DÂN THIÊN CHÚA SẼ ĐƯỢC CÔNG BỐ VÀO NGÀY 25/10/2023
Chủ tịch Ủy ban thông tin Thượng Hội đồng, Paolo Ruffini, tuyên bố rằng việc đọc phiên bản đầu tiên của bức thư, vào cuối buổi sáng thứ Hai ngày 23/10 đã được chào đón bằng những tràng pháo tay, nhưng vẫn có thể có một số điều chỉnh. Đối với văn kiện tổng hợp của Thượng Hội đồng, nó sẽ được biết vào tối thứ Bảy, khi kết thúc công việc.
Buổi đọc bản thảo Thư gửi Dân Thiên Chúa đã được chào đón bằng những tràng pháo tay của cộng đoàn vào sáng thứ Hai. Theo lời mời gọi của Đức Hồng y Tổng Thư ký Mario Grech, “những gợi ý nhỏ về những thay đổi và bổ sung cho văn bản đã được đề xuất và chấp nhận, đặc biệt là liên quan đến các bản dịch sang các ngôn ngữ khác nhau”. Ông Paolo Ruffini, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban Thông tin, cho biết Bức thư sẽ được phê duyệt và công bố vào thứ Tư.
Thánh lễ và phiên làm việc buổi sáng
Ngày làm việc được khai mạc lúc 8, 45 sáng với thánh lễ tại Vương cung thánh đường Vatican do Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Rangoon, chủ tế. Sau đó, đối với phiên họp chung lần thứ 16, được điều phối bởi chủ tịch đại biểu, cha Giuseppe Bonfrate, trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô và 350 người tham dự, cha Timothy Radcliffe, nữ tu dòng Biển Đức Maria Ignazia Angelini, và linh mục thần học gia người Úc Ormond Rush đã phát biểu, trước khi Bức Thư gởi Dân Thiên Chúa được trình bày và thảo luận.
Đức Hồng Y Schönborn: đức tin, đức cậy và đức ái trong sự hiệp thông
Đức Hồng y Christoph Schönborn, Dòng Đa Minh, Tổng Giám mục Vienna, thành viên Hội đồng Thông thường của Ban Thư ký Thượng hội đồng, với kinh nghiệm thu thập được từ các Thượng hội đồng trước, đã chia sẻ một kỷ niệm từ năm 1965, vào cuối Công đồng Vatican II, khi ngài 20 tuổi và ngài là một sinh viên thần học. Đức Hồng y đã nghe bài thuyết trình của cha Karl Rahner và câu cuối cùng của thuyết trình viên vẫn còn in sâu trong tâm hồn ngài: “Nếu Công đồng này không đưa đến việc gia tăng đức tin, đức cậy và đức ái, thì mọi sự sẽ vô ích”. Đây là lý do tại sao, Đức Hồng y nói thêm, “tôi cũng sẽ nói điều tương tự về Thượng hội đồng này”. Là một nhà thần học, ĐHY Christoph Schönborn cũng tham gia vào năm 1985 tại Thượng hội đồng ngoại thường do Đức Gioan Phaolô II triệu tập hai mươi năm sau khi kết thúc Công đồng Vatican II.
Liên quan đến khái niệm “hiệp thông”, ngài tuyên bố có ấn tượng rằng “những gì chúng ta đang làm hiện nay, sau kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội đồng”, chính là tự hỏi “làm thế nào để sống hiệp thông trong Giáo hội. Sự hiệp thông trong đức tin, hiệp thông với Thiên Chúa duy nhất và Ba Ngôi, hiệp thông giữa các tín hữu và hiệp thông mở ra cho tất cả mọi người.” Làm thế nào để sống nó? Đức Hồng y Schönborn trả lời: “Tính hiệp hành là cách tốt nhất”. Đó là vấn đề suy nghĩ lại về tầm nhìn của Hiến chế Lumen gentium, trong đó đặt ra vấn đề về mầu nhiệm cao cả của Giáo hội. Giáo hội là một mầu nhiệm, là dân của Thiên Chúa, và chỉ khi đó chúng ta mới tiếp đến có thể đề cập vấn đề về cơ cấu phẩm trật của các thành viên trong Giáo hội.
Đức Hồng y cũng phê bình Châu Âu “không còn là trung tâm chính của Giáo hội nữa”. Châu Mỹ Latinh, Châu Á, Châu Phi và các hội đồng lục địa của họ đang dẫn đầu, trong khi hàng giám mục Châu Âu chưa khai thác được tiềm năng đã được phát triển, chẳng hạn, bởi FABC (Liên hội đồng Giám mục Á Châu) và CELAM (Liên hội đồng giám mục châu Mỹ Latinh). Ở lục địa già, ngài thừa nhận, “chúng ta đã tụt hậu một chút so với tính hiệp hành đã trải qua. Cần có một lực thúc đẩy.” Ngài lấy ví dụ là Hội đồng Giám mục Châu Âu chưa bao giờ có quan điểm chung về thảm kịch người di cư. Đức Tổng Giám mục người Áo kết thúc bằng việc đề cập đến các Giáo hội Đông phương luôn trải qua tính hiệp hành không thể tách rời khỏi phụng vụ. Do đó lời mời gọi trân trọng một đức tin được cử hành trước khi thảo luận.
Đức Hồng y Aguiar Retes: tính liên tục của thượng hội đồng
Đức Hồng y Carlos Aguiar Retes, Tổng Giám mục Mexico, một trong những chủ tịch đại biểu của Đại hội và là thành viên được Đức Giáo hoàng bổ nhiệm, đã nhắc lại Thượng hội đồng năm 2012 mà Đức Bênêđíctô XVI mong muốn về việc tân Phúc âm hóa, đã kết luận rằng việc truyền bá đức tin đã bị “bẻ gãy”: “ Các gia đình không còn có thể nói chuyện với các thế hệ mới. Đây là lý do tại sao Thượng hội đồng đầu tiên của Đức Phanxicô được dành riêng cho các gia đình, là điều cơ bản về mặt này. Và điều quan trọng là phải làm việc với họ để tiếp cận giới trẻ, những người mà Thượng hội đồng kế tiếp vào năm 2018 đã dành riêng cho họ”. Nói về trải nghiệm của bản thân với các thế hệ mới tại Tổng Giáo phận Tlalnepantla, nơi ngài là chủ chăn trước khi chuyển đến thủ đô Mexico, ngài cho biết đã gặp gỡ những người trẻ thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, nhằm mục đích đối thoại nhằm thúc đẩy tình bạn vượt qua ranh giới xã hội. Những cuộc gặp gỡ này khiến ngài nghĩ rằng “khát vọng đức tin phải được truyền tải bởi những người trẻ sống đức tin”. ĐHY nói tiếp, đây là lý do tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi ngài tham gia Thượng hội đồng về Amazon. Suy ngẫm về tầm quan trọng của biến đổi khí hậu và việc bảo vệ công trình tạo dựng, ngài nhận ra rằng điều quan trọng là có thể tin tưởng vào sự nhạy cảm về sinh thái của những người trẻ nhất: “Do đó, cần phải giúp họ hiểu Lời Chúa về những vấn đề này”. Cuối cùng, Đức Hồng y đã nói về tiến trình hiệp hành tại Tổng giáo phận Mexico của ngài vào tháng 10 năm 2021. Kinh nghiệm thăm viếng thực tế địa phương, với phương pháp dựa trên sự đồng thuận, đối thoại và lắng nghe lẫn nhau, mà những thành quả của chúng được nêu bật chung để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bởi vì, ngài kết luận, “con đường của Giáo hội, đó là tính hiệp hành”.
ĐHY Aveline: lắng nghe, thinh lặng, cầu nguyện và sự tự do
Đức Hồng y Jean-Marc Aveline, Tổng Giám mục Marseille, hiện diện tại Thượng hội đồng với tư cách là thành viên theo sự bổ nhiệm của Giáo hoàng, được bầu vào Ủy ban báo cáo tổng hợp, bắt đầu bằng việc bày tỏ những cảm xúc đã đồng hành cùng ngài trong trải nghiệm Thượng hội đồng đầu tiên của ngài tại Vatican: “Niềm vui về một cuộc phiêu lưu mới, sự tò mò được gặp gỡ mọi người từ khắp nơi trên thế giới để trao đổi kinh nghiệm; nhưng cũng là mối quan tâm về những thông tin về cuộc chiến nhận được ngay từ đầu công việc”. Đối mặt với những sự kiện bi thảm này, Đức Hồng y Aveline nhấn mạnh, “Giáo hội phải lãnh lấy trách nhiệm làm lan tỏa một cách mạnh mẽ hơn nữa thông điệp về tình yêu của Thiên Chúa trên thế giới”.
Đức Tổng Giám mục Marseille thừa nhận đã đến Rôma với một chút e ngại vì thực tế là ở Pháp, “không phải tất cả mọi người đều tham gia vào tiến trình hiệp hành và do đó vẫn còn một hạn chế về sự tiến triển » để giúp nhiều người hơn tham gia vào cuộc hành trình chung này. Đức Hồng y nhắc lại rằng điều này “đặt ra nhiều kỳ vọng về những quyết định cuối cùng vốn sẽ phản ánh trách nhiệm chung của chúng ta”. Ngài kết luận rằng tuần này sẽ là “một tuần quyết định, trong đó chúng ta sẽ trải qua những giai đoạn quan trọng, cố gắng nhất trí về nhiều vấn đề khác nhau và giảm bớt những khác biệt. Những tháng tới sẽ là thời điểm chúng ta gặt hái những thành quả mà chúng ta đã gieo”.
Sơ Rigon: hành động để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn
Nữ tu Samuela Maria Rigon, Bề trên tổng quyền của Dòng Nữ tu Mẹ Sầu Bi, giáo sư Xã hội học tại Đại học Giáo hoàng Grégorien, người tham gia Thượng hội đồng với tư cách là thành viên được Đức Giáo hoàng bổ nhiệm, tiếp đến nói lên sự ngạc nhiên của mình khi được triệu tập tham dự Thượng hội đồng: “Trong lời cầu nguyện , tôi đã chấp nhận, như lời mời gọi của Chúa, được mời gọi tham dự Thượng hội đồng, với tư cách là một người nữ đã được rửa tội, là một Kitô hữu và một người sống đời thánh hiến”. Và Thượng hội đồng hóa ra là “một trải nghiệm rất phong phú, trong đó tôi chạm đến đến tính phổ quát của Giáo hội”. Sơ nói tiếp : một kinh nghiệm được sống như “một lời mời gọi về khiêm nhường; và quan điểm của tôi chỉ là một cửa sổ ở phía chân trời có thể giúp tạo nên một bức tranh khảm tuyệt đẹp”.
Sơ nói : “Kể từ hôm qua, tôi đã mang theo mình ba lời từ phụng vụ Thánh Thể trong đó thánh Phaolô Tông đồ nói với chúng ta về đức tin cần cù, về việc làm việc chăm chỉ trong bác ái, về sự vững vàng trong niềm hy vọng vào Chúa Giêsu Kitô. Nếu điều này nảy ra từ Thượng hội đồng này, thì chúng ta đã thực hiện một cuộc cách mạng tích cực thực sự”; bởi vì, Sơ nói thêm, “chúng ta đã nhận được một hạt giống quan trọng mà Chúa sẽ làm cho lớn lên bất chấp chúng ta hoặc với chúng ta.” Về nguyên tắc này, Nữ tu Samuela đề cập đến tư tưởng của Thánh Phanxicô Assisi: “Hôm nay tôi lại bắt đầu trở thành một Kitô hữu khác”. Sơ nói, nếu mọi người có thể thức dậy mỗi ngày với suy nghĩ này, “chúng ta sẽ có một sự biến đổi”.
Văn kiện tổng hợp sẽ được công bố vào tối thứ Bảy
Trả lời câu hỏi của một nhà báo, Paolo Ruffini chỉ ra rằng cuộc bỏ phiếu, mà các phương thức của nó vẫn chưa được xác định, và việc phổ biến văn kiện tóm tắt đã được lên kế hoạch vào tối thứ Bảy. Về câu hỏi thứ hai – muốn biết trong Mật nghị tương lai, liệu Thượng hội đồng hiện tại có nên được tính đến về mặt nội dung và hình thức hay không – Đức Hồng y Aguilar Retes giải thích rằng “nếu những gì đã được thảo luận và trải nghiệm được đưa vào thực hành, thì sẽ có một con đường để đi.” Ngài nói thêm, mọi thứ đều phụ thuộc “vào những gì sẽ được thực hiện khi mọi người quay trở lại giáo phận của mình”.
Một câu hỏi khác liên quan đến phương pháp làm việc được thông qua trong Đại hội và khả năng áp dụng nó ở các cấp độ khác nhau của Giáo hội, mở rộng sự tham gia của giáo dân và phụ nữ. Đức Hồng y Schönborn nhắc lại bài phát biểu năm 2015 của ngài về chủ đề tính hiệp hành, trong đó, khởi từ Công đồng Giêrusalem, ngài giải thích rằng, trên hết, phương pháp là lắng nghe, nghĩa là lắng nghe những gì Thiên Chúa thể hiện qua kinh nghiệm của cuộc hành trình. Kết luận của Thượng hội đồng đến từ sự lắng nghe và sự phân định chung này. Đức Hồng y nói thêm rằng ngài đã quen với một phương pháp tương tự, được thực hành tại Tổng Giáo phận Vienna và, về vấn đề này, ngài nhắc lại rằng từ năm 2015 đến nay đã có 5 đại hội giáo phận với 1.400 người tham gia, “một biểu hiện của toàn thể người dân Thiên Chúa.” Ngài nói, ngay cả khi không có cuộc bỏ phiếu, việc lắng nghe và hiệp thông vẫn được trải nghiệm. Ngài nhấn mạnh, điều quan trọng là “cuối cùng, các quyết định phải được đưa ra”. Thật vậy, “Công đồng Giêrusalem đã đưa ra một quyết định cơ bản đối với lịch sử của Giáo hội, và con đường để đạt được điều đó là con đường chúng ta đọc trong Sách Công vụ Tông đồ. Phương pháp này được đặc trưng bởi ba giai đoạn: lắng nghe, thinh lặng, thảo luận”.
Tiếp đến, Sơ Rigon nhấn mạnh rằng thông qua phương pháp áp dụng cho Thượng hội đồng, khía cạnh thiết yếu vẫn là lắng nghe. Sơ nói: “Mọi người phải khám phá lại chiều kích này, tại nơi làm việc, trong gia đình, trong các cộng đồng tu trì. Mỗi người đều phải có cơ hội chia sẻ và được lắng nghe. Không phải ngẫu nhiên mà giới răn đầu tiên của Kinh thánh là “Hỡi Israel, hãy lắng nghe””.
Bản chất của Thượng hội đồng không thay đổi
Trả lời những lời chỉ trích đặt vấn đề về tính nguyên vẹn của Thượng hội đồng Giám mục do sự hiện diện của giáo dân trong số các đại biểu, Đức Hồng y Schönborn nhấn mạnh rằng, theo ý kiến của ngài, “điều này không đặt ra vấn đề gì, bởi vì Thượng hội đồng vẫn là một Thượng hội đồng giám mục, ngay cả khi nó có sự tham gia thực sự của những người không phải là giám mục. Đó là một cơ quan dùng để thực thi trách nhiệm hợp đoàn. Bản chất của nó không thay đổi, nó chỉ được mở rộng và kinh nghiệm hoàn toàn tích cực”. Mặt khác, Đức Hồng y nói, “luôn luôn có các chuyên gia giáo dân, với những bài tham luận rất quan trọng, nhưng giờ đây có một mối quan hệ chặt chẽ hơn nhiều trong một Thượng hội đồng Giám mục với sự tham gia được mở rộng”.
Về câu hỏi liệu việc mất đi tính thượng hội đồng có dẫn đến chia rẽ trong Giáo hội hay không và ở mức độ nào tất cả các Giáo hội có thể được mời gọi đi theo một con đường chung, Đức Hồng y nhấn mạnh rằng sự chia rẽ giữa các Kitô hữu chắc chắn là một trở ngại cho việc chứng tá; nhưng, ngài nói, đề cập đến lời của một tu sĩ Chính thống Coptic, “có lẽ Thiên Chúa cho phép ‘sự xấu hổ’ này bởi vì chúng ta chưa có khả năng tận dụng tốt sự hiệp nhất vì lợi ích của nhân loại”.
Tiếp đến, Đức Hồng y Aguiar Retes đã nói về kinh nghiệm của Hội đồng Giám mục Mexico, tại một đất nước có 180 triệu dân, 80% trong số đó là người Công giáo, hiệp nhất xung quanh một lòng đạo đức gắn liền với Đức Mẹ Guadalupe. Tuy nhiên, điều kiện khác nhau giữa miền bắc, miền nam và miền trung Mexico. Trong chuyến tông du năm 2016, Đức Thánh Cha đã kêu gọi một tiến trình chắc chắn để đáp ứng nhu cầu của bối cảnh văn hóa xã hội. Và trong vấn đề này, sự đa dạng không phải là một trở ngại: có nhiều cách thức hoạt động (modus operandi) khác nhau, nhưng tất cả đều tập trung nỗ lực vào lợi ích của Giáo hội.
Về phần mình, Đức Hồng y Aveline nhấn mạnh rằng khoảnh khắc hiệp nhất tuyệt vời của Thượng hội đồng là buổi cầu nguyện đại kết “Together” (Cùng nhau), vào ngày 30 tháng 9, nơi mọi người đều có mặt xung quanh Chúa Kitô chịu đóng đinh, “bởi vì ước muốn hiệp nhất lớn lên trong việc chiêm ngưỡng Đấng Chịu Đóng Đinh, vì sự yếu đuối của Chúa Kitô là con đường chắc chắn duy nhất dẫn đến sự hiệp nhất”.
Chỉ có Đức Giáo Hoàng mới có thể mang lại những thay đổi cho Sách Giáo Lý
Trả lời câu hỏi về việc một số người Lgbtq+ có thể cảm thấy bị tổn thương bởi những lời trong Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo nói đến “rối loạn” đạo đức, Đức Hồng y Schönborn kể lại rằng chính ngài từng là thư ký biên soạn Sách Giáo Lý. Ngài nói: “Đó là công việc của Giáo hội, được Đức Giáo hoàng ban hành. Và kể từ đó, chỉ có một sự thay đổi duy nhất, khi Đức Phanxicô can thiệp vào án tử hình”. Việc có những thay đổi khác hay không chỉ phụ thuộc vào quyết định của Đức Thánh Cha. Tiếp đến, Đức Hồng y đề nghị luôn luôn “đọc các văn bản trong tính tổng thể của nó”. Ngài nói thêm, đây là những vấn đề thuộc về thần học luân lý, nhưng nguyên tắc là “có một trật tự khách quan và những nhân vị. Họ luôn có quyền được tôn trọng, ngay cả khi họ phạm tội – điều mà tất cả chúng ta đều làm, kể cả tôi. Chúng ta có quyền được tôn trọng. Chúng ta có quyền được chấp nhận”, như họ được Chúa tôn trọng, chấp nhận.
Cuối cùng, liên quan đến mối quan hệ giữa Huấn Quyền, sự đóng góp của các nhà thần học và sensum fidelium (cảm thức đức tin của dân Thiên Chúa), một lần nữa Đức Hồng y Schönborn giải thích rằng chúng ta phải đọc lại những gì thánh Gioan XXIII đã nói ở đầu Công đồng Vatican II về tính bất biến của giáo lý và cách thức nó được trình bày. Ngài nói thêm: “Có những sự phát triển lớn lao ở mức độ hiểu biết, nhưng cũng có tính bất biến của đức tin: chúng ta không thể thay đổi giáo lý về Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm Nhập Thể hay việc thiết lập Bí tích Thánh Thể”. Đây là nền tảng của Kinh Tin Kính vốn có giá trị trên toàn thế giới, và ngay cả khi các nền văn hóa khác nhau, bản chất của đức tin không thể thay đổi, ngay cả khi nó đã tiến triển rất nhiều kể từ thời các Tông đồ.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Phanxicô-I, synode, Đồng-tính
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO