TÌM HIỂU ĐẠI CƯƠNG VỀ XÃ HỘI HỌC
Bài 1. XÃ HỘI HỌC LÀ GÌ ?
- Định nghĩa xã hội học
Xã hội học là việc nghiên cứu có hệ thống về hành xử xã hội và các nhóm người. Nó chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội trên các thái độ và hành xử của con người và trên cách thức các xã hội được thiết lập và thay đổi.
Đây là định nghĩa đơn giản nhất của Xã hội học : nó là việc nghiên cứu các xã hội con người. Qua sự tổng hợp việc phân tích lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, xã hội học cung cấp một sự hiểu biết quan trọng và có hệ thống về các tiến trình vốn hình thành nên xã hội mà chúng ta đang sống. Qua việc tập trung vào các mô hình và các lực lượng xã hội vốn ảnh hưởng đến con người, xã hội học cung cấp một đối trọng với cách thức cá nhân mà cuộc sống trong các xã hội hiện đại thường được xem xét. Điều này có nghĩa rằng đối với các nhà xã hội học cuộc sống của các cá nhân chỉ có thể được hiểu xuyên qua việc nghiên cứu khung cảnh xã hội mà họ đang sống. Vì thế, nghiên cứu xã hội học làm cho các cá nhân có khả năng hiểu bản chất của các mô hình nơi các nhóm và đời sống tập thể mà họ là một phần trong đó, chẳng hạn các gia đình, các văn hóa giới trẻ, những nơi làm việc, các cộng đồng sắc tộc hay xã hội toàn thể. Như thế môn xã hội học xem xét điều vốn làm nên kinh nghiệm thường nhật và đời sống xã hội của chúng ta.
Xã hội học tập trung vào việc hiểu biết cách hệ thống sự tương tác xã hội, việc tổ chức xã hội, những thể chế xã hội và sự thay đổi xã hội. Những đề tài chính trong suy tư xã hội học bao gồm sự tương tác giữa các nhân và xã hội, xã hội vừa ổn định vừa thay đổi như thế nào, những nguyên nhân và hậu quả của sự bất bình đẳng xã hội, và việc xây dựng đời sống con người về mặt xã hội. Hiểu biết xã hội học giúp khám phá và giải thích các mô hình xã hội và nhận thấy làm thế nào những mô hình như thế thay đổi qua thời gian và trong những khung cảnh khác nhau.
- Nguồn gốc xã hội học
Xã hội học là một môn học tương đối mới mẻ so với hóa học, toán học, sinh học, triết học và những môn học khác vốn có từ hàng ngàn năm nay. Xã hội học đã bắt đầu như là một nỗ lực trí thức/triết học bởi một người Pháp có tên là Auguste Comte (sinh 1798 và mất 1857). Ông được coi như là người sáng lập nên môn xã hội học và đã tạo ra thuật ngữ xã hội học vào năm 1838.
- Khả năng sáng tạo của xã hội học
Trong nỗ lực hiểu biết hành xử xã hội, các nhà xã hội học dựa vào một loại tư tưởng sáng tạo khác thường. C. Wright Mills đã mô tả tư tưởng đó như là khả năng sáng tạo của xã hội học – một nhận thức về mối tương quan giữa một cá nhân và xã hội rộng lớn hơn. Nhận thức này cho phép tất cả chúng ta (chứ không chỉ các nhà xã hội học) hiểu các mối liên hệ giữa các khung cảnh xã hội ngôi vị, tức thời và thế giới xã hội khiếm ngôi, xa xôi đang vây quanh chúng ta và giúp hình thành nên chúng ta.
Một yếu tố chính yếu trong khả năng sáng tạo xã hội học là khả năng xem xét xã hội của mình như là một người ở bên ngoài (xem xét) hơn là chỉ từ quan điểm về những kinh nghiệm cá nhân và những xu hướng văn hóa. Xem xét điều gì đó đơn giản như thói quen vừa đi vừa ăn. Ở Hoa Kỳ người ta vừa đi vừa uống cà-phê hay ăn sô-cô-la trên đường.
Các nhà xã hội học sẽ xem xét điều này như là một mô hình hành xử có thể chấp nhận được bởi vì những người khác xem đó là có thể chấp nhận được. Thế nhưng các nhà xã hội học cần vượt quá một nền văn hóa để đặt thói quen cho đúng viễn cảnh. Lối hành xử « bình thường » này là hoàn toàn không thể chấp nhận được ở một số nơi khác trên thế giới. Chẳng hạn, ở Nhật Bản người ta không vừa đi vừa ăn. Những người buôn bán bên vệ đường và những chiếc máy bán hàng phân phối thức ăn ở khắp nơi, nhưng người Nhật sẽ dừng lại để ăn hay uống bất cứ thứ gì họ mua trước khi tiếp tục đi. Trong mắt họ, làm điều gì khác trong khi ăn cho thấy sự thiếu kính trọng đối với những người chuẩn bị thức ăn, ngay cả thức ăn từ máy bán hàng.
Khả năng sáng tạo xã hội học cho phép chúng ta vượt quá kinh nghiệm và những quan sát cá nhân để hiểu những vấn đề công cộng rộng lớn hơn. Chẳng hạn, ly dị chắc chắn là một sự gian khổ bản thân đối với một người chồng và vợ chia ly. Tuy nhiên, C. Wright Mills đã chủ trương sử dụng khả năng sáng tạo xã hội học để xem xét ly dị không chỉ như là vấn đề cá nhân của một người nam hay nữ riêng biệt, nhưng đúng hơn như là một sự quan tâm xã hội. Từ quan điểm này, một sự gia tăng tỉ lệ ly dị sẽ được dùng để đánh giá lại một thể chế xã hội quan trọng là gia đình.
- Xã hội học và cảm thức chung
Xã hội học tập trung vào việc nghiên cứu hành xử của con người. Thế nhưng hết thảy chúng ta đều có kinh nghiệm với hành xử con người và ít nhất là sự hiểu biết nào đó về nó. Chẳng hạn, hết thảy chúng ta đều có thể có những lý thuyết về việc tại sao người ta mua vé số hay tại sao người ta trở thành vô gia cư. Những lý thuyết và những ý kiến của chúng ta cách điển hình đến từ « cảm thức chung » – tức là, từ những kinh nghiệm và những cuộc đối thoại của chúng ta, từ những gì chúng ta đọc được, từ những gì chúng ta thấy trên truyền hình…
Trong đời sống thường nhật của chúng ta, chúng ta dựa vào cảm thức chung để vượt qua nhiều hoàn cảnh xa lạ. Tuy nhiên, sự hiểu biết chung này, trong khi thỉnh thoảng chính xác, là không luôn luôn đáng tin cậy, bởi vì nó dựa vào những niềm tin chung, hơn là vào sự phân tích hệ thống các sự kiện.
Giống như các nhà khoa học xã hội khác, các nhà xã hội học không chấp nhận điều gì như là một sự kiện bởi vì « mọi người đều biết nó ». Thay vào đó, mỗi mảnh thông tin phải được kiểm nghiệm và ghi lại, rồi được phân tích trong tương quan với các dữ kiện khác. Các nhà xã hội học dựa vào những nghiên cứu khoa học để mô tả và hiểu một môi trường xã hội. Đôi khi, những khám phá của các nhà xã hội học có thể xem ra giống như cảm thức chung bởi vì chúng liên quan đến những khía cạnh của đời sống mỗi ngày. Sự khác biệt là ở chỗ những khám phá như thế đã được kiểm nghiệm bởi các nhà nghiên cứu.
Bài 2. XÃ HỘI HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC XÃ HỘI
- Phải chăng xã hội học là một khoa học ?
Thuật ngữ khoa học liên quan đến tập hợp kiến thức vốn được thủ đắc bởi những phương pháp dựa trên sự quan sát có hệ thống. Cũng giống như các nhà nghiên cứu trong các môn khoa học khác, các nhà xã hội học dấn thân vào công việc nghiên cứu cách có tổ chức, có hệ thống về các hiện tượng (trong trường hợp này, lối hành xử của con người) để nâng cao sự hiểu biết. Tất cả các nhà khoa học, dù nghiên cứu các loại nấm hay những kẻ giết người, đều cố gắng thu tập thông tin chính xác xuyên qua các phương pháp nghiên cứu vốn khách quan hết sức có thể. Họ dựa vào việc ghi nhận cẩn thận các quan sát và việc thu thập các dữ liệu.
- Xã hội học và các Khoa học xã hội
Thông thường, các khoa học được phân chia thành các khoa học tự nhiên và xã hội. Khoa học tự nhiên nghiên cứu các đặc nét tự nhiên của thiên nhiên và những cách thức qua đó chúng tương tác và thay đổi. Thiên văn học, sinh vật học, hóa học, địa chất học và vật lý học là những khoa học hoàn toàn tự nhiên. Khoa học xã hội nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của xã hội loài người. Các khoa học xã hội bao gồm xã hội học, nhân chủng học, kinh tế học, lịch sử, tâm lý học và khoa học chính trị. Những môn khoa học xã hội này đều tập trung vào thái độ hành xử xã hội của con người, thế nhưng mỗi môn đều có một định hướng riêng.
Nhân chủng học : Thường có một quan niệm sai lầm rằng nhân chủng học và các nhà nhân chủng học chỉ quan tâm đến việc nghiên cứu các xã hội tiền công nghiệp và phi công nghiệp. Quả thực, có nhiều tài liệu văn chương cổ điển về nhân chủng học đã tập trung vào các xã hội phi công nghiệp hoặc những gì mà những người thực hành thường ám chỉ như là « các xã hội nguyên thủy » – dó đó cho thấy cảm thức thiên lệch của họ về sự trỗi vượt văn hóa hay sắc tộc. Nhưng môn học này cũng quan tâm đến thế giới hiện đại. Nhân chủng học nghiên cứu sự phát triển và văn hóa của con người theo cách thức so sánh và có hệ thống, với một sự quan tâm đến các cơ cấu và sự phát triển thể lý và văn hóa của nhân loại.
Kinh tế học : Việc nghiên cứu sự sản xuất vật chất, sự tiêu thụ và sự phân phối là tầm nhìn của kinh tế học. Kinh tế học thường được định nghĩa như là việc nghiên cứu sự sản xuất, sự phân phối, sự trao đổi, và sự tiêu thụ các hàng hóa và các dịch vụ khác nhau. Bởi vì các kinh tế gia bàn về nhiều vấn đề, từ các cơ cấu định giá ở địa phương cho đến các mô hình thương mại quốc tế, nên môn học được phân chia thành kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Kinh tế vĩ mô tập trung vào việc nghiên cứu « bức tranh to lớn » hay cấp độ tổng thể, xem xét các mô hình rộng lớn hơn của sự sản xuất, tiêu thụ, sự tiết kiệm, và việc đầu tư ở cấp độ quốc gia và quốc tế, cũng như xem xét sự tác động của các hoạt động và chính sách của chính phủ. Kinh tế vi mô liên quan đến hoạt động kin htế và lối hành xử liên quan ở bình diện các đon vị quyết định cá nhân và liên quan đến các lý thuyết sản xuất, tiêu thụ và phân phối.
Địa chất học : Con người tồn tại trong một mối quan hệ thân mật với môi trường tự nhiên của Trái Đất. Địa chất học tập trung nghiên cứu các đặc tính và các đặc điểm tự nhiên của Trái Đất và mối quan hệ của những đặc tính và đặc điểm tự nhiên này với loài người, bằng những nghiên cứu gần đây từ mối quan hệ giữa thời gian và không gian cho đến sự phát triển của các khu vực thành thị. Địa chất học « nằm » đâu đó giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, ở một số đại học, nó được coi như là khoa học tự nhiên và ở một số đại học khác, nó là một khoa học xã hội. Cũng giống như các môn khác, có những chuyên biệt nội tại, với những chuyên biệt chủ chốt là địa chất học tự nhiên và văn hóa (hay nhân văn). Trong một kỷ nguyên của những cuộc khủng hoảng môi trường nghiêm trọng đang gia tăng, việc nghiên cứu của địa chất học về mối tương quan giữa môi trường tự nhiên và loài người đã trở nên đặc biệt quan trọng.
Lịch sử : tầm quan trọng của việc học biết từ quá khứ đã là một phần của kiến thức chung của hầu như mỗi xã hội loài người. Trong sự sắp xếp ở đại học, môn học này đóng một vai trò quan trọng bởi vì, theo đinh nghĩa, lịch sử là việc nghiên cứu sự phát triển của con người và xã hội qua các thời đại. Khi các sử gia nghiên cứu dữ liệu quá khứ của sự phát triển xã hội của con người, họ làm thế với đối mắt xác định liệu có những mô hình hay liệu các biến cố đã xảy ra là những phần độc nhất của một tiến trình rộng lớn hơn và lâu dài hơn không.
Khoa học chính trị : Khoa học chính trị là khoa học xã hội mà nhiệm vụ của nó có lẽ hầu như được hiểu cách rõ ràng bởi người trung bình. Cho dù hầu hết những người không chuyên môn không hoàn toàn hiểu toàn bộ những mối quan tâm mà các nhà khoa học chính trị phát biểu. Trong việc tập trung vào sự tổ chức, cơ cấu, hoạt động, và việc điều hành chính thể, bao gồm hoạt động của chính phủ, các nhà khoa học chính trị hầu như thường quan tâm sâu xa tới lịch sử và sự phát triển của các thể chế này. Trong khi các nhà khoa học chính trị, mà xuất hiện trên truyền hình để đưa ra lời bình luận về việc bầu cử và những vấn đề thuộc hiến pháp, đều chắc chắn quan tâm đến các đảng chính trị và việc bỏ phiếu, thì họ cũng có thể quan tâm đến các lý thuyết về quyền lực chính trị và chính phủ và đến việc nghiên cứu so sánh mọi khía cạnh của việc đưa ra quyết định ở bình diện chính trị và xã hội.
Tâm lý học : Nếu các nhà khoc học chính trị hầu như xuất hiện trên các tin tức truyền hình, thì các nhà tâm lý được mô tả thường hơn trong các bộ phim hay các vỡ kịch truyền hình. Với tư cách là một môn học, tâm lý học tập trung vào việc nghiên cứu tâm trí, nhân cách, lối cư xử cá nhân, và những tiến trình tâm trí khác nhau. Các nhà tâm lý tập trung vào những vùng hay khu vực chuyên biệt khác nhau trong môn học, từ cư xử và thực nghiệm cho đến bệnh lý và xã hội. Những lãnh vực quan tâm chính yếu trong phạm vi cư cử bao gồm kiến thức, trí tuệ, cảm xúc, suy nghĩ, trí nhớ, và nhận thức, trong khi tâm lý học ứng dụng quan tâm đến việc chẩn đoán và chữa trị nhân cách, kiến thức, và những rối loạn khác.
Vậy xã hội học tập trung vào điều gì ? Nó nhấn mạnh đến ảnh hưởng mà xã hội tác động đến thái độ và hành xử của con người và những cách thức qua đó con người hình thành nên xã hội. Con người là con vật xã hội ; vì thế, các nhà xã hội học xem xét cách khoa học mối quan hệ xã hội của chúng ta với người khác.
BÀI 3. CÁC QUAN ĐIỂM XÃ HỘI HỌC
Các lý thuyết xã hội học cung cấp cho chúng ta những quan điểm khác nhau để xem xét thế giới xã hội của chúng ta. Một quan điểm đơn giản là một cách nhìn thế giới. Một lý thuyết là một tập hợp những đề nghị hay những nguyên tắc tương liên nhằm trả lời cho một vấn đề hay giải thích một hiện tượng riêng biệt nào đó ; nó cung cấp cho chúng ta một quan điểm.
Các lý thuyết xã hội học giúp chúng ta giải thích và dự báo thế giới xã hội mà chúng ta đang sống. Xã hội học bao hàm ba quan điểm lý thuyết chính : quan điểm chức năng, quan điểm xung đột, và quan điểm tương tác biểu tượng (thỉnh thoảng còn được gọi là quan điểm tương tác, hay đơn giản là cái nhìn vi mô). Mỗi quan điểm đưa ra những giải thích khác nhau về thế giới xã hội và lối ứng xử của con người.
Quan điểm chức năng
Quan điểm chức năng đa phần dựa vào công trình nghiên cứu của Herbert Spencer, Emile Durkheim, Talcott Parsons, và Robert Merton. Theo thuyết chức năng, xã hội là một hệ thống những thành phần tương liên vốn hoạt động hài hòa với nhau để duy trì một tình trạng cân bằng và sự quân bình xã hội cho toàn bộ. Chẳng hạn, mỗi thể chế xã hội đóng góp những chức năng quan trọng cho xã hội : Gia đình cung ứng một khung cảnh cho việc sinh sản, nuôi dưỡng, và xã hội hóa con cái ; giáo dục mang lại một cách thức truyền đạt những kỹ năng, kiến thức và văn hóa của xã hội cho thế hệ trẻ ; chính trị cung cấp một phương tiện cai trị các thành viên xã hội ; kinh tế cung ứng cho việc sản xuất, phân phối, và tiêu thụ hàng hóa và các dịch vụ ; và tôn giáo mang lại những hướng dẫn luân lý và một phương thế cho việc thờ phượng một đấng quyền năng tối cao.
Quan điểm chức năng nhấn mạnh đến sự tương liên của xã hội bằng việc tập trung vào cách thức mỗi thành phần ảnh hưởng thế nào và chịu ảnh hưởng bởi các thành phần khác thế nào. Chẳng hạn, sự gia tăng các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ nuôi con hay cả hai vợ chồng đều có thu nhập đã đóng góp vào số các con cái thất bại tại trường học bởi vì cha mẹ đã trở nên ít sẵn sàng hơn trong việc theo dõi bài tập về nhà của con cái mình. Do những thay đổi về công nghệ kỹ thuật, các trường đại học đang mang lại những chương trình kỹ thuật hơn, và nhiều người lớn tuổi đang trở lại trường học để học những kỹ năng mới vốn được đòi hỏi ở nơi làm việc. Con số ngày càng gia tăng của các phụ nữ nơi lực lượng lao động đã đóng góp vào việc hình thành các chính sách chống lại việc quấy rối tình dục và sự kỳ thị việc làm.
Những người theo thuyết chức năng sử dụng thuật ngữ « chức năng » và « hỏng chức năng » để mô tả những hậu quả của các yếu tố xã hội trên xã hội. Những yếu tố xã hội là thuộc chức năng nếu chúng đóng góp vào sự ổn định xã hội, và hỏng chức năng nếu chúng phá hỏng sự ổn định xã hội. Một số khía cạnh xã hội có thể là vừa chức năng vừa hỏng chức năng. Chẳng hạn, tội phạm là hỏng chức năng ở chỗ nó gắn liền với bạo lực thể lý, mất mát tài sản, và sợ hãi. Nhưng theo Durkheim và các nhà theo thuyết chức năng khác, tội phạm cũng có chức năng đối với xã hội bởi vì nó dẫn đến ý thức cao độ về những mối liên hệ luân lý chung và những sự gắn bó xã hội ngày càng gia tăng.
Các nhà xã hội học đã xác định hai loại chức năng : hiển nhiên và tiềm tàng (Merton 1968). Các chức năng hiển nhiên là những hậu quả mà được mong đợi và thường được thừa nhận. Những chức năng tiềm tàng là những hậu quả không được mong đợi và thường bị che giấu. Chẳng hạn, chức năng hiển nhiên của việc giáo dục là truyền đạt kiến thức và những kỹ năng cho giới trẻ của xã hội. Nhưng các trường tiểu học công cũng dùng như là người giữ trẻ đối với các bậc phụ huynh được thuê làm, và các trường đại học dành một chỗ cho những người tuổi mới lớn (thanh niên) để gặp gỡ các bạn bè tiềm tàng. Các chức năng giữ trẻ và chọn lựa bạn bè không phải là những chức năng mong đợi hay thường được thừa nhận của việc giáo dục ; do đó, chúng là những chức năng tiềm tàng.
Quan điểm xung đột
Quan điểm chức năng nhìn xã hội như được bam gồm bởi nhiều thành phần khác nhau đang cùng nhau hoạt động. Trái lại, quan điểm xung đột nhìn xã hội như được bao gồm bởi nhiều nhóm khác nhau và cạnh tranh lợi ích đối với quyền lực và tài nguyên. Quan điểm xung đột giải thích các khía cạnh khác nhau của thế giới xã hội của chúng ta bằng cách xem xét các nhóm nào có quyền lực và được lợi từ một sự sắp xếp xã hội riêng biệt.
Nguồn gốc của quan điểm xung đột có thể được tìm thấy từ những tác phẩm cổ điển của Karl Marx. Marx gợi ý rằng mọi xã hội đều trải qua những giai đoạn phát triển kinh tế. Vì các xã hội tiến triển từ nông nghiệp sang công nghiệp, nên mối quan tâm đối với việc đáp ứng các nhu cầu sống còn được thay thế bằng mối quan tâm đối với việc tìm kiếm lợi nhuận, dấu phân biệt của một hệ thống tư bản chủ nghĩa. Việc công nghiệp hóa dẫn đến sự phát triển của hai giai cấp trong dân chúng : giai cấp tư sản, hay những ông chủ của các phương tiện sản xuất (chẳng hạn, các nhà máy, các nông trại, các doanh nghiệp) ; và giai cấp vô sản, hay các công nhân được trả lương.
Việc phân chia xã hội thành hai giai cấp chính nơi dân chúng – « những người giàu có » và « những người nghèo khổ » – là có lợi cho những ông chủ của các phương tiện sản xuất. Các công nhân, vốn có thể chỉ được trả lương vừa đủ sống, lại bị chối bỏ quyền tiếp cận nhiều tài nguyên có thể mua được đối với những ông chủ giàu có. Theo Marx, giai cấp tư sản sử dụng quyền lực của mình để điều khiển các thể chế xã hội cho lợi ích của mình. Chẳng hạn, Marx cho rằng tôn giáo được dùng như là một thứ « thuốc phiện của quần chúng » ở chỗ nó xoa dịu cảnh khốn cùng và nỗi đau khổ gắn liền với nếp sống của giai cấp lao động và hướng sự chú ý của các công nhân vào linh đạo, Thiên Chúa, và đời sau hơn là trên những mối bận tâm ở trần thế như những điều kiện sống. Tự bản chất, tôn giáo hướng sự chú ý của công nhân để họ tập trung vào việc được phần thưởng ở trên thiên đàng vì sống một đời sống đạo đức hơn là tập trung vào chất vấn việc khai thác bóc lột của họ (đây là một cái nhìn quá lạc hậu về tôn giáo rồi, ctcnd).
Quan điểm tương tác biểu tượng
Cả hai quan điểm chức năng lẫn xung đột đều đề cập đến cách thức các khía cạnh chính của xã hội, như các thể chế và các nhóm xã hội rộng lớn, ảnh hưởng đến thế giới xã hội thế nào. Bình diện phân tích xã hội học này được gọi là xã hội học vĩ mô : nó xem xét bức tranh lớn của xã hội và gợi ý bằng cách nào những vấn đề xã hội bị tác động ở bình diện thể chế.
Xã hội học vi mô, một bình diện khác của phân tích xã hội học, đề cập đến sự năng động tâm lý xã hội của các cá nhân tương tác trong các nhóm nhỏ. Sự tương tác biểu tượng phản ánh quan điểm xã hội học-vi mô, và được ảnh hưởng cách rộng rãi bởi công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học và triết học ban đầu, như George Simmel, Charles Cooley, George Herbert Mead, và Erving Goffman. Thuyết tương tác biểu tượng nhấn mạnh rằng hành vi của con người chịu ảnh hưởng bởi những định nghĩa và những ý nghĩa vốn được tạo nên và duy trì xuyên qua sự tương tác biểu tượng với người khác.
Nhà xã hội học W.I. Thomas (1966) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những định nghĩa và các ý nghĩa trong hành vi xã hội và các hậu quả của nó. Ông cho rằng con người trả lời cho định nghĩa của họ về một hoàn cảnh hơn là cho chính hoàn cảnh khách quan. Do đó, Thomas đã ghi nhận rằng các hoàn cảnh mà chúng ta định nghĩa như hiện thực sẽ trở nên hiện thực nơi các hậu quả của chúng.
Thuyết tương tác biểu tượng cũng gợi ý rằng căn tính của chúng ta hay ý thức về chính mình được hình thành bởi sự tương tác xã hội. Chúng ta phát triển quan niệm về chính mình bằng cách quan sát làm thế nào những người khác tương tác với chúng ta. Bằng việc quan sát xem những người khác nhìn chúng ta như thế nào, chính chúng ta thấy một phản ảnh mà Cooley gọi là « gương soi chính mình ».
BÀI 4. NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
- Khoa học : Những yếu tố cơ bản và những giới hạn
Nhiều nhà xã hội học tiếp cận việc nghiên cứu xã hội theo cùng cách thức như các nhà khoa học tự nhiên nghiên cứu thế giới vật lý. Các yếu tố chủ nghĩa thực chứng được đưa ra, cùng với những giới hạn và những giải pháp thay thế của nó.
Các khái niệm, những biến thể và sự lượng giá
Các nhà xã hội học sử dụng các khái niệm để xác định những yếu tố xã hội.
Một khái niệm là một ý tưởng trí tuệ vốn mô tả một phần của thế giới, chắc chắn bằng một hình thức có phần đơn giản hóa. Chẳng hạn, những từ ngữ như gia đình, xã hội, và giai cấp xã hội là những khái niệm mà các nhà xã hội học dùng để giúp định hướng chúng ta đến thế giới xã hội của chúng ta.
Một biến thể là một khái niệm mà giá trị của nó thay đổi tùy theo trường hợp. Chẳng hạn, giai cấp xã hội biến đổi với một số người này được xác định như là giai cấp trung lưu và những người khác như là giai cấp công nhân, etc.
Sự lượng giá là tiến trình xác định giá trị của một biến thể trong một trường hợp đặc thù. Tuy nhiên, những biến thể xã hội học có thể được lượng giá theo nhiều cách thức khác nhau, bỏ mặc sự lượng giá được khai triển hơi tùy tiện. Chẳng hạn, giai cấp xã hội có thể được lượng giá bằng thu nhập, giáo dục, nghề nghiệp hoặc cả ba. Vì các nhà xã hội học tập hợp dữ liệu trên hàng ngàn hay thậm chí hàng triệu người, nên họ sử dụng các hệ thống đo lường thống kê như những số trung bình để đơn giản hóa việc mô tả. Vận hành một biến thể của một biến thể có nghĩa là định rõ cách chính xác những gì được lượng giá trong việc ấn định một giá trị cho một biến thể. Như đã được đề cập lúc đầu, giai cấp xã hội có thể được lượng giá bằng việc sử dụng việc giáo dục, sự thu nhập, nghề nghiệp hay bất kỳ sự kết hợp nào.
Các mối quan hệ giữa các biến thể
Việc nghiên cứu xã hội học làm cho các nhà xã hội học có thể xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến thể. Trong mối quan hệ nhân quả mà chúng ta đang nói, một biến thể (độc lập) gây nên một sự thay đổi hay hậu quả nơi một biến thể khác (phụ thuộc). Xác định nhân và quả thực sự là một tiến trình khó khăn và phức tạp. Trong khi các biến thể có thể có tương quan với nhau, có nghĩa rằng hai hoặc hơn các biến thể là có quan hệ hoặc cùng nhau thay đổi theo cách nào đó, thì nó không nhất thiết có nghĩa rằng biến thể này gây ra sự thay đổi nơi (những) biến thể khác. Khái niệm « quan hệ giả tạo » ám chỉ đến một sự liên kết rõ ràng dù giả tạo, giữa hai (hay nhiều hơn) biến thể được gây nên bởi biến thể khác nào đó. Sử dụng sự kiểm soát khoa học, nghĩa là khả năng vô hiệu hóa hậu quả của một biến thể để lượng giá mối quan hệ trong số những biến thể khác, các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra sự giả tạo. Tóm lại, để kết luận rằng một mối quan hệ nhân quả tồn tại, ít nhất cần phải thiết lập ba điều kiện này :
- Một mối quan hệ tồn tại giữa các biến thể
- Biến thể độc lập đi trước biến thể phụ thuộc về mặt thời gian
- Không có bằng chứng rằng một biến thể thứ ba chịu trách nhiệm đối với mối quan hệ giả tạo giữa hai biến thể.
- Một số giới hạn của Xã hội học Khoa học
Trong việc áp dụng lô-gíc khoa học vào thế giới xã hội của chúng ta, cần phải nhìn nhận một số giới hạn quan trọng :
- Các nhà xã hội học hiếm khi có thể có những xác định rõ ràng về nhân quả, bởi vì tính phức tạp của hành vi con người.
- Sự hiện diện của nhà nghiên cứu có thể tác động đến hành vi của người được nghiên cứu.
- Những khuôn mẫu xã hội liên tục thay đổi theo nơi chốn và thời gian.
- Tính khách quan là rất khó bởi vì chính các nhà xã hội học là thành phần của thế giới xã hội mà họ đang nghiên cứu.
- Mười bước trong việc nghiên cứu xã hội học
Những nguyên tắc chỉ đạo tổng quát để hướng dẫn nghiên cứu xã hội học theo những bước này :
- Đề tài của bạn là gì ?
- Bạn biết được điều gì rồi ?
- Chính xác những câu hỏi của bạn là gì ?
- Bạn sẽ cần gì để thực hiện việc nghiên cứu ?
- Có những mối quan tâm đạo đức không ?
- (Những) phương pháp nào bạn sẽ sử dụng ?
- Bạn sẽ thu thập dữ liệu của bạn như thế nào ?
- Dữ liệu nói với bạn điều gì ?
- Đâu là kết luận của bạn ?
- Bạn có thể chia sẻ những gì bạn đã nghiên cứu như thế nào ?
Bài 5. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
Cũng như tất cả chúng ta, các nhà xã hội học quan tâm đến những vấn đề chính yếu của thời đại chúng ta. Phải chăng gia đình đang sụp đổ ? Tại sao có nhiều tội phạm ở Hoa Kỳ ? Phải chăng thế giới đang chậm chạp trong khả năng nuôi dưỡng dân chúng của nó ? Những vấn đề như thế làm cho hầu hết mọi người quan tâm, dù họ có được học hành hay không. Tuy nhiên, không giống như các công dân điển hình, các nhà xã hội học tận tâm sử dụng phương pháp khoa học để nghiên cứu xã hội. Phương pháp khoa học bao gồm năm bước : xác định vấn đề ; xem xét các tài liệu ; nêu lên giả thuyết ; chọn lựa dự án nghiên cứu và thu thập phân tích dữ kiện ; và khai triển kết luận.
- Xác định vấn đề :
Bước đầu tiên trong bất cứ dự án nghiên cứu nào đều phải tuyên bố cách rõ ràng hết sức có thể những gì bạn hy vọng nghiên cứu – tức là, xác định vấn đề. Ở bước này, chúng ta quan tâm đến việc biết việc học vấn ở trường liên quan đến thu nhập như thế nào. Chúng ta muốn tìm hiểu thu nhập của người ta với những mức độ học vấn chính quy khác nhau. Rất sớm, bất kỳ nhà nghiên cứu khoa học xã hội nào đều phải khai triển một lối giải thích vận hành của mỗi khái niệm được nghiên cứu.
Một lối giải thích vận hành là một sự giải thích một khái niệm trừu tượng vốn đặc trưng đủ để cho phép một nhà nghiên cứu đánh giá một khái niệm. Chẳng hạn, một nhà xã hội học quan tâm đến địa vị xã hội thì có thể sử dụng số hội viên trong các câu lạc bộ xã hội riêng biệt như là một lối giải thích vận hành về địa vị xã hội. Một người nghiên cứu não trạng thành kiến có thể coi sự miễn cưỡng của một người thuê hay làm việc với các thành viên của các nhóm thiểu số như là một lối giải thích vận hành về não trạng thành kiến. Trong ví dụ của chúng ta, chúng ta cần khai triển hai lối giải thích vận hành – một lối về giáo dục và lối kia về sự thu nhập – để nghiên cứu liệu có cần phải chi trả để có được học vấn cao không.
Ban đầu, chúng ta sẽ dùng một quan điểm chức năng (cho dù chúng ta có thể kết thúc bằng cách kết hợp các lối tiếp cận khác). Chúng ta sẽ lập luận rằng các cơ hội đối với khả năng thu nhập nhiều hơn có liên quan đến mức độ học vấn ở trường và các trường học chuẩn bị việc làm cho sinh viên.
- Xem xét các tài liệu :
Bằng việc tiến hành xem xét các tài liệu – những nghiên cứu và thông tin học thuật liên quan – các nhà nghiên cứu chắt lọc vấn đề đang nghiên cứu, làm sáng tỏ những kỹ thuật được dùng để thu thập dữ kiện, và loại bỏ hay giảm thiểu những sai sót có thể tránh được. Trong ví dụ của chúng ta, chúng ta sẽ kiểm tra thông tin về lương bổng đối với các nghề nghiệp khác nhau. Chúng ta sẽ thấy nếu các nghề nghiệp mà đòi hỏi sự đào tạo chuyên môn hơn thì được thưởng công tốt hơn. Cũng sẽ thích hợp để xem xét các nghiên cứu khác về mối tương quan giữa giáo dục và thu nhập.
Việc xem xét các tài liệu sẽ sớm bảo cho ta biết rằng có nhiều nhân tố khác bên cạnh những năm học ở trường đang ảnh hưởng đến tiềm năng thu nhập. Chẳng hạn, chúng ta sẽ biết rằng con cái của các cha mẹ giàu có thì thích đến học các trường đại học hơn là những đứa con thuộc tầng lớp xã hội khiêm tốn. Do đó, chúng ta có thể xem khả năng mà các cha mẹ đó cũng có thể giúp cho con cái họ có được những nghề nghiệp trả lương cao hơn sau khi tốt nghiệp.
- Nêu lên giả thuyết :
Sau khi xem xét nghiên cứu ban đầu và nhờ đến những đóng góp của các lý thuyết gia xã hội học, tiếp theo các nhà nghiên cứu có thể nêu lên giả thuyết.
Một giả thuyết là một tuyên bố có tính suy lý về mối quan hệ giữa hai hay nhiều nhân tố được biết như là những biến thể. Sự thu nhập, tôn giáo, nghề nghiệp và giới tính tất cả đều có thể được dùng như những biến thể trong một nghiên cứu. Chúng ta có thể xác định một biến thể như là một nét hay đặc điểm có thể lượng giá vốn chịu sự thay đổi dưới những điều kiện khác nhau.
Các nhà nghiên cứu nêu lên một giả thuyết cách chung phải gợi ý làm thế nào một khía cạnh của hành vi con người được gọi là biến thể độc lập. Biến thể thứ hai được gọi là biến thể phụ thuộc bởi vì hành động của nó « phụ thuộc » vào ảnh hưởng của biến thể độc lập.
Giả thuyết của chúng ta là rằng học vấn của một người càng cao, thì người ấy sẽ càng kiếm tiền nhiều hơn. Biến thể độc lập mà phải được lượng giá là mức độ học vấn. Biến thể mà được nghĩ là « phụ thuộc » vào nó – sự thu nhập – phải được lượng giá.
Xác định những biến thể độc lập và phụ thuộc là một bước then chốt trong việc làm sáng tỏ mối quan hệ nhân quả. Lô-gíc nhân quả bao hàm mối quan hệ giữa một điều kiện hay biến thể và một hậu quả riêng biệt, với một sự kiện dẫn đến một sự kiện khác. Dưới lô-gíc nhân quả, việc ít được sáp nhập vào xã hội (biến thể độc lập) có thể liên quan trực tiếp đến hay gây ra khả năng tự tử lớn hơn (biến thể phụ thuộc).
Tương tự, mức độ thu nhập của các cha mẹ (một biến thể độc lập) có thể tác động đến khả năng là con cái của họ sẽ ghi danh vào trường đại học (biến thể phụ thuộc). Về sau trong cuộc đời, mức độ giáo dục mà con cái họ hoàn thành (biến thể độc lập) có thể liên quan trực tiếp đến mức độ thu nhập của con cái họ (biến thể phụ thuộc). Hãy lưu ý rằng mức độ thu nhập có thể hoặc là một biến thể độc lập hoặc là một biến thể phụ thuộc, tùy vào mối quan hệ nhân quả.
Một mối tương liên tồn tại khi một sự thay đổi trong một biến thể trùng khớp với một thay đổi nơi một biến thể khác. Những mối tương liên là một chỉ dẫn rằng quan hệ nhân quả có thể có ; chúng không nhất thiết chỉ ra quan hệ nhân quả. Chẳng hạn, những dữ kiện chỉ ra rằng những người mẹ đi làm có nhiều khả năng có những đứa con phạm pháp hơn là những người mẹ không làm việc bên ngoài mái nhà của mình. Nhưng mối tương liên này trên thực tế được gây ra bởi một biến thể thứ ba : thu nhập của gia đình. Những hộ gia đình thuộc tầng lớp thấp hơn thì có khả năng có một người mẹ làm việc toàn thời gian ; đồng thời, những tỉ lệ phạm pháp được công bố thì cao ở tầng lớp đó hơn là ở những mức độ kinh tế khác. Do đó, trong khi có một người mẹ làm việc bên ngoài nhà mình thì có tương liên đến việc phạm pháp, thì nó không gây ra sự phạm pháp. Các nhà xã hội học tìm cách xác định mối liên hệ nhân quả giữa các biến thể ; nói chung họ mô tả mối liên hệ nhân quả trong các giả thuyết của họ.
- Thu thập và phân tích dữ kiện :
Bạn kiểm tra một giả thuyết như thế nào để xác định liệu nó được xác nhận hay bác bỏ ? Bạn cần thu thập thông tin, sử dụng một trong các đề án nghiên cứu được mô tả sau này trong chương. Đề án nghiên cứu dẫn dắt nhà nghiên cứu thu thập và phân tích dữ kiện.
Chọn mẫu : trong hầu hết các nghiên cứu, các nhà khoa học xã hội phải cẩn thận chọn lựa những gì được biết như là một mẫu. Một mẫu là một chọn lựa từ một dân chúng rộng lớn hơn vốn về mặt thống kê đại diện cho dân chúng đó. Có nhiều loại mẫu, nhưng loại mẫu mà các nhà khoa học xã hội sử dụng thông thường nhất là mẫu ngẫu nhiên. Trong một mẫu ngẫu nhiên, mỗi thành viên của toàn thể dân chúng được nghiên cứu có cùng cơ hội được chọn lựa. Như thế, nếu các nhà nghiên cứu muốn xem xét các ý kiến của dân chúng được liệt kê trong một danh bạ thành phố (một cuốn sách mà, không giống như danh bạ điện thoại, liệt kê tất cả các hộ gia đình), thì họ có thể sử dụng một máy tính để chọn lựa cách ngẫu nhiên các danh xưng từ danh bạ. Sự chọn lựa này sẽ tạo ra một mẫu ngẫu nhiên. Thuận lợi của việc sử dụng những kỹ thuật lấy mẫu chuyên biệt là ở chỗ các nhà xã hội học không cần hỏi mỗi người trong một dân cư.
Người ta hoàn toàn dễ nhầm lẫn các kỹ thuật khoa học cẩn thận được dùng trong việc lấy mẫu đại diện với nhiều cuộc thăm dò ý kiến không khoa học vốn nhận được nhiều sự quan tâm của truyền thông. Chẳng hạn, những người xem truyền hình và những người nghe radio được khuyến khích gởi email nói về cái nhìn của họ về những tin quan trọng hôm nay hay về những cuộc phản đối chính trị. Những cuộc thăm dò ý kiến như thế không phản ánh gì hơn là những cái nhìn về những người đã tình cờ xem chương trình truyền hình (hoặc nghe chương trình phát thanh) và đã dành thời gian, có lẽ với chi phí nào đó, để trình bày ý kiến của mình. Những dữ kiện này không nhất thiết phản ánh (và quả thực có nhiều người bóp méo) những cái nhìn của dân chúng rộng lớn hơn. Không phải mỗi người đều có quyền tiếp cận một đài truyền hình hay truyền thanh hoặc có thời gian xem hay nghe một chương trình hay phương tiện và/hay khuynh hướng gởi email. Những vấn đề tương tự nổi lên do những bản câu hỏi « hồi âm qua mail » được tìm thấy nơi nhiều tạp chí và do « những cuộc phỏng vấn chặn », trong đó những người mua hàng được hỏi về một số vấn đề. Ngay cả khi những kỹ thuật này bao gồm những câu trả lời từ mười ngàn người, thì chúng sẽ ít chính xác hơn xa so với một mẫu đại diện được chọn cẩn thận từ 1500 người trả lời.
Bảo đảm giá trị và tính đáng tin cậy. Phương pháp khoa học đòi hỏi rằng các kết quả nghiên cứu phải vừa có giá trị và đáng tin cậy. Giá trị liên quan đến mức độ mà một tỷ lệ hay một sự đo lường nào đó phản ánh hiện tượng đang được nghiên cứu. Tính đáng tin cậy liên quan đến mức độ mà một sự đo lường nào đó tạo nên những kết quả chắc chắn. Một sự đo lường thu nhập có giá trị phụ thuộc việc thu thập những dữ kiện chính xác. Những nghiên cứu khác cho thấy rằng cách hợp lý người ta chính xác biết được họ đã kiếm được bao nhiêu tiền trong năm gần đây nhất. Một vấn đề về tính đáng tin cậy là ở chỗ một số người không thể tiết lộ thông tin, nhưng hầu hết đều tiết lộ.
- Khai triển kết luận :
Những nghiên cứu khoa học, bao hàm những nghiên cứu do các nhà xã hội học tiến hành, không nhắm trả lời cho mọi câu hỏi mà có thể nổi lên về một chủ đề riêng biệt. Vì thế, kết luận về một công trình nghiên cứu vừa trình bày một kết thúc vừa một khởi đầu. Nó kết thúc một câu đặc trưng về cuộc nghiên cứu, nhưng nó cũng nên tạo ra những ý tưởng cho việc nghiên cứu trong tương lai.
Chứng minh những giả thuyết. Trong ví dụ của chúng ta, chúng ta đã nhận thấy rằng dữ kiện chứng minh giả thuyết của chúng ta: Những người có học vấn chính quy hơn sẽ kiếm tiền nhiều hơn.
Những nghiên cứu của các nhà xã hội học không luôn luôn tạo ra những những dữ kiện chứng minh giả thuyết ban đầu. Trong nhiều trường hợp, một giả thuyết bị bác bỏ, và các nhà nghiên cứu phải trình bày lại kết luận của họ. Những kết quả không mong đợi cũng có thể dẫn các nhà xã hội học đến xem xét lại phương pháp luận của họ và có những thay đổi trong dự án nghiên cứu.
Kiểm tra đối với những nhân tố khác. Một biến thể kiểm tra là một nhân tố được coi là bất biến để kiểm tra tác động tương đối của biến thể độc lập. Chẳng hạn, nếu các nhà nghiên cứu đã muốn biết những người trưởng thành ở Hoa Kỳ cảm thấy như thế nào về việc cấm hút thuốc nơi công cộng, thì có lẽ họ sẽ cố gắng sử dụng hành vi hút thuốc của người trả lời như là một biến thể kiểm tra. Tức là, những người hút thuốc chống lại những người không hút thuốc cảm thấy như thế nào về việc hút thuốc nơi công cộng? Các nhà nghiên cứu sẽ thu thập những số liệu thống kê riêng biệt về việc những người hút thuốc và những người không hút thuốc sẽ cảm thấy như thế nào về những quy định cấm hút thuốc.
Nghiên cứu của chúng ta về ảnh hưởng của giáo dục trên sự thu nhập gợi ý rằng không phải mỗi người đều hưởng những cơ hội giáo dục bình đẳng, một sự chênh lệch vốn là một trong những nguyên nhân của sự bất bình đẳng xã hội. Vì giáo dục tác động đến thu nhập của một người, nên chúng ta có thể mong muốn yêu cầu quan điểm xung đột nghiên cứu đề tài này xa hơn. Sắc tộc hay giới tính của một người có tác động nào không? Liệu một phụ nữ có bằng đại học có khả năng kiếm tiền nhiều như khi đi học không?
(còn nữa)
————————
Võ Xuân Tiến chuyển ngữ từ tập tài liệu English for Sociology của Trường Đại học Khoa học Huế, Phân khoa Xã hội học.
(xem phần 2 ở đây)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
- ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ
- NGƯỜI HÀNH HƯƠNG TRÚT BỎ NHỮNG GÌ THỪA THÃI VÀ TIẾN BƯỚC HƯỚNG TỚI NIỀM HY VỌNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 12. « CHÚA THÁNH THẦN CHUYỂN CẦU CHO CHÚNG TA ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO
- MỞ ÁN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO SƠ CLARE CROCKETT
- ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI GIEO HY VỌNG CHO NHỮNG NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG NHẤT
- KHI CÁC GIẢI THƯỞNG NOBEL KINH TẾ KHỚP VỚI HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI