TIN, ĐỘNG TÁC PHÁT TỪ CON TIM (10)

Written by xbvn on Tháng Tám 31st, 2013. Posted in Mai Tá

Chương II

 Kinh nghiệm về niềm tin

và mô-hình bậc cha-chú

(bài 11)

 Phần I

(tiếp theo)

 Tin, là nếm và thấy được Chúa

 Một lần nữa, trước khi đi vào lập-trường tư-tưởng vốn bảo rằng: “tin”, bao gồm cả quà tặng được thấy Chúa, tôi muốn thêm thắt đôi chút để làm thành một thứ chuyển-tiếp từ tính “hư vô” đến những gì ta có thể nếm và thấy lại cũng được coi như tầm-nhìn về Chúa, rất tích-cực. Và, tôi cũng sẽ ngưng lại, ở giữa chừng.

 Khi ta khám phá ra rằng: đôi lúc, ta cũng thích thực-tại rất thật này, vì có điều gì đó khiến ta cần quan-hệ với nó. Nói cách khác, ta cần “nếm trải” để hiểu nó.

 Rất nhiều lần, ta cứ bị rơi vào bẫy-cạm của ngôn-ngữ nên đã sử-dụng đường lối rất thân quen về những chuyện đại loại như thế. Nhưng, tất cả vẫn là giòng chảy, không đổi thay. Và, ta không thể bắt chụp hoặc giữ chặt nó được. Đó, là thứ không-gian lưng chừng ở ngưỡng cửa phía dưới thấp, tục gọi là Chora (tức chốn miền thị-trấn rất quê nhà). Và khi đó, lại như thể có người đi bên cạnh cứ nói chuyện dụ-ngôn cho mình thưởng-lãm. Đây, là cảm-nghiệm về sử-dụng ngôn-ngữ một cách rất khác hẳn. Kiểu cách này, thường khiến ta bị xúc-động đến độ phải ngồi xuống một chốc lát, chẳng nói gì. Thế đó, là phản-ứng “nội-tại”, rất chức-năng. Người kể, lại sử dụng từ-vựng hoặc tuyên ngôn cùng dấu hiệu theo cung-cách riêng-tây của họ. Tức, đã ngưng không còn theo kiểu-cách của người kể hoặc sử-dụng ngữ-pháp theo phương-thức bình-thường nữa, nhưng lại nhìn thẳng mặt vào nữ-thần Medusa để thấy như thể bà ta vẫn chưa chết, nhưng rất đẹp. Và, miệng bà cười rất tươi, như reo vui thật diễm kiều… (x. Helene Cixous, The Laugh of Medusa). Kể truyện dụ-ngôn theo kiểu như thế, sẽ đặt mọi người vào trạng-thái có chút “nếm trải” cũng rất hay.

 NẾM TRẢI

 (Nguồn: “Hãy nếm và xem Thiên Chúa ngọt ngào dường bao.” (Tv 33: 9): The flavour of God in the monastic West, Rachel Fulton, Journal of Religion vol. 86, N.2, p. 169-ff)

 Các sử-gia xưa nay thường triển-khai ý-nghĩa của “viễn cảnh”. Đó là ảnh-hình mang tính thị-giác bao hàm một luận-cứ rất ưu-việt. Đôi lúc, nó rất xa vời lại không có rào cản nào xuất hiện ở chính giữa. Thật ra thì, sử-gia nhà ta lại ưa-thích lối viết đầy ẩn-dụ nhằm nắm-giữ sự vật xa vời qua một chọn-lựa mang sắc-mầu riêng-tư, đầy ẩn-dụ ức. Đó, là thực-tại khác hẳn tầm-nhìn của người ở vị-thế đứng trụ mà quan-sát. Tất cả, đều nhận ra điều này khi xem xét sự-việc theo “viễn cảnh” cũng rất thật.

 Có vị coi đó là chuyện “nếm trải”, tức: sử-dụng thứ ẩn-dụ khác hẳn. Bởi, “nếm trải” chẳng làm sao có được nghĩa đúng-đắn của thứ ngôn ngữ ta thường dùng. Xưa nay, ta vẫn ưa vẫn thích “mùi ngon/vị ngọt”, nhưng không “nếm trải” được gì, nếu không đưa nó vào miệng rồi nuốt ực, ngõ hầu thưởng thức nó cách tận tình. Và khi đó, ta lại sẽ kêu lên: “Ôi chao là ngọt!” hoặc: “Úi chà! Sao mà đắng thế? Hoặc: “Cay ơi là cay!”… Cũng có thể, chất ta “nếm trải” lại không thuận/hợp với ta; hoặc: ta chẳng ưa thích nó chút nào. Vấn đề là: mùi ngon/vị ngọt ấy, sẽ loại bỏ mọi khoảng cách, để rồi có người lại dõng-dạc tuyên-bố: “Ăn gì, bạn sẽ là người ấy!

 Thời Trung-cổ, truyền-thống phổ-đại chuyên sử-dụng ngôn-ngữ ẩn-dụ, như từ-vựng “nếm trải” ta nghe/biết về Chúa. Đây, là khía-cạnh phổ-cập cũng rất thường, vào buổi trước; tức: thời, mà con người có “cảm-giác linh-thiêng” như vật-thể hữu-hình, tựa hồ như thế. “Cảm-giác linh-thiêng”, điều-động bằng giác-quan tổng-thể hệt như một giao-hưởng-khúc gồm đủ mọi giác-quan thay cho ẩn-dụ. Chìa khoá chính cho giác-quan tổng-thể này, không là thị-kiến tạo nên vị-giác tổng-hợp, nhưng là thứ vị-giác thiêng-liêng linh-đạo. Xem như thế, ta trở thành bản-vị có đính-kèm vật-thể mà ta lĩnh-hội được theo cung-cách linh-thiêng giống hệt như thế. Nói tóm lại, Chúa để lại “mùi ngon/vị ngọt” nơi ta. Chúa có “mùi vị ngon ngọt” của riêng Ngài, ở mọi thời. Truyền-thống nhận định theo giác-quan như thế lại rực-sáng hơn, khi các đan-sĩ khổ-hạnh như người anh em hèn mọn Dòng Xitô lưu ý (đặc biệt là thánh Bernađô thành Clairvaux, đấng thánh hiền lành được biết nhiều dưới danh hiệu là “Tiến-sĩ-Mật” rất nổi cộm mà anh em đồng môn gọi ngài bằng danh-xưng rất gọn như: “Mật Huynh” cho “tiện bề sổ sách”; và truyền thống này, lan tràn sang các nữ-tử dòng Bê-ganh cũng như các tu-sinh dòng nữ ở mạn Bắc nước Đức, rất đặc biệt.

 Thật ra, không chỉ mỗi Chúa mới ngọt ngào, mà cuộc sống hằng ngày của ta cũng ra thế!

 Như, thánh vịnh 33 câu 9, cũng từng viết: “Hãy nếm và xem Thiên Chúa ngọt ngào dường bao.” (Tv 33: 9). Tiếng Do thái, sử dụng tính-từ tobcó hai nghĩa: “tốt lành” và “ngọt ngào”. Trong khi đó, Bản Bảy Mươi Hy-Lạp lại sử-dụng từ-vựng: “chrestos”, dịch theo nghĩa đen, là: “hữu-dụng”, nhưng ở đây từ-vựng này mang sắc-màu ngộ-nghĩnh, khá lạ kỳ. Ở đây, tôi lại xin mở dấu ngoặc để quý vị cùng tôi, ta nhớ về thời xưa/cũ khi thánh Luca cũng đã sử-dụng tính-từ này trong một bài giảng-thuyết giản-dị để nói rằng: Thiên Chúa là Đấng “hữu dụng” đối với kẻ vô-ân, độc ác, bạc-tình. Thánh Giêrônimô, cách riêng, trong bản Vulgata lại đã chuyển-ngữ sang tiếng La-tinh bao gồm các từ, như: “gustate et videte quoniam bonus Dominus” – tức: “Hãy nếm và xem Thiên-Chúa tốt lành biết chừng nào”. Thánh-nhân dùng cụm từ “bonus Dominos” không để nhấn mạnh ý-nghĩa: “ngọt ngào” như câu “Hãy nếm và xem Thiên Chúa tốt lành dường bao!” Trong khi đó, thánh Augustinô lại không đồng ý với câu đó, nên đã viết: “Hãy ca tụng Chúa đi! Vì Ngài rất tốt lành (“bonus”) và: “Hãy hát ca Danh Người! vì Danh Người ngọt ngào biết mấy!” (“suavis”). Xem thế thì, thánh Augustinô đã triển-khai tư-tưởng bảo rằng: là con Chúa, ta được mời gọi “nếm trải Chúa” (“Gustare Dominum”). Dĩ nhiên, ta không là Chúa, nhưng tác giả Thánh Vịnh lại cứ bảo: “gustare quod non es” “gustare suavitatem Dei” (tức: “Hãy nếm xem những gì không phải là ngươi” và “Hãy nếm trải vị ngọt của Thiên Chúa”) Thánh Bernađô, lại cũng viết: “Jesus dulcis memoria, dans vera cordis gaudia, sed super mel et omnia Eius dulcis praesentia” – tức: “Lạy Đức Giêsu, là nỗi nhớ ngọt ngào trong niềm vui đích-thực tận tâm can, Ngài là Đấng Hiện-Hữu ngọt hơn mật hoặc thứ gì khác”.

 Kinh thánh tiếng Hipri lại mang đậm nguồn-hứng khá trải rộng để ta suy-tư theo kiểu cách giống như thế. Điều này ta có được là từ Thánh vịnh của mọi Ca vịnh. Đồng thời, ta có nhiều khả-hữu-thể như thế, giống như đoạn Tin Mừng do thánh Gioan ghi khi thánh-nhân đề-cập đến sự thể diễn ra trong buổi tiệc Tạ Từ, ở buổi đó Chúa có nói: “Tôi là bánh và rượu…” Khi thuyết giảng cho lớp người bình-dị/giản đơn, thánh Phaolô có lẽ đã so sánh những gì được thánh-nhân đã giảng-giải cho người bình-dân hiểu, rằng: sữa là mật, chứ không phải là của ăn/thức uống vẫn đông đặc. Đó, là những gì người xưa từng nếm trải. Bởi khi xưa, dân con đi Đạo từng cảm kích sự việc “nếm-trải” cách linh-thiêng trong hiệp thông rước Chúa vào lòng bằng cách đưa bánh thánh vào miệng, vào lưỡi (có lẽ thừa-tác-viên khi ấy, vẫn đặt Mình Thánh Chúa vào lòng bàn tay của người hiệp-thông rước lễ, là để nếm trải Thân Mình Ngài.

 Ẩn-dụ “nếm trải” được diễn-tả như vui thích, thoải mái mang tính-chất rất chữa lành ngõ hầu dẫn đưa người hiệp-thông rước Chúa sẽ được tháp-ghép vào cơ thể Ngài để gắn bó cho chặt. Tin như thế, là hiểu rằng: để được sống còn, ta cần có và cần chọn cảm-giác ngọt ngào, vẫn rất ngon. Ta còn tiến xa nhiều hơn là chỉ “nếm trải” Chúa rất đích thực, đến độ ta trở nên giống như Chúa. Trở nên con cái của Chúa. Bởi, khi có được sự khai sáng ấy, đã thấy nhiều người có được chọn lựa cả về thị giác lẫn vị-giác, tức tập trung không chỉ vào “nhãn quan”, mà thôi. Một khi ta gặp loại hình thực phẩm mới mẻ nào đó và được mời ăn thử, thì cũng sẽ có đổi thay cũng rất mới. Như thế là, ta có thể tháp-ghép vào chính con người mình những gì khả dĩ giết chết hoặc chữa lành, những gì làm cho ta thêm bệnh hoạn hoặc nuôi ta cho tốt. Có chuyện ngộ nghĩnh là chất đường ngọt ngào lần đầu tiên được sản xuất theo số lượng lớn lao, là vào thế kỷ thứ 19-20 tại Anh quốc và nước Mỹ: cũng vào thời bấy giờ người người đã thấy mất mát đáng kể về tôn-giáo, lẫn niềm tin.

Ngôn-ngữ sử dụng cho giòng chảy ở dưới mang một chút dáng dấp có hơi Mỹ-quốc, nhưng cũng là lập trường đáng để ta quan tâm.

  “Lạy Chúa, là Bánh ngọt,

Sữa-chua có mùi hương va-ni,

Là bánh qui vụn vặt có chất sôcôla,

là trà mạn ướp mật rất ngọt,

Không chất giọng nào có thể hát thành tiếng,

Chẳng bộ nhớ nào tìm ra được

Âm vang ngọt ngào hơn cả Danh Thánh của Ngài…”

 Câu truyện dụ-ngôn đại loại như thế sẽ đưa ta đi từ những mỉa mai/châm biến đến vui hưởng/thưởng ngoạn và rồi để lại vị ngọt “nếm trải” nơi môi miệng của ta…

                                                ———————-

   (còn tiếp)

Lm Kevin O’Shea CSsR

Mai Tá lược dịch

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31