TIN, ĐỘNG TÁC PHÁT TỪ CON TIM (14)

Written by xbvn on Tháng Mười 8th, 2013. Posted in Mai Tá

Chương II

 Kinh-nghiệm niềm tin và mô hình bậc cha chú

(bài 15)

 Phần 2

Niềm tin vô-thức bên dưới động-tác tin, có ý-thức

Dẫn nhập vào tâm-lý khác, về niềm tin 

 Kinh nghiệm đầu của con người về niềm tin

 Cho đến nay, ta đã duyệt qua các hoạt-động trổi-bật về niềm tin và nhận ra rằng: đây là động-tác có ý-thức nơi người tin vào “Đấng-ở-trên”. Nay, có vấn-nạn cứ lẩn quẩn trong đầu tôi, vẫn hỏi rằng: có chăng niềm tin nào nằm ở phần vô-thức chăng? Tức: phần đáng kể hơn động-tác tin có ý-thức, mà lâu nay là nền-tảng ít được biết như động-tác có ý-thức? Tâm-lý-học hiện-đại chuyên nhắm vào chiều sâu, nay có khuynh-hướng suy-tư ra như thế. Như thế, nghĩa là: trong niềm tin, còn nhiều việc cần bàn hơn, như: về nguồn gốc, có vấn đề đặt ra cho ta, là: bàn về niềm tin, có thể ta quá tập-trung vào động-tác “tin”, chăng?

 Niềm tin hiện-hữu cách sâu-sắc, đặt ra cho mỗi người một cách, rất thực-thụ. Xem thế thì: khi diễn-tả niềm tin không đúng như thứ gì đó có thể thay thế và/hoặc như đối-tác của một chọn lựa, thông thường, ta vẫn đề cao/nhấn mạnh quá nhiều điều, ở đây.

 Nhưng, điều này đến từ một thứ gì đó còn sâu-thẳm hơn kinh-nghiệm tư-riêng lúc ban đầu tựa hồ như cấu-trúc vẹn-toàn ở tâm-thần hoặc của chính nó. Kinh-nghiệm thẳm-sâu này, lại như quan-hệ giữa mẹ cha và con cái, còn bé nhỏ.

 Tương-quan bà mẹ, là kinh-nghiệm từng-trải về một tin-tưởng rất “tùy thuộc”. Còn tương-quan với cha, đó lại là kinh-nghiệm thâm-sâu về một “cảm-kích”, rất biết ơn.

 Cả hai tương-quan đều dễ hòa trộn, vì thế ta lại bảo: thông thường thì, tương-quan đây có nghĩa vẫn hoà-tan và “thiết dựng” kinh-nghiệm của “tin tưởng tuỳ thuộc” cho phép ta ra đi mà học hỏi về ai đó, rất khác biệt. Đó là những gì khiến cho tôi gọi đó là niềm tin ban đầu, thật sâu sắc.

 Đây còn là khuôn-mẫu tâm-lý-học đề ra cho các loại-hình và tầm-kích khác nhau về niềm tin có ý-thức. Niềm tin tương-quan tạo như thế, là nền-tảng cho điều không nhất thiết phải là “niềm tin thần thánh”. Cha mẹ không là thần thánh! Nhưng, khi đã liên-quan đến “niềm-tin thần thánh” hoặc tin vào Thiên-Chúa đích-thực, thì tương-quan ấy sẽ đề-nghị đem đến cho niềm tin nền-tảng theo cách ngày càng gây kinh-ngạc hơn lề thói ta thường nghĩ. Đối với tôi, về sau vẫn tự nhủ mình rằng: “tương-quan mẹ-cha” đã đề ra cho con cái có là thực-tại về “niềm tin thần thánh” không? Bởi, đó là điều mà hầu như mọi người chẳng bao giờ biết đến mãi về sau, hoặc nó đem đến với cuộc sống có ý-thức, rất trưởng-thành. Có lẽ, Chúa sử-dụng cảnh-tình của con trẻ sẽ thích-hợp hơn giải thích cặn kẽ về niềm tin có ý-thức qua đó Ngài tặng ban cho con người quà tặng căn-bản là “niềm tin thần thánh”, mới đúng?

 “Trừ phi anh em trở nên như con trẻ, còn thì…”

 Đương nhiên là ở đây, tôi có khuynh-hướng nghiêng về lập-trường bảo rằng: “huệ lộc” hoặc “quà tặng” niềm tin luôn nối kết với “tương-quan mẹ-cha”. Tôi sẽ quảng-diễn thêm về tính khả-thi để ta thấy được ý-niệm siêu-nhiên thường đính-kết với ý-niệm nền-tảng hơn về “tương-quan mẹ-cha” hoà-trộn vào với niềm tin theo cách này.

 Ta sẽ bàn nhiều về vấn-đề này, đứng từ góc cạnh có tầm-nhìn về việc đặt tin tưởng “tùy thuộc” vào người mẹ và vào tính “cảm kích/biết ơn” với người cha. Điểm chính, tôi muốn bàn ở đây, là: tất cả chúng ta đều biết rõ từ nhỏ: ta có được niềm tin đích-thực là nhờ hai kinh-nghiệm rất nền-tảng, một: là về sự “tin tưởng tuỳ thuộc” mẹ mình; còn kinh-nghiệm kia, là: lòng cảm kích/biết ơn đối với người cha vẫn trải dài trong lịch-sử cá-thể của đời mình, của mỗi người trong ta. Tôi thiển nghĩ: có lẽ ta cũng chẳng nên nói nhiều về kinh-nghiệm ấy. Ở đây, tôi chỉ muốn đề-nghị một chuyện này, là: kinh-nghiệm ấy có thể đã được tháp-ghép nếu không muốn nói rõ là kết-tụ (bởi chúng sẽ mãi mãi tách lìa hoặc cách biệt nhau.) Bằng việc tháp-ghép, ta tạo ra khuôn-mẫu rất tâm-lý cho niềm tin thần thánh; và tôi còn nghĩ: đây lại là điều tốt cho ta trong tương-quan mình vẫn có, ở niềm tin.

 Sự việc trẻ bé nào cũng “tin tưởng” vào mẹ mình, lại có thứ gì đó rất quân bình, đồng đều. Nơi người mẹ, sự “tin tưởng rất tùy thuộc” trở thành chuyện hỗ-tương hai chiều theo ý-nghĩa tràn đầy/trọn vẹn; là: về phía mình, người mẹ nào cũng “tin” vào con mình theo cách nào đó của riêng bà; và như thế, bà đã đặt hết niềm tin của bà vào đứa con. Còn về “cảm kích/biết ơn” với người cha, thì ở đây có sự vui mừng/hỉ hoan, một từ-vựng mà người Pháp thích diễn-dịch thành cụm-từ “jouissance” (tức: vui sướng/thích thú). Đây là điểm đặc biệt, theo nghĩa hiểu rằng: đó không là trường hợp thứ-yếu về sự an-vui của trẻ bé với mẹ nó. An vui chợt đến, không từ mối hỗ-tương xảy ra giữa bé và người mẹ, mà từ một định-dạng lý-lịch của người này với người khác.

 Tiếng Pháp, “jouissance” là từ-vựng do người Pháp đặt ra, gồm ý-tưởng có động-từ “jouir” (tức: “thích thú/vui hưởng”). Đây là ý-tưởng nòng cốt, tức: cốt-lõi nằm giữa và ở trong sự việc nào đó. “Jouissance là niềm-vui cố-hữu trở-thành hiện-thực có tương-quan. Và như thế, sẽ trở-thành khác biệt ngay trong bản-thể nó được khích-lệ đi vào sự tràn đầy của hữu-thể ấy. Từ-vựng này chứa-đựng nhiều ý-nghĩa có tương-quan, hơn cả những gì ta thường có. Cả ta nữa, vẫn thường ra khỏi niềm vui này, và có lẽ ta cũng chẳng để tâm nhiều vào sự khác-biệt giữa sự “tin tưởng/tùy thuộc” và lòng “cảm-kích/biết ơn” ấy.          

 Ở đây, có thể ta cũng bảo rằng: người mẹ hình-dung nơi chốn trẻ bé xuất thân  -tức, quá-trình rất giá-trị; trong khi đó, người cha lại hình-dung nơi chốn đứa trẻ đến với-  tức, tương-lai/mai ngày cũng rất có giá. Hai chốn-miền này đã tập họp lại để đề ra ý-nghĩa của tính-chất đích-thực và đặc biệt nơi giòng chảy tích-cực vẫn còn diễn-tiến, là: thế giới của ta đây. Có lẽ, ở đây nữa, lại cũng bao hàm và đôi khi còn đòi-hỏi nhiều nữa, là khác. Đòi hỏi, một niềm tin ngay trong người mình…

                                                             ————–

 Trước khi diễn-giải cách sâu-sắc khúc-chiết, xin để tôi đưa chuyện này vào quá-trình lịch-sử từng khiến những người chuyên chú tư-duy phải để ra cả thời gian dài mới nhận ra được những điều như thế.

 Từ thập niên 60 và đặc biệt tại Paris, lúc ấy đã thấy xuất-hiện ý-tưởng rất mới-mẻ mang tính hoàn-vũ về ý-nghĩa đích-thực của con người  -Công đồng Vatican 2, là một trong các trường hợp như thế-  Vấn-đề Công đồng đặt ra, khi ấy, là: làm sao để ta hội-nhập sự khôn-ngoan-đã-thành-quá-khứ (dù nó có thuộc về tôn giáo hay không) vào với tầm nhìn mang tính nhân-bản.

 Thoạt khi ấy, đã thấy bắt đầu công-trình học-hỏi “tầm-nguyên ngôn-ngữ” về ngôn-từ ra như thế. Sự việc này, dẫn đến công-trình nghiên-cứu khác về “nhân-chủng-học” và bản-tính nhân-loại tự-thân như thế nào? Khi ấy, cũng thấy đề ra nhiều sự việc về “biểu tượng” và việc sử-dụng các biểu-tượng ấy. Đây, không là biểu-tượng đặc-trưng hoặc biểu-tượng mới mẻ được trưng ra thay cho các biểu-trưng xưa/cũ, mà là tiến-trình qua đó mọi biểu-tượng đều mang tính tượng-trưng, thôi. Điều này còn tạo ra một thứ như thể đấu-trường giác-đấu, trong đó có tâm-thức kế-thừa như người sống thời ban sơ có tâm tình hội-nhập. Đây, còn là cung-cách để đọc ra cuộc sống qua việc chọn lựa biểu-trưng nào mình ưa thích. Phân-tâm-học, từ đó, đã trở thành một phần của việc phân-tích ngôn-từ, và cũng từ đó, lại đã phân-tích cả con người nữa. Loại-hình phân-tích của Freud về việc này, lại quá tùy thuộc vào sinh-lý-học vào thời ông. Sinh-lý-học  -như ta có được ngày hôm nay-  đã phải hội-nhập vào môi-trường truyền-tải rộng lớn hơn và còn phải hội-nhập nhiều hơn nữa. Và, chốn miền xảy ra nhiều đổi thay nhất, lại chính là Paris.

 Nay ta thử đặt tên lên trên đó

 Freud từng tập-trung nhấn-mạnh vào chức-năng của mẹ cha -điều, mà ảnh-hình về người cha lại đã tạo ra cho tâm-thần, cũng rất nhiều. Từ tầm nhìn nhân-chủng-học vào thời mình, Freud nhận thấy ví-dụ rất rõ nét về chuyện này, là yếu-tố huý-kỵ về loạn luân. Điều này còn có nghĩa: trẻ bé không đưa ra đòi hỏi nào vào những gì do người cha sở-hữu bên trong ông, như người vợ của mình. Điều này, còn đặt việc định-dạng đứa trẻ với cha nó đã thoát khỏi lằn ranh nhiều giới hạn. Điều này giúp cho đứa trẻ khám phá ra được cuộc sống của nó, chứ không chỉ sống cứ nối tiếp kiếp người do cha để lại.

 Tác giả Saussure từng mở ra với thế giới biểu-tượng để cho thấy biểu-tượng ấy vẫn biểu-tỏ sự việc ở đời ra sao. Ông không coi chúng như để biểu-tỏ hoặc chỉ-định thực-tại nào từng đứng vững cách độc-lập với tiến trình-diễn-giải bằng ngôn-ngữ. Ngôn-ngữ, thật ra, chỉ là chuỗi dài đầy cung-cách biểu-tỏ nhưng không qui về những gì như chính nó, rất tự thân. Nhận-định này đứng ngoài chuỗi dài từ-vựng ấy.

 Tác giả Lacan thì khác. Ông lôi-kéo hai lập-trường tư-tưởng này gộp chung lại với nhau. Ông lại đã giải-thích tính huý-kỵ (loạn luân) như sự việc rất “huý” và rất “kỵ”. Điểm đặc biệt ở ông, là ông không chống hành-vi lăng-loàn với mẹ (còn gọi là “phức-hợp Oedipe), cho bằng: ông chống lại khát-vọng lăng-loàn ấy và tất cả mọi khát vọng cũng như dục-vọng. Ông coi tất cả dục vọng như nỗ-lực nội-tại hầu đạt cho bằng được những gì không bị giới hạn và ông đòi phải hạn-chế tất cả dục-vọng, mới được. Ông định-dạng sự việc cần minh-định rồi bảo: làm sao để giới-hạn ấy lại có thể xảy ra được  -đó chính là do mình giảm-thiểu đối-tượng của dục-vọng thành những thứ mà ông gọi là trật-tự của biểu-trưng. Ông hầu như ưa-thích cuộc kiếm tìm để đi vào với nội-tại trong mỗi người chúng ta-  đó là biểu-trưng chính yếu. Tất cả chúng ta đều kiếm tìm thứ nội tại ở chính mình mà không có giới-hạn; và tác giả nói: đó là sự biểu-tỏ cách sai sót về chính con người mình. Một thứ mộng-tưởng về nội-tại không thể đạt, một ý-nghĩ kỳ-quặc về cái mà không thể nào là chính ta được. Ta tự định-dạng mình bằng thứ nội-tại như thế là một định-dạng thái quá. Và ông gọi tất cả những thứ đó bằng ngôn-từ mà tiếng Pháp thường vẫn gọi, là “imaginaire (tức: từ-vựng chỉ-định nhiều hơn tiếng Anh ta thường dùng bằng từ “imaginary (tức: thứ gì đó cũng rất “ảo”). Theo tâm-lý-học, điều ta cần đến trước nhất, là: giảm-thiểu cho thật nhiều chứ không chỉ mỗi “ảo” (“imaginary”, ở tiếng Anh) đến mức độ mà ông gọi bằng từ-vựng cũng bằng tiếng Pháp, một thứ: “symbolique” (tức: thứ từ-vựng mang nhiều ý-nghĩa hơn tiếng “tượng-trưng” (tức “symbolic” ở tiếng Anh). Ông sử-dựng từ-vựng “symbolique” như thể bảo: đó không chỉ là biểu-tượng được chọn theo sở-thích, cho bằng toàn-bộ chuỗi dài gồm các “biểu-trưng” nơi ngôn-ngữ ta thường dùng. Ông những muốn trơn-tuột vào “chuỗi dài” này tất cả các biểu-trưng nào ta từng mang vào người và nay đà lắng-đọng. Và như thế, ngôn ngữ đã có hiệu quả; và việc thong-đạt lại sẽ đi vào với “cuộc chơi”, rất trì-chiết. Ở đây, tác-giả Lacan lại sánh vai tháp-tùng tác-giả Saussure, cũng rất gần. Và, theo cung cách rất “ảo” này, ta lại cũng thiết-dựng các mô hình ban đầu hầu dõi theo việc giảm-thiểu như thế và sự việc ban đầu ở nơi chúng, đó là “người cha”. Ở đây nữa, tác giả Lacan lại đã dính-dự đi vào với Freud. Việc giảm-thiểu mọi nỗ-lực của ta vào sự việc không giới-hạn như thế, gọi là chức năng của người cha.

 Tác giả Julia Kristeva lại đã thừa-kế lập-trường tư-tưởng cũng như thế. Thoạt khi ấy, bà đã chỉnh-sửa đôi chỗ và nới rộng ý-nghĩa của sự việc rất đáng kể là như thế. Julia Kristeva lại cũng nói: bà không là người tin vào Đạo Chúa hoặc bất cứ đạo nào. Đúng hơn, bà là người “đứng ở ngoài” nhưng lại rất thích thú. Bà bị đánh động, từ các diễn-tập về tâm-lý nền-tảng ở đạo giáo. Và đặc biệt, cả nơi Đạo Chúa; và qua cung cách mà các đạo từng tạo ra một thứ ngôn-ngữ cá-biệt nhằm hỗ trợ cho hình-thức khác biệt của chính-trị. Bà dự tính sẽ “coi mặt đặt tên” cho đạo-giáo như niềm tin đặc-biệt (mà bà nói là mình chẳng có niềm tin nào cả). Nhưng, bà công nhận rằng: bà là loại người cũng biết tin và có loại hình riêng về niềm tin của bà, và bà nghĩ: tất cả chúng ta đều như thế. Mỗi nguời trong ta đều làm thế, theo cung-cách khác-biệt. Ai chối bỏ rằng: mình chẳng có niềm tin căn bản này, tóm lại, đều là người chối bỏ sự thật, rất xác thực. Dĩ nhiên, họ thường chối bỏ nó là bởi họ sợ rằng: nó hoà trộn vào với một vài hình-thức của sự tin tưởng kiên-cường, mà họ khám phá ra rằng chính họ lại không thể chấp nhận nó, cho trọn vẹn.

 Tác giả Kristeva đề nghị điều mà bà gọi là “nguyên-bản tương tác” do bà nhận ra như thế từ tác giả Bakhtin là một trong những người sống ở miền Đông Châu Âu từng suy nghĩ như thế. Như thế, có nghĩa là: mọi tuyên bố cũng như cam-kết, và cách riêng mọi chương-bản văn-học, đều là dấu vết không chỉ mang ý-nghĩa của một kiếm tìm về tính tuyệt-đối mà thôi; nhưng còn là tính tích-cực mình chưa nắm bắt được. Các dấu vết đuợc gìn giữ trong môi-trường xuyên-suốt, là thứ môi-trường cứ chảy suốt từ các “ảo” đến “biểu-trưng” rất đặc-trưng. Và, chúng chỉ ở đó để biểu-tỏ khả-năng dẫn đưa về với tính-chất tích-cực. Thế nên, “hiểu/biết” (hết mọi thứ) thật sự là khám-phá/khuấy trộn vào cùng cung-điệu với giòng chảy như thế. Đây là hiểu/biết rất mới về chính sự hiểu và biết. Bởi, “biết” tức là: chảy xuyên suốt.

 Trong tiến trình chảy xuyên-suốt như thế, những gì hiện ra như một thứ vượt trội trên ta, lại đã lấy đi một thứ tình mật-thiết rất khác biệt và mới lạ. Ta lại cứ ưa thích nó, vì ta trông nó giống ta. Việc này xảy đến, là lúc ta ở vào trường hợp hoà trộn với đòi-hỏi cao-siêu nối kết dấu vết hoà trộn này vào với “chuỗi dài” ấn-tượng về truyền-đạt. Nó vẫn thêm vào đó, cứ thế mãi.

 Mỗi một nỗ-lực ta làm, là cốt để cụ-thể-hoá bất cứ thứ gì. Là, tạo sự hoà-trộn ngõ hầu xem nó như thứ gì đó tuyệt-đối và biệt-lập khỏi ta, lại cũng tuỳ-thuộc vào những gì là “ảo” để rồi sẽ cần phân-chiết. “Bà mẹ” đây, nắm bắt trọn vẹn nội-dung của chất “ảo” trong tay bà và khi đó, ta lại để nó luột khỏi bàn tay của bà mẹ mà đi vào giòng chảy của dấu vết mang tính “biểu-trưng”. Từ đó, đã có chức-năng “mẹ hiền” cho thấy ta phải lĩnh-hội từ nơi đó và vượt qua đó, mà tăng-truởng.

 Quá-trình này, dù ngắn gọn, tôi nghĩ: mình cũng nên diễn-giải thêm vai trò của “bà mẹ” rồi sau đó, của “người cha” trong quá-trình phát-triển tâm-thần của đứa bé.

                                                            ————                        

   

      (còn tiếp)

Lm Kevin O’Shea CSsR

Mai Tá lược dịch

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31