TIN, ĐỘNG TÁC PHÁT TỪ CON TIM (2)

Written by xbvn on Tháng Bảy 1st, 2013. Posted in Mai Tá

Chương I

Tin, động tác phát tự con tim:

 điều này thật ra có nghĩa gì?

 Phần I:

Động-tác của niềm tin: một quan hệ

Tin, không là mặt hàng sản-xuất

 Có lẽ, tôi xin mạn phép được bắt đầu ngay ở đây, bằng một tư-duy suy thật kỹ về sự khác biệt giữa điều mà ta gọi là “niềm tin, như mặt hàng sản-xuất” và “niềm tin đích thật “nội-tại”. Trọng tâm của buổi thảo-luận hôm nay, nhắm vào tiêu đề sau. Nhưng, dẫn-nhập bằng quá-trình mang tính nghịch-thường như thế cũng là điều hay, rất bổ ích.

  Sao gọi niềm tin là món hàng sản xuất?

Hồi còn trẻ, tôi chứng kiến nơi Đạo mình một biến-chuyển khá quan trọng. Mãi đến thập niên ’60 và nhất là vào thời kỳ diễn ra Công Đồng Vatican II, đã thấy xuất hiện một mô-hình xem ra cũng an-toàn đòi đảm bảo có sự đồng-thuận của phần lớn các kẻ tin. Tiếp đó, là những bước chuẩn bị, rồi đi đến thảo-luận và sau cùng, là thời hậu-Công Đồng đã diễn tiến tiếp theo sau một loạt các sự kiện, rất khác lạ. Xem ra, việc ấy cũng không kém an toàn và cũng đòi ta phải đạt cho được sự đồng-thuận của phần đông tín-hữu, giống như thế. Sau triều đại Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô đệ Nhị và Đức Bênêđíchtô 16, nay lại thấy Hội thánh ta đang quay về để tái tạo một cuộc cải-tổ như từng xảy đến vào thời kỳ trước Công Đồng Vatican II gồm phần lớn nội dung vẫn từng có, vào những ngày trước đó. Và điều này, xem ra cũng đảm bảo có được sự đồng thuận của ít là một số rất lớn những người tự coi mình là giáo-dân chuyên-chăm việc nhà thờ/nhà thánh. Ở đây, tôi không muốn cãi tranh/biện luận để xem mô-hình nào ‘đúng’, cái nào sai. Tôi thiết nghĩ: bao giờ cũng thế, mô-hình vượt trội, được cho là ‘đúng’ nhất, đều do những người đã bán/buôn nó, nên mới có. Điều, mà tôi quan ngại thật sự chỉ là: coi xem những gì xảy đến có ‘đúng’ như một số người từng đồng thuận hay không, mà thôi. Và, coi thử xem sự đồng thuận, tự căn bản, có thay đổi được gì không; và nếu có, thay đổi ấy là từ những gì?

 Vấn đề tôi ưu-tư nhất, là việc tiếp cận thị trường và đón nhận lập trường tiếp-thị ấy như thế nào?

 Cùng thời gian này, lại cũng thấy xảy đến khá nhiều ví dụ về mô-hình đổi thay, rất tương tự. Thay đổi thường có bấy lâu nay, là thay và đổi từ các quốc gia tên tuổi, xấu/tốt cho đến các nền văn minh có tiếng, tốt hoặc xấu. Các nền văn minh đáng quan-ngại đã đổi thay cũng khá nhiều, cả những người như: người đạo Hồi, người Ả Rập và cả người Trung Đông cũng được “coi” là “kẻ thù truyền kiếp” thay vì sự kiện đó phải từ nước Nga hay từ những người thuộc đảng Cộng Sản chính gốc, mới đúng. Lại nữa, vấn đề tôi đặt ra ở đây, là: làm sao ta bán/buôn được mặt hàng như thế để chúng-dân có thể mua vào và làm sao họ chịu mua các mặt hàng như vậy? Mặt khác, cũng nên điều tra xem đó có là sự kiện nghiêng hẳn về nhu-cầu tái-thiết học-đường ở thế giới này/khác mà người Đạo Chúa chúng ta chú tâm đến, ngõ hầu dựa vào đó mà đầu tư. Thêm nữa, cũng có thể là đổi và thay nơi vai trò của phụ nữ trong thế giới hiện-đại và Hội thánh. Thay và đổi, về thái độ mình nhắm đến, cũng như việc cho phép người khác phái tính đã được thực hiện ở một số việc trong Đạo mình. Lại cũng có một số các hình thức trong thừa-tác-vụ, sẵn sàng bứt-phá lằn ranh sắc tộc, phái tính và chủ trương chọn phái nam hay nữ giới cho mỗi sự việc, rất khác nhau. Một lần nữa, ở đây, tôi lại sẽ không đưa ra vấn-nạn nào về các giải đáp đúng/sai, mà về cung cách rất khác biệt nơi lời đáp trả từng trao đi đổi lại, để rồi đi đến kết cuộc, là: có được sự đồng thuận khá chung chung nơi phần đông dân chúng.

 Mới đây, tôi lại đã tự tạo cho mình một số tư-duy phản ánh quan điểm này, nhờ các tác giả nổi bật như: Edward Herman và Noam Chomsky là những người từng đề-cập đến các vấn đề như thế. Riêng Chomsky lại đã viết lên cuốn sách có đầu đề là: “Sản-xuất ra đồng-thuận là kinh tế chính-trị của truyền thông đại-chúng”. Sách này, tác giả đề cập nhiều đến “mẫu mã tuyên truyền” vốn là cội nguồn của những đồng thuận được xuất xưởng, mới ra như thế. Tôi chưa có dịp đọc kỹ sách này, nhưng cũng hiểu là tác giả muốn nhấn mạnh về đề-tài như quyền sở-hữu những gì được trưng bày ra ngoài, về tài-trợ cho việc trình-bày giòng chảy thông-tin, về những điều như thế cứ liên tục chảy mãi, về đường lối vận-dụng các lời phê phán kình chống nhau và tiếp-cận giới chức bên ngoài, ngang qua truyền thông đại chúng. Tôi thiển nghĩ, việc tiếp-cận các tiện-nghi như thế, là để thu thập được nhiều điều đã là yếu tố khiến nhà báo nào thích can dự vào các vần đề được đặt ra, về những vấn đề đáng tin cậy của “họp báo”, tính thông thường nhưng hữu ích của “ngôn từ bình dị” được dùng để diễn tả, dù không quán xuyến trọn vẹn danh sách các sự việc có liên can. Tôi cho rằng: phần đông các yếu tố này, đặc biệt là yếu tố ý-thức-hệ và chính-trị, mở ra trong tiềm thức, ít nhất là vào lúc đầu.

 Với tôi, nếu ta chịu nghiên cứu học hỏi kỹ lưỡng về niềm tin, thì rồi ra ta cũng sẽ hiểu các vấn đề này và yếu tố “lúc thế này lúc thế khác” hơn sáu mươi năm qua từng diễn ra với Hội thánh, và đặc biệt là sự việc có liên quan đến công cuộc truyền giáo của thánh Hội.

 Xem thế thì, ta có thể xem xét bản chất nào có chất-lượng hơn. Và vấn đề đặt ra, là: “sự đồng thuận nhờ vào sản xuất” có hiệu lực đến mức độ nào, để coi được là tán thành niềm tin? Cả đến Huấn quyền của Hội thánh có thực hiện sản xuất được sự đồng thuận hiệu quả đến mức độ nào không? Nếu có ai chống đối Huấn quyền của Hội thánh lại cũng làm thế, thì họ có được được phép làm như thế không? Và, làm được đến mức độ nào?

 Thành thử, ở đây, ta cũng nên xem xét đến các yếu tố tương tự, về nguồn gốc của niềm tin trong gia đình và văn hoá này khác hay sao đó…

 Cũng là chuyện bổ ích nếu ta để ý xem những gì xuất hiện ở bên dưới các vấn đề như thế, xem và xét cả đến tính-chất nội tại của niềm tin đến thế nào. Đi vào thực tế, tôi vẫn muốn coi xem có sự khác biệt nào giữa công cuộc tiếp-thị và việc rao truyền Lời Chúa hay không?…

                                                                         ———-

  (còn tiếp)

 ______________________

Lm Kevin O’Shea, CSsR

Mai Tá lược dịch

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31