TIN, ĐỘNG TÁC PHÁT TỪ CON TIM (3)
Chương I
Tin, động tác phát tự con tim:
điều này thật ra có nghĩa gì?
Phần I
(tiếp theo)
Tin,
Động-tác thực sự phát tự con tim
Để bắt đầu, tôi xin kể ở đây một hồi ức nhớ về những ngày của thời đã qua, lúc mà Đạo của ta từng lập ra phương-án thần-học cho thích-hợp, có tiêu-chuẩn đi vào niềm tin rất nội tại. Thần học coi niềm tin như sự tín-thác vào một số đề-nghị, đúng như lời của ai đó đã từng nói. Tôi coi niềm tin nơi Chúa, là tín-thác vào một số đề-nghị y như Lời Chúa dạy. Các đề nghị này, khi ấy, được gọi là những sự thật rất thực đã mặc-khải cho con người. Với những người thật sự tin vào Đức Kitô, thì sự thật này là những sự rất thật ở Phúc Âm vốn dĩ đảm bảo rằng: đó chính là Lời từ miệng Chúa nói ra và thánh Hội của Ngài lâu nay vẫn lưu truyền. Nay, ta đi vào chi tiết để rồi cùng nhau dẫn giải ý tưởng này.
Thần học kinh-điển khi xưa nhấn mạnh nhiều vào sự hiểu biết về niềm tin, coi đó như tín điều. Đây, còn là ý tưởng được tác giả Roger Aubert, Louvain, 1914-2009, diễn giải trong cuốn sách do ông viết có nhan đề: “Le problème de l’acte de foi (1945-1950).
Có thể nhận ra được điểm nhấn này và cả chuyện dài lịch-sử từng tạo ra nó, qua bài viết của Hồng Y Avery Dulles sj, có đầu đề là: The Assurance of Things Hoped for: a Theology of Christian Faith, New York, Oxford University Press, 1997)
Theo cách này, ta có thói quen nhắm vào ý nghĩa của niềm tin đơn giản chỉ muốn nói: như thế, tức là ta chấp nhận đề nghị đặt ra cho ta, dựa vào uy-quyền của người khác. Điều này, coi như sinh-hoạt có ý-thức và là điểm chính đích-đáng giúp ta khởi đầu niềm tin. Về sau, ta sẽ thấy mình cần kiểm tra các mẫu-mã/biểu tượng về niềm tin nhiều hơn nữa. Mẫu mã, có khuynh hướng làm cho niềm tin thần-thánh trở thành ví-dụ cụ-thể về sự tin-tưởng, nói chung. Làm việc này, bao giờ cũng có cả mặt tiêu cực lẫn tích-cực, của nó.
Muốn có được động-tác ý-thức của niềm tin, ta cần chuẩn bị kỹ công tác này, hơn nữa. Nói thế có nghĩa: ta phải làm một số việc nào đó ngõ hầu chuẩn bị cho thật tốt.
Chuẩn bị sự việc này thôi, cũng đã mang tính trí-tuệ rồi. Bởi từ đầu, ta phải tạo phán-đoán có trí-tuệ, dẫn về tính khả-tri cho đề nghị nào đặt ra cho ta. Rõ ràng là, các đề-nghị ấy không đi ra ngoài khuôn-khổ những gì khiến ta tin rằng: một khi ai đó dám đảm bảo là: các đề-nghị ấy đều chính-đáng, hoặc coi như vô lý hoặc mâu-thuẫn, từ bên trong. Lối phán-đoán về tính khả-tín này, thật sự là một ước-định về xác-suất có đáng để ta tin vào các đề-nghị ấy hay không, đó là dựa trên ý nghĩa rõ ràng của nó. Đây mới chỉ là bước đầu, mà thôi.
Cũng nên triển khai thêm, điều mà kinh sách tiếng La-tinh từng mô tả thêm trạng huống ấy một cách khéo léo bằng thành ngữ “Pius credulitatis affectus” mà qua phân tách ta biết được rằng thành-ngữ này xuất xứ từ Công Đồng Orange II ở Pháp, năm 529. Thành-ngữ ấy, có nghĩa như động thái có ở ý-chí (chứ không phải tâm trí); và như thế, nó mang ý-nghĩa của một cảm-xúc do bởi từ-vựng “pius” tiếng La-tinh có nghĩa là “sốt sắng”. Xem như thế, tiếng “pietas” bên tiếng La tinh cổ-điển là động-thái hiếu-đễ với cha mẹ; và, cụm từ “sốt sắng” diễn tả trạng thái đưa ta vào tác động của sự tin-tưởng. Động tác “tin”, tự thân, nằm ở lý-trí nhưng bị áp-lực của ý-chí lại là thứ “mai rồi sẽ đến”.
Xin mở ngoặc ở đây, để nói thêm đôi điều, rằng: bên tiếng La-tinh, chữ “credulitas” lại không cùng một nghĩa như tiếng Anh đề-nghị dịch thành “sự cả tin” (credulity, tức sẵn sàng tin tưởng mà không cần phải “điều-nghiên” sao cho thích-hợp hoặc cần đoan chắc sao cho thoả-đáng. Thật ra, nó đơn giản chỉ có nghĩa như một sự thể nào đó khả dĩ tin được, mà thôi. Dịch thành “khả tín” là đúng hơn cả.
Ý-chí (vốn theo khuynh hướng nghiêng về trạng-thái sốt sắng) mới khiến lý-trí đồng thuận đi vào hiện thực. Trường-hợp với niềm tin thần-thánh, thì sự thúc-bách của ý chí bắt ta phải tin, qua động-tác “tin”, như ân-huệ Chúa ban. Và, điều đó không được hiểu là Chúa đã ban cho tất mọi người. Bởi lẽ, không phải ai cũng sở đắc niềm tin và không phải mọi người đều nhận quà tặng niềm tin, đâu. Với Kitô-hữu và nhất là người Công-giáo, thì đó là kết quả của việc mình đã đón-nhận lời dạy được Chúa mặc-khải và bảo chứng. Trên thực tế, nổi bật nhất ở đây, nơi giáo huấn này, là kinh Tin Kính.
Theo sử-liệu, thì kinh này là quá trình “chưng cất” rút từ cốt lõi nền tảng giảng rao Tin Mừng Chúa ban bố nơi Tân Ước, nhưng điều đó thường không được đánh bóng hoặc chú ý khi trình bày sắc-thái muôn màu của niềm tin.
Thành thử, hai yếu tố nằm ở niềm tin vừa mang tính-chất nhận-thức lại vừa có tính cảm-xúc, nữa. Thật ra, thì yếu tố nhận-thức lâu nay vẫn lướt thắng/vượt trội mỗi khi ta điều-nghiên, học hỏi niềm tin theo trường phái cổ điển. Có dịp, ta sẽ xem xét tính hoà-quyện hội-nhập của hai chiều-kích này, ngõ hầu chuẩn-bị đưa cả hai nhắm vào động tác “tin”, theo ý nghĩa chính yếu của động-tác này. Nói động-tác, là sự đồng-thuận của lý-trí chịu ảnh-hưởng từ lựa chọn do ý-chí thúc giục. Nói như thế, còn bảo: ý-chí chịu khuất phục từ cảm-xúc cũng khá mạnh.
Thời buổi này, khi bàn về niềm tin, người tham-gia bàn-luận đã thực sự bắt đầu để tâm đến yếu-tố cảm-xúc ở niềm tin, từng do bậc thức-giả thời hiện đại thách đố đến trăm năm. Trong số các vị này, trổi bật nhất là tên tuổi của các tác-giả như: Loisy, Blondel, von Hugel từng mở ra cho khuynh hướng công-nhận sự hiện diện tập trung vào cảm-xúc ngay tại nơi và chung quanh động tác “tin”, cả trong việc dựng xây niềm tin cũng như ngay chính động-tác “tin” nữa. Phản ứng của toà thánh đối với chủ thuyết hiện đại, thật rất rõ, chí ít là thái-độ của Đức Piô X được tỏ bày nơi Tông thư mang tên Pascendi và Lamentabili. Động-thái, vốn đặt yếu tố cảm-xúc vào hạng thứ yếu, quyết bảo vệ khía-cạnh lý-trí nơi niềm tin. Cứ sự thường, nền thần học kinh-điển Tân-Tôma chịu trách-nhiệm một phần trong đó, tức: chú-trọng tập trung vào khía-cạnh nội dung mang tính nhận-thức của niềm tin; do đó, đã không triển khai nhiều khía-cạnh cảm-xúc của niềm tin. Theo kinh nghiệm, thì đây là cảm-nghiệm về ân huệ; và như thế, có nghĩa: kinh-nghiệm về sự tiếp-cận với sự thật có ưu đãi.
Theo thần-học này, thì niềm tin được tách-bạch chứ không tách-biệt khỏi niềm hy vọng và lòng mến. Bộ Ba quý giá này cũng có tuổi thọ tương đương với tuổi của Đạo Chúa (xem 1 Cor 13) và có khi còn trọng tuổi hơn nữa, là khác. Thần học nào tỏ ra càng tích cực với chiều kích của niềm tin có cảm-xúc bao nhiêu, thì trên thực tế, việc hành đạo càng đem lòng mến (và hy vọng) vào với kinh-nghiệm thực thụ, của niềm tin. Ở đây, tôi muốn tập-trung nhấn mạnh vào chính niềm tin, mà không phản bác chỗ đứng của nó trong cuộc sống có sự hoà nhập giữa Niềm Tin, Hy Vọng và Lòng Mến. Điều, tôi muốn làm cho rõ nghĩa ở đây, là: chiều kích của niềm tin theo hình “Bộ Ba Quý Giá” này.
Tác giả Newman là ví dụ cụ thể về việc này. Là người trẻ lên 15 vào năm 1816 ông có được sự tin tưởng rất chắc chắn về Thiên Chúa. Ông từng nói: ông cảm thấy chắc chắn Ngài có đủ tay chân và ông cũng quả quyết là: có một Đức Chúa mà trên thực tế ông vẫn còn tin chắc như thế mãi. Thế nên, ông vẫn hoàn toàn tập trung mọi điểm nhấn về Thiên Chúa. Ông còn tách mình, bằng tâm trí, ra khỏi mọi vật chất chung quanh ông. Nói thế, có nghĩa ông từng có cảm-nghiệm sáng chói về điều mà ông gọi là “tôi và Đức Chúa của tôi”, chẳng bao giờ có vế này mà lại không có vế kia. Như thế, tức sự đồng-hiện-hữu. Như thế, tức: có được cảm giác rất ư là “Công giáo”. (Sở dĩ tôi nói chữ “Công giáo” là bởi người Thệ Phản thường phấn đấu nhiều hơn về vấn đề này). Nói như thế, còn có nghĩa: ông thấy yêu thương biết bao khi có cảm giác như sống ở nhà lại được ôm trọn một bí-nhiệm như thế mà không cần xem xét về chuyện đó nhiều hơn nữa.
Kết quả là, tác giả Newman lại không giải thích gì về tính cảm-xúc nơi cảm nghiệm của mình. Đúng hơn, ông chỉ tập trung vào tính năng-động của nó, thôi. Nói cho đúng, ông đã khám phá ra một thứ lô-gích lạ kỳ và bất thường. Lạ và thường, là bởi: nó xoá bỏ mọi qui ước thông thường ta vẫn có về lô-gích, hữu lý. Nó mang trong mình thứ ngôn ngữ riêng của mình (ta có thể nói như thế nếu ta muốn, nhưng lại không thể bắt chụp được nó bằng ngôn từ bình thường). Nếu muốn, ta cũng có thể gọi đó là: cải tân, giải thoát, chinh phục, hoặc bi kịch… gì cũng được, nhưng không thể nào đi vào cội rễ của sự việc như thế. Cũng hệt như thể, nếu ta giải thích cho cả người biết chữ hay mù chữ, cũng giống nhau. Tôi và Chúa yêu thương nhau và cả hai chúng tôi cùng tin nhau. Cũng thế, ta có thể nói về nguồn gốc của tình thương yêu giữa Cha và Con theo kinh nghiệm hằng ngày của ta. Đó, là cảm nghiệm yêu thương, ngày này qua ngày khác. Đó, cũng để chuẩn bị ý nghĩa rất độc đáo, nhưng tự thân, đó là ý nghĩa của sự chiêm nghiệm. Như chiêm nghiệm thực thụ, tốt hơn cứ để đó mà không cần cứu xét, bởi có người tự nguyện gọi đó là kinh nghiệm rất đặc biệt, nên cứ để nó đó, rồi tính sau.
Hệt như thế, tác giả Jacques và Raissa Maritain lại cũng có cảm nghiệm rất tương tự; và cả đến tác giả trẻ là Garrigou-Lagrange nữa, cũng thế. Trường hợp này, đã có bảo đảm thấy được nơi Thiên Chúa mà họ tin và truyền thống Giáo hội cũng đã tin chắc nịch như thế nên đã để ta gia nhập vào số những người từng có được cảm nghiệm như vậy.
Vào những năm xảy ra Công Đồng Vatican II, một trong các tác giả theo truyền thống thánh Tôma Akinô cũng đã thích thú thấy được tính cảm-xúc nơi ý-chí đi vào hiện thực của niềm tin , đó là Lm Benoit Duroux, op là người từng viết trong cuốn La psychologie de la foi chez saint Thoma d’ Aquin, Tournai, Descless, 1963. Tôi có sử dụng lập trường của ông trong một bài viết trong tập san nghiên cứu về luân lý mang tên Studia Moralia có đầu đề: Religious Awe: an existential dimension of divine faith, 1967 tr. 175-189.
Ở đây, tôi cũng về với suy nghĩ đặt căn bản dựa vào tư tưởng của thánh Tôma Akinô, nhưng có sắc-thái của thuyết nhân-vịi hỗ-tương, trong khuôn khổ dùng cho mục vụ.
————— (còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Tags: Năm-đức-tin
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 2024: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024: ĐẶT NIỀM HY VỌNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT VÔ NGẦN CỦA THIÊN CHÚA