TIN, ĐỘNG TÁC PHÁT TỪ CON TIM (9)

Written by xbvn on Tháng Tám 23rd, 2013. Posted in Mai Tá

Chương II

 Kinh nghiệm về niềm tin

và mô-hình bậc cha-chú

(bài 10)

  Phần I

(tiếp theo)

 Hiện-tượng-học tăm-tối

 (xem P. Royannais, Michael de Certeau: l’anthropologie du croire et la théologie de la faiblesse de croire, RsR 2003, tr. 499-533)

 Ở đây, tôi muốn nói thêm đôi chút về công-trình nghiên-cứu của tác giả Michel de Certeau khi ông đề-cập đến vấn-đề hiện-tượng-học loại-hình tin tưởng theo cung cách ta vừa bàn; để rồi, sau đó, ta thấy được luận-cứ đối-ứng với lập-trường này bằng một phương-án ta thường vẫn có từ thời thánh Tôma Akinô.

 Phải nói ngay ở đây rằng: tác giả De Certeau đã khá ư là vất vả khi ông muốn gỡ bỏ kinh nghiệm về niềm tin ta có, ra khỏi lãnh-vực “hiểu biết”. “Tin”, không là động-thái rất “hiểu biết”; cũng không là sản phẩm ta có được, do bản-chất của những gì được kể là sẽ định đoạt niềm tin.

 Tin, không do ngôn-ngữ hoặc từ-vựng tạo thành hình-thái của công-thức; cũng chẳng là sự việc ban đầu ta thoạt nhìn vào những gì được diễn-lộ ra ngoài như sự thể đáng để mọi người tin. Nó cũng không là động-thái qui về nội-dung khiến ta đặt tin-tưởng vào đó và nó lại không được hỗ trợ từ các định-nghĩa/diễn-giải cũng không tùy thuộc một cách trực-tiếp, cấp bách vào “đối tượng” khiến ta tin, và nhiều người lại cứ cho rằng: đó là cung cách diễn-đạt theo khoa học. Và, nó cũng không là kết-cuộc có được từ văn-bản đáng tin cậy. Khi niềm tin được trình-bày theo kiểu cách như thế, ta lại bảo: không hẳn thế đâu! Trên thực tế, chẳng làm sao có được tính khách-quan đệ-tam-nhân về những chuyện như thế, hết. Không thể có được thứ nối-kết nào khả dĩ đưa vào “thực tại” này…

 Điều này, như thể để ta có được tuyên-ngôn bảo rằng: mọi ý-niệm cũng như ngôn-từ, tự chúng, không hề có giá-trị tự-tại. Xem ra, nó tùy thuộc vào một thứ nguyên-ngữ không cần viện-dẫn bất cứ trường-hợp hoặc vụ việc nào cho nguyên-ngữ ấy. Một phần sự việc này, được rút từ nghị-trình do tác giả De Certeau chủ xướng. Tác giả đã tìm hiểu và học hỏi văn-bản đề cập đến các yếu-tố mang tính bí-nhiệm. Ông chủ-trương phân-tách cấu-trúc của ngôn-từ đã từng diễn-lộ toàn-bộ tính-cách huyền-bí; để rồi, người người có khuynh-hướng khuếch-trương mọi địa-hạt tư-tưởng và ngôn-ngữ, nói rằng: Đấng ta tin, thật ra không thể diễn-tả điều gì về Ngài bằng từ-vựng tích-cực hơn được. Điều này, xem ra cũng giống như khẳng-định về thần-học “hư vô”, cách này hay cách khác. Bằng nhiều cách, tác giả De Certeau đã viết lại tư-tưởng của Denys về đề-tài được người xưa gọi bằng tiếng La-tinh như: “De divinis nominibus” (tức “về danh xưng thần thánh”) và nhân rộng tư tưởng ấy thành “De omnibus nominibus” (tức: “về danh xưng của mọi người”).

Ở đây, ta thấy mọi nỗ-lực tìm gặp cho bằng được “luồng sáng” tích-cực phải được xoá-bỏ rút khỏi động-thái “tin”. Niềm tin bị tổn-thương do vô-thức, thiếu mất sự hiện-hữu dứt khoát và do bởi hình-thái nào khác, để thay vào. Giả như ta có được “vết chân trần” của “Đấng nào khác”, thì chuyện ấy cũng sẽ trở thành sự việc đã và đang rơi vào dĩ-vãng. Ở đây, ta vẫn thấy tính hư-vô/trống-rỗng nơi những gì được diễn-tả ra như thế. “Thần-học hữu-thể” bị ông khước-từ, bỏ bê. Quả là, ông đang thực hiện một thứ nhân-chủng-học nặng tính hư-không/trống-rỗng về tin tưởng, đặc biệt là niềm “tin” của tín-hữu Đức Kitô. Ở đây, lại cũng có học-thuyết thuộc loại vô-thần vốn dĩ là hoa quả của thập giá. Ở đây, ông kêu gọi mọi người hãy liên tưởng đến thánh-nữ Têrêxa thành Lisieux, rất Hài Đồng.

 Tin, là cung cách khác biệt quyết trở nên con người. Đây, là cung cách thực hành nghệ thuật sống rất khác biệt. Ở đây, nó tạo cho kẻ tin có được khả-năng nhận lãnh một lệnh-truyền hiện-hữu khác, đã biến thành chủ-thể tự-do dành cho chính mình. Đây, đích-thực một nguyện cầu/ới gọi; là: “nói với” chứ không phải là “nói cho” hoặc “nói về” ai đó. Là, đối ứng/đáp trả những chuyện mình nghe/biết. Và là: ứng-đáp lại giọng nói chứ không phải tuyên-ngôn. Ở đây, có thứ gì đó thật khó có thể giản-lược được niềm tin. Đây, là nghệ-thuật “nghe” với cung-cách rất mới. Niềm tin, mang tính hư-vô vốn từ-khước sự thể tách-bạch khỏi lĩnh-vực từng mang tính khác biệt và nó những muốn ở lại trong đó, bất kể hiểm nguy có thể xảy đến. Nói cách khác, rõ ràng là: nó như thể đang chuyển động về nơi nào đó chẳng ai biết rõ đó là chốn nào. Điều này nghe như thể có sự thể thích-ứng với tư-tưởng của Heidegger mãi về sau, như tác giả Rahner từng đề cập. Tác giả là người từng nói đến “hiện-tượng” niềm tin đang dần dà biến dạng… Diễn-trình đúng cách của niềm tin như thế, là diễn và trình theo kiểu ngụ ngôn, thơ văn. Nó mang tính chất khá bí-nhiệm. Nó vốn dĩ là thi ca. Là, thứ ngôn-từ của sự việc truất-hữu. Thứ ngữ-vựng của sự thể chẳng-bao-giờ-nắm-bắt được toàn bộ sự việc. Chính đây là cung-cách cho thấy: tại sao và làm thế nào mà các văn-bản huyền-nhiệm lại quan trọng đối với sức sống của niềm tin. Huyền-nhiệm này, là “thực-thể tư duy” dìu dắt mọi hình-thái thần học. Thế nên, mới có lời lẽ huyền-nhiệm chưa đến được tới tai người nghe, nhưng vẫn mang tính hữu-hiệu. Kẻ tin tưởng vào tính huyền-nhiệm có nguyện cầu rằng: Xin để con xa tránh những gì chúng con không thể quay lại mà quan-hệ. Với tác giả Karl Rahner, thì: tín-hữu của mai ngày sẽ trở thành nhà thần-bí-học từng kinh-nghiệm thứ gì đó, hoặc thành: người anh/người chị không là kẻ tin, chút nào hết.

 Đằng sau tư-duy theo loại hình này, vẫn có hai thể-loại: một, là triết-lý kiểu Heidegger hoặc Rahner; và thể-loại kia, là: quyết tâm bằng tinh-thần đi vào tính ưu-việt của những bi-ai/bi-đát cách đặc biệt nơi thập giá.

 Các thần-học-gia theo hướng này, lại vẫn nhấn mạnh nhiều đến sự “yếu kém” của niềm tin. Đó là tính độc-đáo có-một-không-hai của tin tưởng. Các thần-học-gia theo chiều hướng này, không có ý bảo: Tin, là loại động-thái “yếu kém” thường diễn-biến quanh sự-thể đầy tin tưởng và hiểu biết. Đó, không là lập-trường đầy kiên-quyết. Nhưng, là tính “yếu kém” của bản thân, không lướt vượt được. Cũng như thể, lĩnh-nhận thứ gì đó khác với kết-cuộc đầy tích cực. Nó là “trò chơi” của đứt đoạn, như thể chơi trò “khả-thi”. Ngôn-ngữ diễn tả như thế, đánh dấu chốn miền của một “KHIẾM DIỆN” (viết chữ Hoa) không đạt được chốn miền ấy.

                                                            ———————–

(còn tiếp)

Lm Kevin O’Shea CSsR –

Mai Tá lược dịch

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31