TIN MỪNG KHÔNG KẾT ÁN NGƯỜI GIÀU, NHƯNG LÀ LÒNG TÔN THỜ CỦA CẢI

Written by xbvn on Tháng Một 13th, 2015. Posted in Học thuyết xã hội, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Tin Mừng “không kết án người giàu, nhưng là lòng tôn thờ của cải vốn làm cho con người vô cảm trước tiếng kêu của người nghèo”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố như thế trong cuộc nói chuện với hai nhà báo Andrea Tornielli của Vatican Insider, và Giacomo Galeazzi của nhật báo La Stampa.

Buổi nói chuyện này kết thúc cuốn “Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nền kinh tế giết chết này”( Papa Francesco. Questa economia uccide), sẽ được xuất bản vào ngày 13/1.

Sự nghèo khổ và Tin Mừng

Trong buổi nói chuyện được La Stampa thuật lại, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “việc quan tâm đến người nghèo nằm trong Tin Mừng và trong truyền thống của Giáo Hội: đó không phải là một sáng chế của chủ nghĩa cộng sản”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: việc “chọn lựa ưu tiên cho người nghèo” tìm thấy nguồn gốc của nó “trong Tin Mừng, từ những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo”: như thế, khi “Giáo Hội mời gọi chiến thắng ‘việc toàn cầu hóa sự dửng dưng’, thì Giáo Hội xa rời với một lợi ích chính trị nào đó hay một ý thức hệ nào đó…Giáo Hội chỉ được đánh động bởi lời của Chúa Giêsu”.

Tin Mừng “không kết án người giàu, nhưng việc tôn thờ của cải vốn làm cho con người vô cảm trước tiếng kêu của người nghèo”. Khước từ tình trạng bần cùng, “một thứ biếm họa của Tin Mừng và của chính sự nghèo khổ”, Đức Phanxicô nhắc lại những gì mà con người sẽ bị phán xét: “săn sóc tha nhân, quan tâm đến người nghèo, người đau khổ trong thân xác và tinh thần, người túng thiếu”.

Đừng chần chừ nữa

Tố giác “hệ thống kinh tế và xã hội” thế giới “vốn đặt tiền bạc ở trọng tâm”, chứ không phải con người, Đức Thánh Cha khuyến cáo: “Chúng ta hãy dừng lại!…Đừng cam chịu nhưng hãy tìm cách xây dựng một xã hội và một nền kinh tế trong đó con người và thiện ích của nó nằm ở trọng tâm”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh hậu quả của một nền kinh tế đặt trọng tâm vào tiền bạc: “Việc loại trừ những gì không có ích: trẻ em, giới trẻ, người già…nền văn hóa loại trừ thậm chí dẫn đến chỗ khước từ trẻ em bằng việc phá thai”.

Đức Thánh Cha cũng lầy làm tiếc “tỉ lệ sinh sản rất thấp ở Ý”, “việc âm thầm giết chết êm dịu những người già bị bỏ rơi” và nạn thất nghiệp của giới trẻ.

Để chống lại nền văn hóa loại trừ và vứt bỏ này, Đức Phanxicô mời gọi “cầu xin Thiên Chúa”, vì “tình yêu và sự chia sẻ” trước hết là “một ân huệ cần phải cầu xin”, và “dấn thân trên mọi phương diện đặt công ích ở trung tâm”.

Đức Thánh Cha khẳng định: “Chúng ta không thể chờ đợi nữa để giải quyết các nguyên nhân cơ cấu của sự nghèo khổ” vì “nếu không có giải pháp cho những vấn đề nghèo khổ, thf chúng ta không thể giải quyết các vấn đề của thế giới”.

Tý Linh chuyển ngữ

theo ZENIT

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31