TÍNH HIỆP HÀNH, ĐÓ TRƯỚC HẾT LÀ SỰ HOÁN CẢI CÁ NHÂN
Nhiều người Công giáo vẫn hoài nghi về thượng hội đồng về tính hiệp hành, mà họ khó hiểu mục tiêu và cách tiến hành. Cha Ludovic Danto đã biên soạn “l’ABC de la synodalité” (Cerf). Ngài cho thấy Thượng Hội đồng hoàn toàn nằm trong Truyền thống của Giáo hội như thế nào để làm sáng tỏ chân lý về Thiên Chúa. Ngài giải thích với Aleteia rằng nếu Thượng Hội đồng nhắm tới việc đổi mới truyền giáo và quản trị Giáo hội, thì đó là trong mức độ của sự hoán cải cá nhân của chúng ta.
Khóa họp ngày 2/10/2024
Thượng hội đồng về một Giáo hội hiệp hành đã bước vào khóa họp thứ hai. Giữa sự nhiệt tình và sự thờ ơ, nhiều tín hữu vẫn thận trọng về kết quả và những thách thức của cách tiến hành này, tuy nhiên thời điểm này phải được đón nhận như một nền tảng của triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô và, ai biết được, như một lối sống đổi mới, nối kết với những kỳ vọng của con người ngày nay…
Cho phép mỗi người trở thành một người môn đệ truyền giáo
Trong một Giáo hội ngày càng được đánh dấu bởi chiều kích phổ quát của mình, dẫn đến những khát vọng trái ngược nhau tùy theo địa điểm, và một phần trong đó bị lung lay bởi một cuộc khủng hoảng lạm dụng dường như không kết thúc và không nên dừng lại ở các Giáo hội đã bị ảnh hưởng – tin rằng điều ngược lại sẽ là một ảo tưởng – cuộc thảo luận của Thượng hội đồng được kêu gọi để đổi mới sự hiện diện của Giáo hội, từ việc loan báo Tin Mừng đến việc quản trị cộng đồng tín hữu. Nói cách khác, tính hiệp hành phải cho phép mỗi người, tùy theo ơn gọi của mình, trở thành một môn đệ truyền giáo, theo cách diễn đạt do Đức Thánh Cha đề xuất. Không có tính hiệp hành mà không có sự hoán cải cá nhân khi mỗi người đã được rửa tội đều được Chúa Thánh Thần ghi dấu… Chính trong mức độ hoán cải cá nhân của chúng ta mà việc đổi mới Giáo hội sẽ diễn ra: theo nghĩa này, cách tiến hành của Thượng hội đồng không xa lạ với việc khai mạc của Năm Thánh, nhưng nó nằm trong khuôn khổ của Năm Thánh.
Khái niệm về tính hiệp hành liên quan đến việc tổ chức các cộng đồng của chúng ta không phải là mới: từ các công đồng của thiên niên kỷ thứ nhất cho đến các hội đồng của các giáo phận và giáo xứ của chúng ta, chúng ta trải nghiệm một hình thức hiệp hành, nhưng có bao nhiêu người xác tín rằng những công cụ quản trị này còn hơn cả việc tổn chức đơn giản hoặc chúng không ở đó chỉ để phê chuẩn các quyết định của quyền bính trong Giáo hội, dù là giám mục hay linh mục? Bao nhiêu thời gian cầu nguyện mở ra những nơi trao đổi này được sống một cách tự động hoặc bao nhiêu nơi trong số này được sống như một sự nắm lấy quyền lực bởi những người ngồi đó với hy vọng thúc đẩy ý tưởng của riêng mình, những người này này và những người kia đều nhầm lẫn giữa khát vọng của họ với khát vọng của toàn thể cộng đồng, cuối cùng là với ý muốn của Thiên Chúa? Suy tư của Thượng hội đồng kêu gọi chúng ta giữ một khoảng cách ngang bằng với cả quan điểm quân chủ về đời sống Giáo hội lẫn với quan điểm dân chủ về cộng đồng. Cuối cùng, nó kêu gọi chúng ta, giống như Công đồng Vatican II, về một aggiornamento (cập nhật, canh tân) cá nhân và tập thể sâu xa.
Một câu trả lời cho thể chế mang tính bí tích của Giáo hội
Để tránh những cạm bẫy này, suy tư hiện tại chỉ có thể bắt nguồn từ các bí tích khai tâm Kitô giáo – vì mỗi người phải hoán cải – và từ bí tích truyền chức thánh – vì sự hiệp thông trong Giáo hội cũng được cấu trúc bởi chính sự phân định của các mục tử, một sự phân định cần thiết nhưng, như mỗi người đều sẽ hiểu, không phải là độc quyền. Nếu Đức Giáo hoàng không thể sai lầm, thì đó là vì Giáo hội không thể sai lầm, chứ không phải ngược lại. Theo nghĩa này, tính hiệp hành trước hết không phải là một cách hành xử hay cách sống xã hội, mà là một câu trả lời cho thể chế mang tính bí tích của Giáo hội: bởi vì tất cả chúng ta đều là những người môn đệ-truyền giáo, tất cả chúng ta đều là những ngôn sứ và chúng ta có thể tham gia vào việc loan báo Tin Mừng, mà lời loan báo này được sống trong cộng đồng cũng như bên ngoài cộng đồng; bởi vì một số người đã nhận trách vụ mục tử, nên họ được mời gọi ngửi thấy mùi thơm của chiên, nhưng không phải sống trên đoàn chiên mà là bước đi với… Đây là lý do tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô có thể tóm tắt cốt lõi của sứ mạng chung này – Loan báo Tin Mừng – như sau: đời sống hiệp hành của chúng ta quy tụ một người – Giám mục Rôma – một số người – các mục tử – và tất cả mọi người – toàn bộ những người được rửa tội. Mỗi người hãy lắng nghe Thiên Chúa và anh em mình, bất kể ơn gọi của họ là gì; tất cả chúng ta cùng nhau hãy lắng nghe Thiên Chúa và anh em của chúng ta… bởi vì “Thánh Thần nói với các Giáo hội”, và làm sao chỉ duy chúng ta có thể tham vọng nắm giữ chân lý? Chúng ta phải bước đi cùng nhau.
Làm sáng tỏ chân lý của Thiên Chúa
Như thế, nếu Thượng Hội đồng được kêu gọi để thảo luận về việc trình bày các quan điểm đức tin cũng như các quan điểm về tổ chức Giáo hội, về đời sống nội bộ cũng như việc loan báo Tin Mừng, thì Thượng Hội đồng không được kêu gọi để biến đổi tín lý và đời sống Giáo hội theo những khát vọng của mỗi người, những khát vọng ít nhiều tùy theo nền văn hóa của chúng ta, nhưng đúng hơn là làm sáng tỏ chân lý của Thiên Chúa đang hoạt động trong thế giới này và trong Giáo hội của Ngài, và nhận ra rằng sức mạnh của những thói quen và những xác tín hoặc thậm chí của một giáo huấn nếu có thể dấu hiệu của một sự phát triển hài hòa giữa Thánh Kinh và Truyền thống – nói cách khác là của Mặc khải – cũng có thể là dấu hiệu của sự xơ cứng trong tư tưởng hoặc trong các hoạt động bác ái của chúng ta… Những gì đã luôn được nói và làm không tất nhiên biểu lộ sự thật hoặc một sự thật tuyệt đối, nhưng đơn giản có thể là một điểm giai đoạn trong lịch sử Giáo hội để tiến xa hơn, và chúng ta hãy hy vọng điều đó không phải là một ngõ cụt.
Mỗi tín hữu, mỗi Giáo hội được mời gọi nắm bắt tính hiệp hành như một cơ hội để hoán cải cá nhân và tập thể: chúng ta đừng, giống như vợ của Lót, bị hóa đá khi nhìn lại quá khứ của mình; cũng không giống như những mồ mả tô vôi, qua sự lặp đi lặp lại, không nhìn thấy nơi anh chị em của mình Chúa Kitô đang đi qua giữa họ. Nhưng được soi sáng bởi Mặc Khải và được củng cố bởi những kinh nghiệm của chúng ta, chúng ta hãy ra khơi.
Ludovic Danto
—————————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Aleteia)
Tags: Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO