TỈNH TÂM CỦA GIÁO TRIỀU: BÀI 9. SỰ YÊN NGHỈ MUÔN ĐỜI
Nhà giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng, Cha Roberto Pasolini, OFM Cap, đưa ra bài suy tư thứ chín trong cuộc Linh thao năm 2025 của Giáo triều Rôma, tập trung vào chủ đề: “Sự yên nghỉ muôn đời”. Dưới đây là bài tóm tắt:
Sự sống vĩnh cửu là một ân ban đã có trong hiện tại, nhưng chúng ta thường gặp khó trong việc hiểu một khía cạnh cơ bản của nó: sự yên nghỉ. Từ khi còn nhỏ, chúng ta trở nên quen thuộc với lời cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho họ được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên những người ấy. Xin cho họ được an nghỉ. Amen”.
Ý tưởng về vĩnh cửu dựa trên sự nghỉ yên muôn đời có thể xem ra làm thất vọng, như thể đời sống kết thúc trong một giấc ngủ bất tận. Nhưng nhận thức này phát xuất từ một sự hiểu lầm sâu sắc: chúng ta thấy yên nghỉ chỉ như là tình trạng thiếu hoạt động, trái lại, trong cái nhìn Kinh Thánh, nó là một trạng thái tròn đầy và viên mãn.
Chính Thiên Chúa đã trải qua sự yên nghỉ khi Đức Giêsu, sau khi chịu đóng đinh, được đặt nằm trong ngôi mộ. Khoảnh khắc này không phải là một sự đình trệ vô ích, nhưng là sự hoàn tất một công việc, như một bài giảng cổ xưa vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh ghi lại: “Thiên Chúa đã chết trong thân xác và đã xuống âm phủ để làm rung chuyển vương quốc của sự chết”.
Đức Kitô yên nghỉ, nhưng Ngài vẫn hành động một cách huyền nhiệm, giải phóng các tù nhân của âm phủ. Điều này dạy chúng ta rằng sự nghỉ ngơi không có nghĩa là trở nên vô dụng, nhưng đúng hơn là ôm lấy thời gian với lòng tin tưởng, mà không chạy theo những hoạt động vội vã và vô nghĩa.
Ngày nay, nghỉ ngơi là một thứ xa xỉ bị lãng quên. Chúng ta sống trong một xã hội đòi hỏi chúng ta phải luôn hoạt động, kết nối, sản xuất. Tuy nhiên, những cơ hội càng gia tăng, thì chúng ta càng tìm được ít sự nghỉ ngơi. Dụ ngôn về người đầy tớ, sau khi làm việc, không mong chờ một phần thưởng nào ngoài việc chấp nhận rằng mình đã làm những gì được gọi để làm, dạy cho chúng ta một bí mật quan trọng. Chừng nào chúng ta còn sống với nỗi ám ảnh về kết quả, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm được sự nghỉ ngơi. Chỉ những ai bình thản chấp nhận những giới hạn của mình thì sau cùng mới có thể nghỉ ngơi trong an bình.
Nghỉ ngơi thực sự không phải là tình trạng thiếu hoạt động, nhưng là sự tự do. Đó là trạng thái mà chúng ta không còn phải chứng tỏ bất cứ điều gì bởi vì chúng ta để cho tình yêu của Thiên Chúa ôm trọn lấy mình. Đó chính là sự bình an nội tâm cho phép chúng ta nói rằng: “Bất cứ ai đã vào chốn yên nghỉ của Thiên Chúa, thì cũng đã nghỉ sau khi làm xong công việc của mình, như Thiên Chúa đã nghỉ sau khi làm xong công việc của Người” (Hr 4, 10).
Sống trọn vẹn sự nghỉ ngơi nghĩa là tôi luyện cho sự sống vĩnh cửu, học sống mà không sợ hãi, buông bỏ những cái dư thừa, và tin rằng Thiên Chúa đã làm việc trong chúng ta rồi.
Sự nghỉ ngơi đích thực chính là sự bình an nội tâm; nó không được đo lường bởi những kết quả, nhưng bởi khả năng nắm lấy những gì mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta. Đó không phải là một sự trốn thoát, nhưng là cách để học sống mãnh liệt hơn, mà không băn khoăn lo lắng. Đó không phải là sự thụ động, nhưng là niềm tin chủ động làm cho chúng ta trở nên tự do để yêu thương.
“Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi” (1Ga 4, 18). Sau cùng, sự sống vĩnh cửu không phải là mục tiêu xa vời nhưng là một thực tại đã lớn lên trong chúng ta. Ngay từ bây giờ, chúng ta được kêu gọi để sống sự sống đó.
—————————————-
Cồ Ngọc Hải dịch
(nguồn: vatican news)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2025: ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG ĐAU KHỔ, HÃY LUÔN CẢM NHẬN VÒNG TAY YÊU THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG LỄ LÁ 2025: “VÁC THÁNH GIÁ CỦA CHÚA KITÔ LÀ CÁCH CỤ THỂ NHẤT ĐỂ CHIA SẺ TÌNH YÊU CỨU ĐỘ CỦA NGƯỜI”
- THÁNH LỄ VÀ Ý LỄ, MỘT SẮC LỆNH MỚI NHẰM BẢO ĐẢM SỰ MINH BẠCH VÀ ĐÚNG ĐẮN HƠN
- ĐỨC PHANXICÔ : “CHÚC MỪNG CHÚA NHẬT LỄ LÁ VUI VẺ VÀ TUẦN THÁNH SỐT SẮNG!”
- GIỮA TIẾP BIẾN VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA, BÀI HỌC CỦA BA NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO VIỆT NAM
- CHA ROBERTO PASOLINI: QUA VIỆC LÊN TRỜI, CHÚA GIÊSU MỜI GỌI CHÚNG TA TRỞ THÀNH CHỨNG NHÂN CỦA NGƯỜI
- ĐỨC PHANXICÔ GẶP GỠ CÁC VỊ ĐỨNG ĐẦU CÁC BỘ
- PHÁP : KỶ LỤC MỚI VỀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI DỰ TÒNG VÀO NĂM 2025!
- LÀN SÓNG DỰ TÒNG: GIÁO HỘI PHÁP TÁI KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA SỰ HOÁN CẢI
- CHUYẾN VIẾNG THĂM BẤT NGỜ CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐẾN ĐỀN THỜ THÁNH PHÊRÔ ĐỂ CẦU NGUYỆN TẠI MỘ CỦA ĐỨC PIÔ X
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 4. CHÀNG THANH NIÊN GIÀU CÓ. CHÚA GIÊSU NHÌN ANH (Mc 10, 21)
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN VUA CHARLES III VÀ CAMILLA TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- ĐỨC PHANXICÔ ‘ĐANG RẤT KHỎE’, BÁC SĨ SERGIO ALFIERI ĐẢM BẢO SAU KHI NGÀI BẤT NGỜ XUẤT HIỆN
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP TỤC CẢI THIỆN DẦN DẦN TRONG THỜI GIAN DƯỠNG BỆNH
- CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ CHẤM DỨT HỢP TÁC VỚI CHÍNH QUYỀN LIÊN BANG VỀ VẤN ĐỀ NGƯỜI TỴ NẠN
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ NĂM THÁNH CỦA BỆNH NHÂN VÀ NHỮNG NHÂN VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE: CHIA SẺ NỖI ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ MỘT BƯỚC HƯỚNG ĐẾN SỰ THÁNH THIỆN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM C: “TÔI CẢM NHẬN ĐƯỢC ‘NGÓN TAY CỦA THIÊN CHÚA’”
- QUẢNG TRƯỜNG THÁNH PHÊRÔ: ĐỨC PHANXICÔ XUẤT HIỆN CHÀO ĐÓN NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG
- CẦU NGUYỆN BẰNG KINH MÂN CÔI VỚI THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
- SỰ PHỤC SINH CỦA CHÚA GIÊSU LOẠI BỎ NÃO TRẠNG BÁO THÙ