TÍNH TẬP THỂ TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Đang khi Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn bị một cuộc cải cách Giáo Triều, thì có những tiếng nói nổi lên để yêu cầu cần có thêm tính tập thể (collégialité) trong việc điều hành Giáo Hội. Khái niệm « tập thể tính » này có nghĩa là gì ? Đâu là nguồn gốc của nó ? Đâu là những điểm tiến bộ khả thể trong lãnh vực này ?
Giáo Hội có thể được phân tích như là một thể chế thông thường không ?
Giáo Hội Công Giáo Latinh là một nền dân chủ hay một nền quân chủ ? Đức Giáo Hoàng phải chăng là như một vị vua truyền lệnh cho các nam tước của mình, một vị tổng trưởng có quyền trên một mạng lưới các tỉnh trưởng, hay là một vị chủ tịch-tổng giám đốc điều hành các giám đốc của các chi nhánh của mình ? Ngược lại, các Kitô hữu có thể chỉ định các vị lãnh đạo của mình hay quyết định luật nội bộ của mình bằng việc bỏ phiếu không ? Dĩ nhiên là không. Không có bất kỳ mô hình nào trong các mô hình trên đây cho phép hiểu sự vận hành của Giáo Hội.
Nếu bản chất của Giáo Hội thoát khỏi mọi lối so sánh, thì nó vẫn được ghi dấu bởi một cơ cấu phẩm trật. Sách GLGHCG khẳng định : « Cần phải loại bỏ ý tưởng theo đó Giáo Hội sẽ đi đến chỗ từ bỏ cơ cấu phẩm trật của mình. Nó sẽ không bao giờ là một nền dân chủ theo nghĩa việc thực thi quyền bính sẽ là, như trong xã hội dân sự, hoa trái của một sự ủy quyền phát sinh từ cuộc bỏ phiếu dân cử ». Đó là một sự khác biệt lớn với sự vận hành của các Giáo Hội Tin Lành. Tuy nhiên, hàng phẩm trật này, từ Đức Giáo Hoàng đến các Giám mục, từ các Giám mục đến các linh mục và giáo dân, được thể hiện bằng một sự cộng tác mạnh mẽ, mà ta gọi là « tính tập thể ».
Đâu là nguồn gốc của tính tập thể ?
Từ ban đầu, Chúa Kitô đã chỉ định 12 Tông đồ để tiếp nối sứ mạng của Ngài. Ngài đã giao phó cho họ việc cai quản Giáo Hội, dưới thẩm quyền Phêrô. Người ta gọi nhóm Mười Hai như là « Tông đồ đoàn ». Rồi, các Giám mục kế vị các Tông đồ, và các Đức Giáo Hoàng kế vị thánh Phêrô. Các ngài cùng nhau hình thành nên giám mục đoàn.
Trong mỗi một giáo phận trong số 2979 giáo phận của Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Latinh trên thế giới, ngày nay Giám mục là người kế vị các Tông đồ. Theo sắc lệnh Christus Dominus của Công đồng Vatican II, ngài cai quản « phần dân Thiên Chúa được giao phó cho ngài » (số 11). Ngài thực hiện điều đó dưới thẩm quyền của đấng kế vị thánh Phêrô và trong sự hiệp thông với đấng đó. Mối liên hệ này được gọi là « tính tập thể ». Tính tập thể này có thể được gọi là « tình cảm, mối liên hệ huynh đệ giữa các con tim, vốn là linh hồn của sự cộng tác giữa các Giám mục » (Đức Gioan-Phaolô II), từ đó phát xuất « tính tập thể hiệu lực », « sự cộng tác huynh đệ để phục vụ công việc Phúc Âm hóa và sứ mạng của Giáo Hội » (Đức Phaolô VI).
Hiến chế Lumen gentium của Công đồng Vatican II (số 22) đã nêu rõ sự vận hành của tính tập thể này : « Cũng như thánh Phêrô và các Tông Ðồ khác tạo thành một cộng đoàn Tông Ðồ duy nhất theo như Chúa đã ấn định, thì tương tự như thế, Giáo Hoàng Rôma, Ðấng kế vị Phêrô, cùng với các Giám Mục là những người kế vị các Tông Ðồ, đều liên kết với nhau. (…) Nhưng cộng đoàn giám mục hoặc giám mục đoàn chỉ có quyền hành khi hiệp nhất với Giáo Hoàng Rôma, đấng kế vị thánh Phêrô, như là với Thủ Lãnh của cộng đoàn giám mục, trong khi quyền tối thượng trên tất cả các Chủ Chăn và tín hữu của Giáo Hoàng Roma vẫn luôn luôn được bảo toàn trọn vẹn. »
Trong đường hướng này, ngày 15.9.1965Đức Phaolô VI đã thiết lập Thượng Hội Đồng Giám Mục qua Tự sắc Apostolica sollicitudo. Thượng Hội Đồng Giám Mục này sẽ được nhóm họp cho đến ngày nay, như là nghị viện của Giáo Hội, dưới các hình thức khác nhau (thông thường, ngoại thường, đặc biệt).
Ngày 30.4.1983, Đức Gioan-Phaolô II đã xác định sự vận hành của một Thượng Hội Đồng : « Thượng Hội Đồng là dụng cụ của tính tập thể cũng như là một nhân tố hiệp thông mạnh mẽ khác với một Công đồng đại kết. Đó luôn là một dụng cụ hữu hiệu, nhanh nhẹn, thích hợp, đúng lúc để phục vụ tất cả các Giáo Hội địa phương và sự hiệp thông hỗ tương giữa chúng ».
Làm thế nào có thể cải tiến hệ thống ?
Trong suốt các Thượng Hội Đồng, theo ý kiến của nhiều tham dự viên, một tính trơ ì hành chánh nào đó đã thắng thế. Những bài tham luận tiến triển theo từng chặng trong suốt ba tuần. Tiếp đến chúng được sưu tập bởi ban thư ký chung, để đạt tới một danh mục các đề nghị, thường là khô khan. Tiếp nữa, phải chờ đợi nhiều tháng để được Đức Thánh Cha ký một tông huấn hậu THĐ, có giá trị chương trình, nhưng không luôn được các hàng giám mục địa phương quan tâm. Vả lại, có nhiểu tiếng nói đã nổi lên, nhất là trong THĐ Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa vào tháng 10/2012, nhằm quan tâm đến quyền riêng biệt của các dòng tu. Trong nhiều thế kỷ kinh nghiệm, các dòng tu đã thủ đắc một kiến thức kinh nghiệm ít được dùng trong việc cai quản Giáo Hội, nhất là về mà trưởng thành tập thể trong những quyết định.
Đức Phanxicô có thể làm gì ?
Một tháng sau khi lên ngôi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một nhóm 8 Hồng y, vốn không có trong biểu đồ tổ chức của Giáo Hội, và không có bất kỳ thành viên nào của Giáo Triều. Các Hồng y này đến từ 5 châu lục và đại diện cho các hàng giám mục địa phương. Mục tiêu của họ : « cố vấn » Đức Thánh Cha « trong việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ ». Nhóm làm việc này cũng sẽ xem xét lại Tông hiến Pastor Bonus về Giáo Triều.
Nhân vật số ba của Vatican, Đức cha Angelo Becciu, đã xác nhận hôm 8/6/2013 ước muốn của Đức Thánh Cha thể hiện « một phương thức cai quản tập thể hơn ». Sự cải cách này có thể bao gồm một cuộc canh tân thể chế thượng hội đồng, được Đức Phanxicô loan báo hôm 13/6/2013 cho ban thư ký chung của THĐ : « Mở ra cho ân sủng của Chúa Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội, chúng ta chắc chắn rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ biết đến những phát triển về sau để tạo điều kiện hơn nữa cho việc đối thoại và cộng tác giữa các Giám mục, và giữa họ và Giám mục Rôma ».
Tý Linh
Theo Frédéric Mounier, La Croix
Tags: Hiệp-nhất, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC