TÌNH TRẠNG NÔ LỆ, CHỦ ĐỀ CỦA SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2015
“Không còn nô lệ nữa, nhưng là anh em”. Đó là tựa đề của Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế Giới Hòa Bình lần thứ 48, sẽ diễn ra ngày 1/1/2015. Trong một thông cáo, Hội đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình đã giải thích những hoàn cảnh đã thúc đẩy Đức Thánh Cha chọn lựa chủ đề này.
“Cách chung chung, người ta coi tình trạng nô lệ như là một sự kiện thuộc về quá khứ; nhưng, trái lại, vết thương xã hội này rất thời sự hôm nay”. Sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình năm 2014 bàn về chủ đề tình huynh đệ: “Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn đến hòa bình”. Hội đồng Tòa Thánh giải thích: “Hết thảy đều là con cái của Thiên Chúa là những gì làm cho tất cả mọi người trở thành anh chị em có cùng phẩm giá như nhau. Vậy mà, tình trạng nô lệ là một sự xúc phạm chết người cho tình huynh đệ phổ quát này và, do đó, cho hòa bình. Quả thế, để có hòa bình, con người cần phải nhìn nhận nơi người khác là một người anh em có cùng phẩm giá”.
“Hiện tượng ghê tởm của tình trạng nô lệ ngày nay mang nhiều hình thức khác nhau trên thế giới: mua bán con người, buôn bán người di dân và đĩ điếm, lao động cưỡng bức, việc con người khai thác bóc lột con người, não trạng nô lệ hóa đối với phụ nữ và trẻ em. Và những vết thương này là đối tượng của một sự đầu cơ hổ thẹn về phía các cá nhân và các nhóm người lợi dụng nhiều cuộc xung đột đang diễn ra trên thế giới hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế và sự hối lộ”.
Tình trạng nô lệ, một vết thương nghiêm trọng nơi thân xác của Chúa Kitô
Tình trạng nô lệ là một “vết thương há miệng kinh khủng” nơi thân thể của xã hội hiện đại. Đó là “một vết thương rất nghiêm trọng nơi thân xác của Chúa Kitô!” Để chống lại hiện tượng này cách hữu hiệu, “trước tiên, cần phải nhìn nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi nhân vị và đồng thời khẳng định cách mạnh mẽ tình huynh đệ – vốn bao hàm đòi hỏi vươn lên sự bất bình đẳng theo đó người này có thể bắt người kia phục tùng – và thăng tiến một sự dấn thân gần gũi và nhưng không cho con đường giải phóng và ôm lấy mọi người”.
“Mục tiêu là việc xây dựng một nền văn minh dựa trên phẩm giá ngang bằng của mọi người, không có sự phân biệt kỳ thị nào; điều đó đòi hỏi sự dấn thân của thế giới thông tin, giáo dục và văn hóa cho một xã hội đổi mới và được xây dựng trên sự tự do, công lý và hòa bình”.
Tý Linh
theo Radio Vatican
Tags: Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS