TÒA THÁNH BÁO ĐỘNG VỀ VIỆC TỰ HÀNH HÓA CỦA CÁC HỆ THỐNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Trong khi ủy ban trù bị thứ hai của hội nghị xem xét Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (TNP) năm 2026 đang được tổ chức tại Genève cho đến ngày 2/8/2024, đại diện của Đức Thánh Cha tại các tổ chức quốc tế đã cảnh báo về mối nguy hiểm và sự phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngài cũng lo ngại về nguy cơ lớn hơn trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân do việc sử dụng các bộ phận tự hành mới.
“Tòa Thánh quan ngại sâu sắc về mối đe dọa hiện hữu mà việc phổ biến vũ khí hạt nhân và vũ khí hạt nhân tiếp tục đặt ra”. Đức cha Ettore Balestrero đã nhắc lại rất rõ ràng quan điểm của Giáo hội Công giáo về vấn đề vũ khí hạt nhân trong các cuộc thảo luận đầu tiên của ủy ban trù bị thứ hai của hội nghị xem xét lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (TNP), sẽ được tổ chức vào năm 2026.
Từ ngày 22 tháng Bảy và cho đến ngày 2 tháng Tám, ủy ban này đã họp tại Genève, với mục đích tìm kiếm sự đồng thuận đối với văn bản dự thảo về khả năng sửa đổi hiệp ước được mở ra cho việc ký kết từ năm 1968, có hiệu lực vào năm 1970 và có 191 quốc gia các bên, bao gồm cả năm quốc gia có vũ khí hạt nhân.
Sự vô đạo đức của việc sở hữu vũ khí hạt nhân
Trong các cuộc tranh luận đầu tiên, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Genève, Đức cha Ettore Balestrero đã nhắc lại những lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô về “sự vô đạo đức của việc sản xuất và sở hữu vũ khí hạt nhân”.
Cảnh báo về việc gia tăng chi tiêu quân sự liên quan đến vũ khí hạt nhân, Đức Sứ thần đã tố cáo chúng là “sự sỉ nhục đối với nhân loại” trước những tổn thất nặng nề mà một cuộc xung đột hạt nhân có thể gây ra. Trong khi một số cường quốc hạt nhân đang xung đột công khai như Israel hay Nga, thì trái lại, Đức cha Quan sát viên thường trực lại đánh giá rằng “việc tìm kiếm đối thoại phải không ngừng”.
Nguy cơ leo thang cao hơn do hệ thống vũ khí tự hành
Đề xuất ba hướng suy tư, Đức cha Ettore Balestrero nhắc lại việc giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân chứng tỏ “trách nhiệm đạo đức đối với tất cả các thành viên của gia đình nhân loại”. Trong chuyến viếng thăm Nagasaki vào tháng 11 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về sự cần thiết có một “nền đạo đức liên đới và hợp tác toàn cầu nhằm phục vụ một tương lai được định hình bởi sự tương tùy và trách nhiệm chung trong toàn thể gia đình nhân loại hôm nay và ngày mai”.
Vị Đại diện của Đức Giáo hoàng tại Genève tiếp đến bày tỏ mối quan ngại về việc mở rộng và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân. “Những tiến bộ trong công nghệ mạng đã làm phức tạp thêm nguy cơ sở hữu vũ khí hạt nhân”, ngài khẳng định và đồng thời cảnh báo về nguy cơ leo thang vô tình do thời hạn ra quyết định được đẩy nhanh bởi các bộ phận tự hành. Tình hình “trở nên đặc biệt đáng lo ngại khi các bộ phận tự hành được tích hợp vào hệ thống vũ khí hạt nhân”.
Cuối cùng, Sứ Thần Tòa Thánh nhắc lại đề xuất của Đức Giáo hoàng Phaolô VI trong Thông điệp Populorum Progressio năm 1967, về một quỹ toàn cầu được cung cấp bởi một phần chi tiêu quân sự, nhằm mục đích “xóa bỏ nạn đói và thúc đẩy sự phát triển ở những quốc gia nghèo nhất”. Theo ngài, nguồn tài chính hiện tại cho vũ khí hạt nhân sẽ nằm trong quỹ này, vốn đã được Giáo hội Công giáo mong muốn từ gần 50 năm qua.
Cùng một gia đình nhân loại duy nhất
Cuối cùng, người đứng đầu phái đoàn Tòa thánh tại Genève tái khẳng định “niềm xác tín chắc chắn rằng một thế giới không có vũ khí hạt nhân là điều có thể và cần thiết”. Để đạt được mục tiêu này, cũng là mục tiêu của TNP, “chúng ta phải lấy lại nhận thức rằng chúng ta là thành viên của cùng một gia đình nhân loại duy nhất”.
Được ký kết vào năm 1968, TNP thúc đẩy việc giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân và cuối cùng là loại bỏ nó hoàn toàn. TNP bao gồm các cam kết gồm ba loại: không phổ biến vũ khí hạt nhân, hợp tác giữa các quốc gia và giải trừ vũ khí.
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel – Vatican News)
Tags: Công-lý, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO