TÒA THÁNH CẢI TIẾN VIỆC ĐÀO TẠO BỘ MÁY NGOẠI GIAO CỦA MÌNH
Ngôi trường ngoại giao lâu đời nhất thế giới đang thích nghi với những thách thức hiện đại. Các đại diện tương lai của Đức Giáo hoàng được cử đi khắp thế giới để mang sự gần gũi của Đức Giáo hoàng đến với các dân tộc và các Giáo hội giờ đây sẽ theo học một khóa học tại Học viện Khoa học Ngoại giao, một cơ cấu được sáp nhập vào Phủ Quốc vụ khanh. Bằng thạc sĩ và tiến sĩ do Học viện Giáo hoàng mới thành lập này cấp sẽ được công nhận theo các tiêu chuẩn học thuật quốc tế.
Theo Thủ bút tông thư (chirographe) có tên “Thừa tác vụ Phêrô” do Đức Thánh Cha ký ngày 25 tháng Ba và công bố ngày 15 tháng Tư, Học viện Giáo hoàng trở thành một pháp nhân công và sẽ cấp bằng học thuật chu kỳ thứ hai và thứ ba về khoa học ngoại giao, giống như các trường đại học Giáo hoàng khác. Như vậy, ngôi trường tồn tại hàng thế kỷ dành cho các sứ thần này đã trở thành một Học viện khoa học ngoại giao. Sự thay đổi quy chế này diễn ra ngay lập tức, toàn diện và dứt khoát. Theo tuyên bố từ Tòa Thánh, quyết định này là một phần trong tầm nhìn rộng hơn về việc cập nhật và đánh giá các chương trình đào tạo của Giáo hội theo các thông số quốc tế về giáo dục cao học, chẳng hạn như Tiến trình Bologne.
Trong cuộc đổi mới này, Đức Giáo hoàng lưu ý đến nhu cầu liên kết chặt chẽ với các môn học của Giáo hội, các phương pháp làm việc của Giáo triều Rôma, các nhu cầu của các Giáo hội địa phương và rộng hơn là với công cuộc loan báo Tin Mừng, hoạt động của Giáo hội và mối quan hệ của Giáo hội với văn hóa và xã hội loài người.
Sứ mệnh kép Giáo hội và thế tục của một nền ngoại giao đặc biệt
Học viện Giáo hoàng sẽ cung cấp chương trình đào tạo tích hợp các kỹ năng pháp lý, lịch sử, chính trị, kinh tế và ngôn ngữ, với nền tảng khoa học vững chắc. Mục đích là cung cấp cho các sinh viên, những linh mục trẻ từ các giáo phận trên khắp thế giới, sự chuẩn bị đầy đủ và thích đáng cho sứ mạng ngoại giao được Tòa Thánh giao phó.
Lộ trình đào tạo này đòi hỏi các kỹ năng và khả năng diễn giải, khả năng phân định vững chắc và sẵn sàng đối mặt với những thách thức của một Giáo hội được kêu gọi sống theo cách ngày càng hiệp hành. Trong khuôn khổ này, cần thiết phải có những phẩm chất cá nhân như “gần gũi, lắng nghe, chứng tá nhất quán, đối thoại và thái độ huynh đệ, kết hợp với sự khiêm nhường và dịu dàng vốn đặc trưng cho ơn gọi linh mục theo gương Chúa Chiên Lành“. Chân trời vẫn là chân trời của một hành động ngoại giao lấy cảm hứng từ Tin Mừng, có khả năng xây dựng những cây cầu, vượt qua các trở ngại và thúc đẩy con đường cụ thể của hòa bình, tự do tôn giáo và hợp tác giữa các quốc gia.
Một sự chuẩn bị thích đáng hơn cho nhu cầu của thời đại
Thủ bút tông thư của Đức Thánh Cha nhắc lại rằng sứ mạng được giao phó cho các nhà ngoại giao của Đức Giáo hoàng cũng bao gồm việc đại diện cho Đức Giáo hoàng bên cạnh các cơ quan công quyền tại các quốc gia nơi việc loan báo ơn cứu độ cũng được thực hiện tại các vùng lãnh thổ mà Giáo hội là một cộng đồng mới thành lập; hoặc trong các tổ chức quốc tế, nơi mà thông qua các đại diện của mình, Tòa Thánh chú ý đến các cuộc tranh luận, đánh giá nội dung của chúng và, theo chiều hướng đạo đức và tôn giáo của chính mình, đề xuất cách giải thích các chủ đề chính liên quan đến hiện tại và tương lai của gia đình nhân loại.
Để “thực hiện đúng nhiệm vụ của mình“, nhà ngoại giao phải phát triển phương pháp làm việc và phong cách sống cho phép họ hiểu đầy đủ về sự năng động của quan hệ quốc tế và giải thích đúng đắn các mục tiêu và khó khăn mà một Giáo hội ngày càng hiệp hành phải đối mặt.
Trích dẫn Tông hiến Veritatis Gaudium về các trường đại học và các phân khoa của Giáo hội được công bố năm 2018, Đức Thánh Cha giải thích rằng vấn đề không chỉ là đảm bảo đào tạo khoa học và học thuật cấp cao, mà còn đảm bảo rằng đây là một hành động của Giáo hội được kêu gọi đối chất cần thiết với thực tế của thế giới chúng ta “đặc biệt là trong thời đại như thời đại của chúng ta được đánh dấu bằng những thay đổi nhanh chóng, liên tục và đáng kể trong lĩnh vực khoa học và công nghệ“.
Các quy chế của Học viện, trước đây gọi là Hàn lâm viện Quý tộc Giáo hội, đã được cải cách bởi Đức Piô VI vào năm 1775, Đức Lêô XII vào năm 1829 và Đức Lêô XIII vào năm 1879. Các Đức Giáo hoàng Piô XII, Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI cùng nhiều vị Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã từng học ở đó.
Tý Linh
(theo Delphine Allaire – Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- TÒA THÁNH CẢI TIẾN VIỆC ĐÀO TẠO BỘ MÁY NGOẠI GIAO CỦA MÌNH
- TUẦN THÁNH 2025: ĐỨC PHANXICÔ ĐÃ CHUẨN BỊ CÁC BÀI SUY NIỆM ĐÀNG THÁNH GIÁ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2025: ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG ĐAU KHỔ, HÃY LUÔN CẢM NHẬN VÒNG TAY YÊU THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG LỄ LÁ 2025: “VÁC THÁNH GIÁ CỦA CHÚA KITÔ LÀ CÁCH CỤ THỂ NHẤT ĐỂ CHIA SẺ TÌNH YÊU CỨU ĐỘ CỦA NGƯỜI”
- THÁNH LỄ VÀ Ý LỄ, MỘT SẮC LỆNH MỚI NHẰM BẢO ĐẢM SỰ MINH BẠCH VÀ ĐÚNG ĐẮN HƠN
- ĐỨC PHANXICÔ : “CHÚC MỪNG CHÚA NHẬT LỄ LÁ VUI VẺ VÀ TUẦN THÁNH SỐT SẮNG!”
- GIỮA TIẾP BIẾN VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA, BÀI HỌC CỦA BA NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO VIỆT NAM
- CHA ROBERTO PASOLINI: QUA VIỆC LÊN TRỜI, CHÚA GIÊSU MỜI GỌI CHÚNG TA TRỞ THÀNH CHỨNG NHÂN CỦA NGƯỜI
- ĐỨC PHANXICÔ GẶP GỠ CÁC VỊ ĐỨNG ĐẦU CÁC BỘ
- PHÁP : KỶ LỤC MỚI VỀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI DỰ TÒNG VÀO NĂM 2025!
- LÀN SÓNG DỰ TÒNG: GIÁO HỘI PHÁP TÁI KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA SỰ HOÁN CẢI
- CHUYẾN VIẾNG THĂM BẤT NGỜ CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐẾN ĐỀN THỜ THÁNH PHÊRÔ ĐỂ CẦU NGUYỆN TẠI MỘ CỦA ĐỨC PIÔ X
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 4. CHÀNG THANH NIÊN GIÀU CÓ. CHÚA GIÊSU NHÌN ANH (Mc 10, 21)
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN VUA CHARLES III VÀ CAMILLA TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- ĐỨC PHANXICÔ ‘ĐANG RẤT KHỎE’, BÁC SĨ SERGIO ALFIERI ĐẢM BẢO SAU KHI NGÀI BẤT NGỜ XUẤT HIỆN
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP TỤC CẢI THIỆN DẦN DẦN TRONG THỜI GIAN DƯỠNG BỆNH
- CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ CHẤM DỨT HỢP TÁC VỚI CHÍNH QUYỀN LIÊN BANG VỀ VẤN ĐỀ NGƯỜI TỴ NẠN
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ NĂM THÁNH CỦA BỆNH NHÂN VÀ NHỮNG NHÂN VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE: CHIA SẺ NỖI ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ MỘT BƯỚC HƯỚNG ĐẾN SỰ THÁNH THIỆN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM C: “TÔI CẢM NHẬN ĐƯỢC ‘NGÓN TAY CỦA THIÊN CHÚA’”
- QUẢNG TRƯỜNG THÁNH PHÊRÔ: ĐỨC PHANXICÔ XUẤT HIỆN CHÀO ĐÓN NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG