TÒA THÁNH KÊU GỌI MỘT HỆ THỐNG LƯƠNG THỰC BAO HÀM
Các ước tính cho thấy số người thiếu ăn trên thế giới do hậu quả của đại dịch đã gia tăng 132 triệu người và càng cho thấy « một hệ thống không vận hành », nữ tu Alessandra Smerilli, phó thư ký của Bộ Phát triển con người toàn diện và đứng đầu của phái đoàn Tòa Thánh ở hội nghị tiền thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về các Hệ thống lương thực, ghi nhận. Vì thế, Vatican khuyến cáo một hệ thống « bao hàm ».
Vào ngày 26/7/2021, hội nghị tiền thượng đỉnh của LHQ về « các Hệ thống lương thực » đã bắt đầu ở Rôma, nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh thế giới sẽ diễn ra vào tháng 9/2021 ở New York.
Sơ Smerilli, thuộc dòng Con Đức Mẹ trợ tá, và cũng là điều phối viên của lực lượng đặc nhiệm kinh tế của Ủy ban Vatican Covid-19, cho Radio Vatican biết thêm về vấn đề này.
Kêu gọi một hệ thống bao hàm
Sơ đặc biệt cho biết Tòa Thánh ủng hộ một « hệ thống lương thực bao hàm », nhìn nhận vai trò của gia đình và cho phép những người bị loại trừ hay bị bỏ rơi hôm nay được tham gia vào những quyết định và chính sách liên quan đến họ : cần phải có một « tương tác mạnh mẽ và tôn trọng giữa khoa học và các tri thức truyền thống, hai trụ cột cơ bản trong các hệ thống lương thực ».
Vatican khuyến cáo một lối tiếp cận toàn cầu : « một hệ thống lương thực bền vững trên thế giới hậu đại dịch phải đảm bảo một lối tiếp cận toàn diện vốn xem trọng các chiều kích kinh tế, môi trường, xã hội, văn hóa và y tế của thực phẩm. Điều đó đòi hỏi một sự dấn thân quan trọng trong việc giáo dục về việc tiêu thụ thực phẩm. Nhưng nó cũng cần phải bảo vệ các quyền sở hữu của các cộng đồng nghèo và bản xứ, cũng như « tài sản chung », tức là những khu rừng và những mảnh đất mà về mặt truyền thống được quản lý và chia sẻ bởi toàn thể cộng đồng ».
Đó cũng là xây dựng những chuỗi cung ứng và phân phối lương thực bền vững, điều mà cần đến « những cơ sở hạ tầng kết nối các nông dân sản xuất nhỏ với các thị trường địa phương và quốc gia ».
Sơ Smerilli giải thích tiếp, ngày nay, trên thế giới, ba nguyên nhân chính của nạn đói là « 3 C » : những cuộc xung đột (conflits), covid-19 và biến đổi khí hậu (changement climatique). Người ta lượng giá đại dịch đã làm gia tăng lên 132 triệu số người thiếu ăn, bị tổn thương nhất và những người di dân là các nạn nhân chính. Những con số này cho thấy « một hệ thống không vận hành được ».
Sơ cho biết thêm, hệ thống lương thực thế giới hiện hành « bị thống trị bởi những lợi ích tập đoàn vốn loại trừ các nhà sản xuất thực phẩm nhỏ, những người lao động cung ứng chuỗi lương thực, các gia đình và những người tiêu thụ khỏi việc tiếp cận với an toàn lương thực ». Quả thế, « gần 70% lợi nhuận thương mại nông sản thế giới được tập trung vào tay của một số doanh nghiệp ». Một cuộc đối đầu với « các ông lớn » của ngành công nghiệp thực phẩm là cần thiết nhằm một sự chuyển đổi thực sự đến nền sinh thái nông nghiệp và những hệ thống lương thực bền vững.
Những thách đố của hội nghị ở Rôma
Sơ A. Smerilli cho biết, hội nghị tiền thượng đỉnh là một sự kiện quan trọng toàn cầu, nhằm « lôi kéo sự chú ý đến sự cần thiết thay đổi các hệ thống nông-lương để thực hiện tầm nhìn của Chương trình 2030 về Phát triển bền vững để khả năng phục hồi trong bối cảnh đại dịch được gia tăng : cần phải củng cố các chuỗi các giá trị địa phương, cải tiến dinh dưỡng, tái sử dụng và tái chế các nguồn lương thực và giảm thiểu một nửa lãng phí ».
Đối với nữ tu đứng đầu phái đoàn Tòa Thánh, « sự thành công của hội nghị tiền thượng đỉnh và của hội nghị thượng đỉnh sẽ tùy thuộc vào việc bao hàm tất cả các bên liên hệ vốn có một lợi ích và một vai trò trong việc vận hành các hệ thống lương thực và các hoạt động cụ thể vốn sẽ được thực hiện từ hội nghị thượng đỉnh này ».
Đối với Tòa Thánh, « quyền có được thực phẩm là cơ bản đối với phẩm giá con người ». Bánh và rượu, và mọi thực phẩm trước hết là « hoa mầu của ruộng đất và công lao của con người ».
Được hỏi về công việc của Ủy ban Vatican Covid-19, sơ Smerilli nhắc nhớ những nguyên tắc về phẩm giá của mọi người, về công ích và về việc bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, dựa trên đó để nâng đỡ các hoạt động thúc đẩy một mô hình tái tạo nông nghiệp và các hệ thống lương thực, được gợi hứng từ nền sinh thái nông nghiệp, vì lợi ích của con người cũng như của hành tinh.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gởi cho hội nghị tiền thượng đỉnh
Nhân sự kiện hội nghị tiền thượng đỉnh này, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã gởi một sứ điệp cho hội nghị này, trong đó ngài kêu gọi « chinh phục nạn đói, nạn thiếu an toàn lương thực và suy dinh dưỡng trong kỷ nguyên Covid-19 » và đồng thời « sản xuất đủ lương thực cho mọi người » cũng như mời gọi sống tình huynh đệ.
Đức Thánh Cha cũng mời gọi soạn thảo « một hệ thống lương thực được xây dựng trên trách nhiệm, công lý, hòa bình và sự hiệp nhất của gia đình nhân loại ».
Để đạt được mục tiêu đó, Đức Thánh Cha khuyến cáo có những biện pháp « làm thỏa mãn trọn vẹn các nhu cầu của các phụ nữ nông thôn, tạo điều kiện việc làm cho giới trẻ và cải tiến công việc của các nông dân nơi các vùng nghèo khổ và xa xôi nhất ».
Đức Thánh Cha nhấn mạnh : « Trong suốt cuộc hội ngộ này, chúng ta có trách nhiệm thực hiện giấc mơ về một thế giới trong đó bánh, nước, thuốc men và lao động được lưu thông dồi dào và trước hết đạt tới những người túng thiếu nhất ». Đối với ngài, « sản xuất lương thực mà thôi thì không đủ. Cần phải có một não trạng mới và một lối tiếp cận toàn diện mới và cưu mang những hệ thống lương thực bảo vệ Trái Đất và duy trì phẩm giá con người ở trung tâm ».
Từ ngữ chủ chốt của Đức Thánh Cha khi kết thúc sứ điệp là mời gọi « bước đi trong tình huynh đệ đích thực ».
Tý Linh
(theo ZENIT)
« Le Saint-Siège prône un système alimentaire inclusif », explique sr Smerilli
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
- ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ
- NGƯỜI HÀNH HƯƠNG TRÚT BỎ NHỮNG GÌ THỪA THÃI VÀ TIẾN BƯỚC HƯỚNG TỚI NIỀM HY VỌNG