TÔI TIN VÀO THIÊN CHÚA
Lời khẳng định đầu tiên này của bản tuyên xưng đức tin là căn bản nhất. Nó làm nổi bật hai người đối thoại : con người và Thiên Chúa, mà sẽ khám phá ra họ cần đến nhau là thế nào.
Tại sao Kinh Tin Kính được nói ở ngôi thứ nhất số ít ?
Các Kitô hữu sử dụng ngôi thứ nhất số nhiều để đọc kinh của Chúa – Kinh Lạy Cha chúng con – nhưng tuyên xưng một lời « Tôi tin » rất cá nhân qua đó họ dấn thân.
Thế nhưng, tiếng « tôi » này, như nữ tu và là triết gia Maguerite Léna (1) cho thấy, « được cấu thành trong một cuộc đối thoại mà nó không có sáng kiến ». Chính Thiên Chúa khơi lên đức tin của con người. Trong các Tin Mừng, các lời tuyên xưng đức tin đã là những lời đáp trả lại một vấn đề được Chúa Kitô trực tiếp nói đến. Nữ tu Léna, thuộc cộng đoàn tông đồ thánh Phanxicô Xaviê cho biết, ngày nay, « tiếng gọi nguyên thủy này phải được tiếp sức bởi một tiếng gọi rõ ràng vốn mạc khải nó cho lương tâm ».
Sách GLGHCG của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng « đức tin là một hành vi cá nhân : lời đáp trả tự do của con người đối với sáng kiến của Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải. Nhưng đức tin không phải là một hành vi cô độc (…) Người tín hữu đã lãnh nhận đức tin từ người khác và phải truyền đạt đức tin đó cho người khác » ((§ 166).
Tin là gì ?
Tin, được hiểu theo nghĩa này, đó là tin vào một lời hay một người. Nó hệ tại một kinh nghiệm căn bản của con người. Tin vào Thiên Chúa, đó là đặt tin tưởng vào Ngài, cậy dựa và Ngài. Trong Thánh Kinh, kinh nghiệm này chiếm một chỗ quan trọng : « Nếu các ngươi không vững tin vào Ta, thì các ngươi sẽ không đứng vững» (Is 7,9). Sự tin tưởng cũng là một trong những đề tài lớn của các Thánh vịnh (chẳng hạn Tv 62) và nó dựa vào lòng trung tín của Thiên Chúa, vững chắc như đá tảng.
« Nói ‘Tôi tin vào Thiên Chúa’ có nghĩa là xây dựng đời tôi trên Ngài, ra sức để Lời Ngài định hướng đời tôi mỗi ngày, trong những chọn lựa cụ thể, không sợ mất đi điều gì của tôi », Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã giải thích như thế vào dịp tiếp kiến chung ngày 23.01.2013 nói về « Credo ».
Kinh Tin Kính nói về Thiên Chúa nào ?
Thiên Chúa là một « danh từ chung » chỉ thần hay các vị thần mà con người, từ những thời buổi đầu của lịch sử, đã tìm kiếm bước vào tương quan. J. Moingt (2) nhắc lại : « Khi ta tìm kiếm sự khai sinh của ý tưởng Thiên Chúa, thì ta không thấy ý tưởng đó sinh ra, ta thấy (…) những tín ngưỡng dành cho các vị thần, mà không có thần học hay tri thức lý luận về Thiên Chúa mà các tôn giáo chuyển tải… Những gì mà điều đó cho thấy, đó là nhân loại luôn băn khoăn bởi một ước muốn về tha thể tính, và chính điều đó đã làm cho con người ý thức về tính độc đáo của nó, phẩm giá của nó (…) Nhưng loại đã được phát triển bằng việc nuôi dưỡng khái niệm Thiên Chúa ».
Trái lại, Kinh Tin Kính (Tôi tin) rõ ràng quy chiếu đến Thiên Chúa của Thánh Kinh. Nếu Kinh Tin Kính của các Tông đồ bắt đầu bằng những lời này : « Tôi tin vào Thiên Chúa », thì Kinh Tin Kính của Công đồng Nicée-Constantinople lại rõ ràng hơn : « Tôi tin vào một Thiên Chúa duy nhất ».
Khi nào Thiên Chúa đã tự mạc khải như là Đấng Độc Nhất ?
Lúc đầu, có lời của Thiên Chúa nói với Abraham : « Ngươi hãy rời bỏ quê hương của ngươi, họ hàng người, và nhà của cha ngươi đến mảnh đất mà ta sẽ chỉ cho ngươi » (Kn 12,1). Alain Marchadour và Marcel Neusch (3) ghi nhận, « bởi vì trước tiên nó là sự lắng nghe và vâng lời, nên việc ra đi này là một hành vi đức tin vào ai đó. Nó nói về niềm tin của Abraham lẫn vị Thiên Chúa đáng được một sự gắn bó như thế (…) Tiếng gọi, lời đáp trả : đó là sơ đồ của giao ước giữa con người và Thiên Chúa. (…) Nhưng giao ước này không đặt hai đối tác trên cùng một bình diện : Lời Thiên Chúa đi trước và con người phải đón nhận dấu chỉ của Thiên Chúa trong sự vâng phục ».
Tiếp sau Abraham, Isaác, Giacóp sẽ lên đường, dành việc phụng thờ và tôn kính của mình cho Thiên Chúa của mình. Nhưng hai tác giả ghi nhận, « Thiên Chúa của các Tổ Phụ chưa phải là vị Thiên Chúa sẽ tỏ mình vào cuộc Xuất Hành ».
Với cuộc xuất hành, một giai đoạn mới bắt đầu. Xavier Léon Dufour (4) viết : « Đức tin của Abraham đã là một khởi đầu hoàn hảo. Đức tin của Israël là sự triển nở từ đó. Nó cũng giữ gìn các nét của nó. Nó có đối tượng không phải là một tổng số các chân lý, nhưng là một biến cố, (…), qua đó Thiên Chúa đã cho thấy lòng trung tín của Ngài với chính mình : cuộc giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập. Chính khi can thiệp vào lịch sử nhân loại mà Thiên Chúa để lại những dấu vết và lòng trung tín của Ngài trở thành một đối tượng đức tin có thể biểu đạt : Ngài đã hành động, Ngài sẽ còn hành động, như danh Ngài cho thấy « Ta sẽ là Đấng Ta Là » ».
Danh này, đó là trong cuộc thần hiển ở bụi gai đỏ rực mà Thiên Chúa đã mạc khải cho Môise (Xh 3,14). Lối diễn tả trong tiếng Hy Bá « Ehyeh Asher Ehyeh » vẫn là huyền nhiệm như những lối dịch khác nhau cho thấy : « Ta là Đấng Tự Hữu » hay « Ta là Ta » hay « Ta là Đấng Ta sẽ là »…
Khi mạc khải danh Ngài, Thiên Chúa đã mạc khải cho Môise lòng trung tín từ muôn thuở cho đến muôn đời : « Ta là Thiên Chúa của tổ tiên ngươi » (Xh 3,6) ; « Ta sẽ ở với ngươi » (Xh 3,12). « Vào lúc Môise, vừa bị lôi cuốn vừa sợ hãi, tiến đến bụi gai bốc lửa nhưng không cháy này, thì một cuộc cách mạng tâm linh và tôn giáo bắt đầu », Marchadour và Neusch cho thấy. Thiên Chúa trở thành một hữu thể ngôi vị, có một danh xưng và bước vào đối thoại với con người nhận ra sự nhỏ bé của mình. Ngài là Thiên Chúa của lời hứa, hiện diện và trung tín bất chấp sự bất trung của dân Ngài.
Tuy nhiên, đối với dân Israël, sẽ cần phải có một hành trình lâu dài để chuyển từ lời tuyên xưng tính độc nhất của Thiên Chúa, như sách Đệ Nhị Luật đã làm – « Hãy nghe đây, hỡi Israël, Đức Chúa Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất… » (Đnl 6,4) – đến lời khẳng định rằng bên ngoài Ngài, không có thần nào khác.
Thế nhưng, chính cuộc lưu đày mà dân Do Thái, qua việc khám phá đền thờ các thần xứ Babylon, sẽ làm bước quyết định dưới ảnh hưởng của các ngôn sứ, nhất là của Isaia, vị ngôn sứ tuyên bố cách rõ ràng tính độc nhất của Thiên Chúa. « Người phán thế này: Ta là khởi nguyên, Ta là cùng tận; chẳng có thần nào hết, ngoại trừ Ta» (Is 44,6).
Tại sao các Kitô hữu, đến lượt mình, có thể khẳng định rằng Thiên Chúa là Đấng Độc Nhất ?
Tính mới mẻ của Thiên Chúa được diễn tả trên nền tính liên tục. Trong Tân Ước, cũng như trong Cựu Ước, Thiên Chúa – Đấng mang một khuôn mặt con người trong Chúa Giêsu-Kitô – được trình bày như là Thiên Chúa của các Tổ Phụ. Sách Công vụ Tông đồ (3,13) chỉ rõ : « Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp đã tôn vinh tôi tớ của Ngài là Chúa Giêsu ». Ví dụ khác, trong Tin Mừng Mác-cô. Trả lời cho câu hỏi của một kinh sư : « Đâu là giới răn trọng nhất ? », Chúa Giêsu đáp lại bằng cách trích dẫn Shema Israël. Ngài nhìn thấy ở đó giới răn trọng nhất (Mc 12,28-34) mà các Kitô hữu tiếp tục đón nhận từ dân Israël.
——————————
(1) « Aux sources de notre identité de croyants : le Credo », Documents épiscopat n° 13 (2005)
(2) Croire quand même (Temps présent).
(3) Dieu au XXIe siècle (Bayard).
(4) Un bibliste cherche Dieu (Seuil).
Tý Linh chuyển ngữ
Theo La Croix
Tags: Năm-đức-tin
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC