TÔNG HUẤN VỀ THÁNH TÊRÊSA: HỒNG ÂN TÍN THÁC, CHINH PHỤC VÀ CHIẾN ĐẤU
Đây là tông huấn thứ bảy trong triều đại giáo hoàng của ngài, tông huấn đầu tiên được dành riêng cho một thánh nữ. Đức Thánh Cha Phanxicô dành tông huấn mới nhất của mình cho nhân vật tâm linh Têrêsa thành Lisieux. Với tựa đề “Niềm tín thác”, nó được ra đời vào Chúa nhật ngày 15 tháng 10, trước Tuần thế giới truyền giáo, vào ngày lễ nhớ một nữ tu Cát Minh vĩ đại khác, Thánh Têrêsa Avila.
Trong 27 trang bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha xem xét tất cả thiên tài tâm linh và thần học của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, mà ngài mô tả là tổng hợp và cốt yếu. Một nhà thần bí thánh thiện và là tiến sĩ Hội Thánh được Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt yêu quý. Ngài đã mong muốn rằng thánh tích của thánh Têrêsa thành Lisieux cũng như của cha mẹ ngài là bà Zélie và ông Martin đã được phong thánh vào tháng 10 năm 2015, cách đây 8 năm, có mặt tại Quảng trường thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung vào tháng 6 vừa qua. Đức Phanxicô đã đưa ra một loạt bài giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ và truyền giáo, lấy Têrêsa làm gương mẫu.
Nhà văn người Pháp Jean de Saint-Chéron đã xuất bản vào đầu năm ở nhà xuất bản Grasset tác phẩm tiểu sử “Eloge d’une guerrière” (Ca ngợi một chiến sĩ) về thánh Têrêsa thành Lisieux, sẽ được nhà xuất bản Vatican (LEV) xuất bản vào năm 2024 bằng tiếng Ý . Dưới đây là cuộc phỏng vấn do Delphine Allaire của Vatican News thực hiện.
Delphine Allaire: Tông huấn nói về sự tín thác. Theo ông, đâu là sức mạnh của trạng thái tâm hồn và tâm trí này nơi Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu ?
Jean de Saint-Chéron : Ngài đã thể hiện thiên tài thần học của mình trong một bối cảnh cụ thể của nước Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Ngài đã chiến đấu chống lại chính mình, chống lại việc không thể tin tưởng vào chính mình, nhưng cũng chống lại quan niệm sai lầm về Thiên Chúa được lưu hành trong nhiều sách giáo lý vào cuối thế kỷ XIX.
Đó là quan niệm về một vị thiên chúa trừng phạt, về một tôn giáo của sự bối rối, và bản thân ngài cũng từng mắc phải những sự bối rối khủng khiếp khi còn thiếu niên. Ngài rất sợ địa ngục, sợ không thể đạt được hạnh phúc. Bước ngoặt lớn trong cuộc đời ngài là hiểu rằng bằng cách tín thác vào tình yêu Thiên Chúa, vốn thực sự là lòng thương xót, chúng ta thành công trong việc vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng của mình. Không có niềm tín thác, thì không thể yêu thương. Đây không phải là một lời mời gọi tín thác vì chính nó. Thánh Têrêsa nói: “Chính niềm tín thác và không gì khác ngoài niềm tín thác sẽ dẫn chúng ta đến tình yêu”. Biết rằng chúng ta được yêu trước tiên cho phép chúng ta từ bỏ chính mình mà không e ngại, không sợ hãi. Sự tín thác là liều thuốc tuyệt vời cho nỗi sợ hãi.
Có giai thoại, Marie, em họ của Têrêsa, nói với ngài rằng cô ấy không còn dám đi rước lễ trong thánh lễ nữa vì cảm thấy quá tội lỗi. Trong trường hợp này, chúng ta biết rằng cô ấy đã xem tranh khỏa thân tại Triển lãm Thế giới nên có tư tưởng dâm ô và tự nhủ: “Tôi không trong sạch, tôi không thể đi lễ”. Têrêsa trả lời: “Nhưng Marie bé nhỏ tội nghiệp của chị, em chẳng hiểu gì về Chúa nhân lành cả. Không phải vì em có tư tưởng dâm ô hay bị cám dỗ mà em không còn xứng đáng để rước lễ. Người đến vì chúng ta. Người yêu thương em như em là. Người đến vì tội nhân, Người đến vì người bệnh tật chứ không phải vì người khỏe mạnh.”
Rồi chúng ta thấy rằng nhiều năm sau, Marie, giờ đã trở lại Dòng Cát Minh, vẫn không thể hoàn toàn tín thác như chị họ Têrêsa. Niềm tín thác là một cuộc chinh phục và một cuộc chiến khó khăn, đòi hỏi một hành động của ý chí. Chính vì thế mà Đức Thánh Cha muốn thúc giục chúng ta làm như vậy.
Delphine Allaire: Sự hoàn toàn tín thác này giống như một vụ cá cược điên rồ, trái ngược với tính toán. Đức Thánh Cha viết : Thánh Têrêsa không phải là một vị thánh “phân tích” như Thánh Tôma Aquinô. Theo ông, ngài chỉ là nhà thần bí, đâu là “lý trí của thánh Têrêsa”?
Jean de Saint-Chéron : Được tuyên bố là Tiến sĩ Hội Thánh vào năm 1997, ngài là một nhà thần học tinh tế về nhiều mặt. Trước hết, vì ngài có một học thuyết đúng đắn, một thần học không những không thể chê trách được mà còn giúp chúng ta hiểu biết hơn về mầu nhiệm Thiên Chúa và có thể sống đời sống Kitô hữu tốt hơn. Ngài là tiến sĩ vì ngài là một nhà sư phạm giỏi và có khả năng giảng dạy. Thánh Têrêsa rất giỏi để dạy chúng ta điều cốt yếu. Khi Đức Thánh Cha Phanxicô sử dụng cách diễn đạt mới “tiến sĩ tổng hợp” trong tông huấn, ngài nói với chúng ta rằng thiên tài của thánh Têrêsa là dẫn chúng ta ngay đến điều cốt yếu. Sự giảng dạy của thánh nữ thực sự là thiên tài ngay cả từ quan điểm trí tuệ, chúng ta đang đối mặt với một thiên tài theo trật tự lý trí, chứ không chỉ theo trật tự thần bí.
Chẳng hạn, cách ngài giải thích Thánh Kinh và cách ngài hiểu Thánh Kinh, cách ngài đọc và cách ngài rút ra những hệ quả giáo thuyết từ đó, thật rất ấn tượng. Chẳng hạn, con đường nhỏ của ngài, với đôi cánh tay của Chúa Giêsu là chiếc thang mà ngài tìm kiếm trong Cựu Ước, đó là một cách giải thích Thánh Kinh rất mạnh mẽ phù hợp với nền thần học về sự tín thác của ngài.
Do đó, cách thức mà ngài thực hiện để nói về những chứng nhân vĩ đại của lòng thương xót, chẳng hạn như Đứa con hoang đàng hay Maria Mađalêna. Đây là những lối đọc Thánh Kinh cực kỳ thông minh và có sức mạnh trí tuệ.
Delphine Allaire: Tất nhiên, thánh Têrêsa thành Lisieux cũng thể hiện con đường truyền giáo, khiêm tốn, nhỏ bé này bằng sự thu hút chứ không phải bằng chiêu dụ tín đồ. Ngài thực hiện như thế nào?
Jean de Saint-Chéron : Thánh Têrêsa có một ước muốn truyền giáo mạnh mẽ. Ngài mơ ước được đến Đan viện Cát Minh Hà Nội, do Đan viện Cát Minh Sài Gòn thành lập, và Đan viện Cát Minh Sài Gòn cũng đã được thành lập vài năm trước đó bởi Đan viện Cát Minh Lisieux. Ngài có ước muốn truyền giáo cụ thể thực sự này, không chỉ là sứ mạng cầu nguyện, mà người ta thường giảm thiểu ngài như thế, cho dầu, rõ ràng, lời cầu nguyện có hiệu quả và ngài thực sự là người tiên báo điều đó.
Khi Đức Thánh Cha nói về sự kiện thánh nữ là một nhà truyền giáo bằng sự thu hút, tôi tin rằng chính trong cuộc sống hằng ngày của ngài mà chúng ta có thể tìm được nguồn cảm hứng khi thấy rằng ngài tìm cách kiên nhẫn, tử tế, dịu dàng với tất cả mọi người, với các chị em, kể cả những chị em ngài không thể chịu đựng được, mà ngài không thích cách nói chuyện, dáng đi, tiếng động nhỏ của họ. Thánh Têrêsa nỗ lực trong mọi lúc để sống Tin Mừng bằng hành động. Thực ra ngài đã hiểu rằng chỉ có tình yêu mới đáng kể, và đó là lý do tại sao ngài là một tiến sĩ tổng hợp, thiên tài và đó cũng là lý do ngài là một nhà truyền giáo. Ngài coi trọng câu này của Thánh Kinh.Ngài chỉ là tình yêu khi chúng ta đọc ngài. Sẽ thu hút hơn nhiều nếu ngài đem lại cho chúng ta những bài học đạo đức lớn.
Delphine Allaire: Ngài biểu thị “sự nhỏ bé của sự vĩ đại” này, một sự thánh thiện tập trung vào ân sủng hơn là vào hành động hay công trạng thuần túy của con người. Điều đó nghĩa là gì?
Jean de Saint-Chéron : Thánh Têrêsa đã hiểu rằng chính khi hạ mình xuống mà ngài sẽ trở thành vị thánh vĩ đại mà ngài có tham vọng trở thành. Không được nhầm lẫn khi nói sự vĩ đại của sự nhỏ bé. Điều đó không muốn nói rằng cần phải coi mình là kẻ thảm hại, kẻ vô dụng.
Thánh Têrêsa có tham vọng trở thành một vị thánh vĩ đại, được hạnh phúc, được vinh quang. Ngài không giấu giếm mà viết nó rõ ràng: “Con sinh ra cho sự vinh quang“. Điều này rất lành mạnh vì ngài biết rằng Chúa có một kế hoạch lớn dành cho chúng ta. Ngài đã dành cho chúng ta một sứ mạng vĩ đại trên trái đất, nhưng để hoàn thành sứ mạng đó, ngài hiểu rằng cần phải đi vào nghịch lý của Tin Mừng vốn là nghịch lý của Chúa Giêsu trên Thập Giá.
Ngài đã hiểu rằng bằng sự khiêm tốn, kín đáo, bằng cách hoàn toàn cống hiến hết mình cho những cử chỉ nhỏ bé, những cử chỉ mà người ta có thể nói rằng chúng không góp phần cứu rỗi thế giới, chẳng hạn như rửa bát, nhặt một cái ghim trên sàn nhà, mỉm cười với một người chị đang có tâm trạng tồi tệ hoặc khó chịu. Ngài đã hiểu rằng chính nhờ những điều nhỏ bé này mà trên thực tế vương quốc của Thiên Chúa đã thực sự được thể hiện trên trái đất này.
Ngài có thể nói với mọi thời đại, nếu chúng ta đồng ý nghe ngài, nếu chúng ta đồng ý thừa nhận rằng cách thức mà thế giới muốn rao bán cho chúng ta sự kiện rằng tham vọng vật chất là nơi hạnh phúc thực ra là dối trá.
Delphine Allaire: Đức tin của ngài đã bị thử thách bởi đêm tối và bởi bóng tối của Canvê trong thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa vô thần vào thế kỷ XIX này, đâu là giáo huấn của ngài về việc chiến đấu thiêng liêng và sự anh hùng của ngài xuất hiện như thế nào?
Jean de Saint-Chéron : Thánh Têrêsa rất thực tế, ngài nhìn thế giới của chúng ta như nó là và nói về nó như một cuộc lưu đày, một đêm tối, một thung lũng đầy nước mắt. Ngài biết rằng ở trần gian này chúng ta sẽ không bao giờ được hạnh phúc trọn vẹn, chúng ta sẽ chỉ được hạnh phúc trọn vẹn trên Thiên Đàng. Dưới trần gian này là thời gian của cuộc chiến đấu. Trong trường hợp này, ngài là một chiến sĩ, bởi vì ngài đã quyết định gánh lấy cuộc chiến đấu của thế giới này bằng cách yêu thương bằng tất cả sức lực nhỏ bé của mình, với sự giúp đỡ của Chúa. Thánh Têrêsa đã trải nghiệm điều đó trong tất cả những hành động nhỏ bé này, mà thực ra là sự thể hiện tuyệt tác của tình yêu.
Và rồi vào năm cuối đời của mình, ngài thực sự đã trải qua một thử thách lớn của đêm tối. Đó có phải là một đêm tối thiêng liêng, một đêm tối của đức tin, một đêm tối của niềm hy vọng không? Các chuyên gia thần học tâm linh đã cố gắng giải đáp điều đó từ 150 năm qua.
Ngài đã trải qua một đêm tối khủng khiếp, trong đó ngài không còn có thể chắc chắn về Chúa, về cõi vĩnh hằng. Ngài đã bị thu hút bởi nỗi thống khổ của bóng tối này và như thế đã nối kết với những người vô thần của thời đại chúng ta. Trái lại, kỹ thuật của ngài để không rơi vào tuyệt vọng trước nỗi thống khổ này và để không rơi vào đêm tối, đó thực ra là tự nhủ rằng, tôi muốn tin rằng Thiên Chúa là Tình Yêu. Giải pháp nào tôi có để tiếp tục tin, tiếp tục nhìn thấy Thiên Chúa? Giải pháp đơn giản là yêu thương. Ngài tự nhủ: “Mình là người ích kỷ, thất thường, khó ưa, lười biếng, yếu đuối, nhưng nếu mình biết yêu, mình sẽ biết rằng sức mạnh này không đến từ mình”. Và như vậy trong thực tế, tôi sẽ có bằng chứng trước mắt mình về sự tồn tại và tình yêu của Thiên Chúa.
Delphine Allaire: Làm sao tuổi thơ và chiến đấu có thể cùng tồn tại?
Jean de Saint-Chéron : Công thức tuổi thơ thiêng liêng không đến từ chính thánh Têrêsa. Ngài nói về con đường nhỏ. Ngài hiểu rằng cần phải thoát khỏi tính trẻ con như một bức tranh biếm họa về tuổi thơ, về một đứa trẻ thất thường. Cần phải trở nên khiêm tốn và tín thác trở lại như một trẻ thơ, biết rằng mình không thể tự nuôi sống mình và phó thác vào tay cha mẹ. Một khi chúng ta hiểu rằng con đường tuổi thơ này là phó thác vào Chúa và để mình được Chúa thực hiện, thì chúng ta có thể bước vào cuộc chiến. Điều đó có nghĩa là, Người giúp chúng ta tiến hành cuộc chiến đấu thiêng liêng trước hết chống lại chính chúng ta, chống lại sự ích kỷ của chính chúng ta, chống lại sự kiêu ngạo của chính chúng ta. Và sau đó chống lại sự bất công ở trần gian này.
Delphine Allaire: Đức Thánh Cha ca ngợi một Giáo hội yêu thương, khiêm tốn, thương xót, nhận thức được những giới hạn và điểm yếu của mình. Đâu là cái nhìn của thánh Têrêsa thành Lisieux về Giáo hội?
Jean de Saint-Chéron : Thánh Têrêsa đầy tính hài hước. Ngài nhìn thấy tất cả sự khốn khổ nơi các linh mục của hàng giáo sĩ. Khi ngài đi hành hương đến Rôma cùng cha và chị gái, ngài nhận ra rằng các linh mục đều là người trần tục. Ngài thấy rằng những người Công giáo tư sản chỉ nói về ngôi nhà nghỉ dưỡng của họ, rằng họ không thực sự bị thúc đẩy bởi điều cốt yếu, đó là muốn trở thành một vị tử đạo vì tình yêu. Ngài thấy rõ rằng Giáo hội đang bị tổn thương, đặc biệt vì chúng ta bị tinh thần trần tục, tội lỗi và sự yếu đuối của chúng ta làm hao mòn. Ngài nhìn thấy sự thiếu đức tin và tình yêu Tin Mừng, kể cả trong lòng Giáo hội. Cái nhìn hiện thực này cho phép ngài hướng cái nhìn thương xót vô hạn đến mọi người, bên trong Giáo hội cũng như bên ngoài.
Delphine Allaire: Ông nhận thấy sự gắn bó của Đức Thánh Cha Phanxicô với thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu như thế nào?
Jean de Saint-Chéron : Điều ngài yêu thích nhất ở thánh Têrêsa, đó là lý thuyết thánh nữ về lòng thương xót, chấm dứt hình ảnh một vị Thiên Chúa độc ác, báo thù, khiến sợ hãi, muốn trừng phạt chúng ta. Đó là biết và nói, và nói đi nói lại rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng và không bao giờ, không bao giờ là quá muộn để đến lao mình vào vòng tay của Người. Như thánh Têrêsa viết, ngay cả khi tôi đã phạm mọi tội ác có thể xảy ra, tôi vẫn luôn giữ sự tín thác như vậy. Đây là trọng tâm của thông điệp mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn gửi đến thế giới. Và vì thế thật rõ ràng, chúng ta hiểu tại sao ngài lại yêu mến thánh Têrêsa nhỏ đến vậy.
————————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Vatican News)
Tags: các thánh-nhân vật, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS