Trích một trang từ sách SỨC MẠNH CỦA ƠN GỌI
CẢNH GIÁC ĐỐI VỚI TÍNH THẾ TỤC
-Đức thánh cha đã nói về những dạng khác nhau của tính thế tục thiêng liêng. Đây là điều luôn luôn rập rình đờisống thánh hiến. Nó có phải là một nguy cơ thực sự trong đời sống thánh hiến không?
Nhà thần học Henri de Lubac nói về chuyện này trong chương cuối của quyển sách Méditation sur l”Église (Suy niệm về Giáo hội). Thật ra, thành ngữ này không do ngài tạo ra. Ngài đã mượn nó từ Dom Vonier, một tu sĩ Biển Đức người Đức, Viện phụ của một đan viện ở Anh trong ba mươi năm. Đây là một thành ngữ tổng hợp rất tốt điều mà tôi coi là một trong những cám dỗ lớn nhất của Giáo hội, cùng với tinh thần giáo sĩ trị. Hai cám dỗ này đưa Giáo hội tới chỗ đóng kín lại nơi chính mình, chúng khóa chặt Giáo hội từ bên trong, biến Giáo hội thành một Giáo hội qui chiếu về mình, trở nên mất khả năng sinh sản. Và chính cám dỗ này cũng được thấy trong đời sống thánh hiến.
-Theo nghĩa nào, thưa Đức thánh cha?
Tính thế tục dính chặt vào bạn. Để không đầu hàng nó, cần phải có sự khổ hạnh đáng kể, xuất phát từ tình yêu và từ việc chiêm ngắm Chúa Giêsu. Có những tu sĩ từ trong thâm tâm không biết mình là người thánh hiến hay là giáo dân. Tôi không nói về những dấu hiệu bên ngoài, về cách ăn mặc chẳng hạn. Chuyện đó thì tương đối thôi. Nó còn tùy. Có những linh mục, và cả các giám mục, mặc soutane (áo chùng thâm) nhưng sống đạo đức giả, vì trong sâu xa họ có một trái tim phàm tục. Nhiều giáo sĩ khác ăn mặc đơn giản, không phải y phục của linh mục, và họ có một tình yêu lớn đối với Chúa Giêsu. Tất cả còn tùy. Tôi tin rằng dấu hiệu bên ngoài chắc chắn có ích, nhưng tôi không bám chặt vào đó. Cần phải nhìn từng trường hợp. Người ta có thể mặc áo dòng hay y phục giáo sĩ và đồng thời có đầy tinh thần thế tục.
Hãy cho phép tôi kể một chuyện khác. Vị giám mục từng kể với tôi về các linh mục gay mà ngài khám phá trong giáo phận của mình ấy, ngài cũng kể rằng có lần ngài đi mua một áo sơ mi tại cửa hiệu Euroclero và gặp một linh mục trẻ ở đó, anh ta có lẽ chưa đầy hai mươi lăm tuổi. Linh mục trẻ ấy ngắm nghía các thứ khi rảo khắp cửa hiệu, người ta giới thiệu cho anh ta các thứ. Anh thử món này món khác. Anh đã thử một áo choàng với hai họa tiết bằng bạc lấp lánh, và anh tỉ mỉ ngắm mình trong gương để xem mình trông thế nào… Một linh mục rất trẻ đấy! Vị giám mục nhìn anh ta và không tin vào mắt mình. Tiếp theo, anh ta thử một mũ “saturne”, và vị giám mục đã không thể tin điều đó! Bạn biết đó, linh mục trẻ này, ăn mặc y phục giáo sĩ tươm tất, có thể “thế tục” hơn so với những linh mục khác chỉ mặc sơ mi sơ sài mà thật sự có lòng yêu mến Chúa Giêsu.
Cách đây ít ngày, người ta nói với tôi rằng tôi bị chỉ trích bởi vì tôi đã nói với một nhóm linh mục trẻ làm việc trong lãnh vực đào tạo của Dòng Tên, rằng hồi xưa khi các tu sĩ Dòng Tên đến gặp Giáo hoàng, hay gặp Bề trên Tổng quyền, họ mặc soutane và tấm choàng, và bây giờ thì, tạ ơn Chúa, không còn như vậy nữa! Tôi tin rằng người ta ăn mặc đứng đắn, xứng đáng là đủ. Một áo clergyman đơn sơ là đủ; không cần mặc áo choàng để gặp Giáo hoàng đâu. Một số trong những người lệ thuộc quá đáng vào y phục có thể mang đầy tính thế tục ngay trong những món y phục tươm tất ấy. Tinh thần giáo sĩ trị đôi khi bộc lộ trong những hình thức thế tục này.
Tính thế tục cũng là một vấn đề về các tiêu chuẩn, các tiêu chuẩn hành động, sống, chiêm niệm… thuộc về thế gian hơn là thuộc về Chúa. Trong thâm sâu, đó là đánh giá mọi sự theo các tiêu chuẩn phàm tục. Hơn nữa, nó ẩn giấu dưới khía cạnh tốt. Nhưng… hãy lưu ý! Chúa Giêsu đã yêu cầu chúng ta rất rõ rằng hãy giữ mình để không thuộc về thế gian. Henri de Lubac nói về tính thế tục thiêng liêng như là một thái độ qui nhân căn bản. Nó thể hiện như thể tách ra khỏi tính thế tục kia, nhưng thực ra, thay vì tìm kiếm vinh quang của Chúa thì nó tìm kiếm vinh quang nhân loại. Hãy nhớ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Phòng Tiệc Ly: “Con không xin Cha lấy họ ra khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi tinh thần thế gian…”. Khi người ta theo các tiêu chuẩn của thế gian thay vì các tiêu chuẩn của Chúa Giêsu, thì đó là hoàn toàn đi ngược lại điều vốn là đặc trưng của sự thánh hiến tu trì.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?