TRỢ TỬ, BƯỚC NGOẶT CHIẾN LƯỢC CỦA VATICAN VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC
Viện hàn lâm Tòa Thánh về Sự sống gần đây đã thể hiện sự ủng hộ đối với việc Giáo hội Ý không còn phản đối đạo luật về việc trợ tử. Một bước ngoặt trong chiến lược được Rôma thông qua về các vấn đề đạo đức sinh học : như thế, Giáo hội hy vọng tiếp tục có thể làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe, ngay cả khi điều đó có nghĩa là tham dự vào « các luật bất toàn ».
Mọi chuyện bắt đầu với một bài báo được đăng trên tạp chí La Civiltà Cattolica vào ngày 15/1/2022. Tạp chí của dòng Tên này, được điều hành bởi Antonio Spadaro, một người thân tín của Đức Thánh Cha, đã đăng vào ngày đó một bài viết có tựa đề « Cuộc thảo luận ở nghị viện về trợ tử ». Những lời phát biểu, được cha Carlo Casalone ký tên, tuy đơn giản nhưng ít ra gây ngạc nhiên : đang khi Ý chuẩn bị đưa ra luật về việc chấm dứt sự sống, thì Giáo hội Công giáo có lẽ quan tâm đến việc ủng hộ trợ tử (suicide assisté ) hơn là an tử (euthanasie, cái chết êm dịu). Mâu thuẫn với giáo lý của Giáo hội.
Cần phải nói rằng Ý đang đối diện với một trường hợp rất đặc biệt : từ một quyết định của Tòa hiến pháp vào năm 2019 không phạt việc trợ tử với một số điều kiện, các nghị sĩ Ý bó buộc phải ấn định luật về vấn đề này. Hai con đường được mở ra cho họ. Chọn lựa thứ nhất, cho phép, có điều kiện, một người giúp một người thân vào lúc cuối đời chấm dứt cuộc đời của mình. Khả năng thứ hai : bãi bỏ, bằng trưng cầu dân ý, trong luật hình sự Ý, luật cấm « giết chết người đồng ý », và như thế mở ra con đường rộng rãi cho an tử. Hai chọn lựa mà Giáo hội Công giáo đã luôn lên án.
Vậy Vatican đang thay đổi chiến lược ?
Thoạt nhìn, mọi thứ khiến người ta nghĩ rằng bài viết này của cha Casalone trước hết nằm trong bối cảnh Ý. Cho đến khi được đăng trên tờ Le Monde, ngày 31/1, một chuyên mục của nhà luân lý người Pháp Marie-Jo Thiel, nhấn mạnh rằng cần phải thấy ở đó dấu hiệu của một sự thay đổi rộng rãi hơn về lập trường của Giáo hội.
Và quả thế, hôm nay mọi thứ đều chỉ ra rằng nó không chỉ liên quan đến Ý. Trước tiên, tất cả các bản văn của La Civiltà Cattolica, như giám đốc của nó thường xuyên nhắc nhớ, đều được đồng ý bởi Phủ Quốc Vụ Khanh, ở Vatican. Tiếp đến, bởi vì tác giả của bài viết, cha Carlo Casalone, dòng Tên, là một trong những cộng tác viên của Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống, cơ quan phụ trách, bên cạnh Đức Thánh Cha, việc suy tư về những chủ đề tế nhị của đạo đức sinh học. Và bản văn của Marie-Jo Thiel đã được đăng trên Le Monde với sự chấp thuận của bà.
Vì thế, phải chăng Vatican đang thay đổi chiến lược? “Chúng ta đang ở trong một bối cảnh cụ thể, với một chọn lựa phải thực hiện giữa hai chọn lựa, mà không có chọn lựa nào – trợ tử hay an tử – đại diện cho quan điểm Công giáo”, Đức Ông Renzo Pegoraro, bác sĩ và là chưởng ấn (“nhân vật số hai”) của Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống, trả lời.
Ngài nói tiếp: “Dù sao cũng sẽ có luật. Và trong hai khả năng này, chính việc trợ tử sẽ hạn chế nhất những sai lệch vì nó sẽ được đi kèm với bốn điều kiện nghiêm nhặt: người xin trợ tử phải có ý thức và có thể diễn tả nó cách tự do, bị bệnh không thể hồi phục, cảm thấy đau đớn không thể chịu đựng được và phụ thuộc vào phương pháp điều trị duy trì sự sống như máy thở”. Nói tóm lại, phải chăng Giáo hội chọn cái xấu ít hơn? “Đúng hơn là chọn điều thiện tốt nhất. Vấn đề là xem luật nào có thể hạn chế cái xấu”, Đức Ông sửa lại và đồng thời thừa nhận: “Đó là một lãnh vực khó khăn, tế nhị”.
Luật pháp và luân lý
Vì thế, lý luận vượt xa nước Ý. “Tất cả vấn đề là để biết làm thế nào Giáo hội có thể tham gia vào việc thảo luận trong một xã hội đa nguyên. Hoặc chúng ta đi vào cuộc tranh luận để cố gắng cổ võ luật tốt nhất có thể, hoặc chúng ta ở bên ngoài mọi cuộc thảo luận bằng cách giới hạn trong việc khẳng định các nguyên tắc. Nhưng trong trường hợp này, chúng ta có nguy cơ để thông qua một luật còn nghiêm trọng hơn nữa”. Một sự thay đổi chiến lược thực sự ở cấp độ Giáo hội hoàn vũ.
Vì thế, vấn đề nan giải là để biết liệu có tốt hơn khi cộng tác vào việc xây dựng một “luật bất toàn” hay không, như Đức Ông này nhấn mạnh, hay có nguy cơ sử dụng những lập luận từ nay không con được các xã hội quá tự do lắng nghe. Ngài nói tiếp: “Rõ ràng, lý tưởng sẽ là cấm việc trợ tử và an tử. Nhưng tôi tin rằng ngày nay cần phải đồng ý thảo luận về các luật mà chúng ta biết rõ rằng chúng sẽ khác với luân lý của Giáo hội”.
Tuy nhiên – và chính ở đó mà sự thay đổi chiến lược do Rôma quyết định được báo hiệu rất tế nhị -, vấn đề không phải là đối với Giáo hội làm tiến triển, về bản chất, phán đoán luân lý của mình về đạo đức sinh học. Về cơ bản, Giáo hội thực hiện sự phân biệt cổ điển giữa luật pháp và luân lý. Đức Ông nhấn mạnh: “Giáo hội luôn kết án việc trợ tử, như đang làm với an tử. Và bổn phận của mỗi người là đồng thời khích lệ việc ngăn chặn, trên bình diện xã hội và văn hóa, việc tự sát, bằng cách tác động đến tất cả những gì có thể đe dọa đến tình liên đới, tình huynh đệ, và dẫn tới sự cô đơn”.
Bước ngoặt chiến lược
Bước ngoặt chiến lược này, theo cách nào đó thừa nhận thực tế rằng Giáo hội Công giáo không còn có thể, nơi một số nước, làm cho những lập luận cổ điển của mình được lắng nghe, đã được hợp thức hóa ở cấp cao nhất bởi Đức Phanxicô. Từ đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô không ngừng nhắc lại rằng giáo huấn luân lý của Giáo hội không được ưu tiên hơn việc loan báo Tin Mừng.
“Loan báo tình yêu cứu độ của Thiên Chúa là hàng đầu so với bổn phận luân lý và tôn giáo. Ngày nay, dường như đôi khi trật tự ngược lại chiếm ưu thế”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh như thế từ năm 2013 (1). Và hôm nay, sự thay đổi được Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống cổ võ dường như rút ra bài học từ nguyên tắc này.
“Người ta đã dồn chúng tôi vào chân tường”
Đâu là những hậu quả mà việc thay đổi phương pháp này sẽ gây ra? Hiện tại, thật khó để trả lời cho câu hỏi. Trong chuyến viếng thăm Rôma vào cuối tháng Chín, Đức cha Éric de Moulins-Beaufort, Chủ tịch HĐGM Pháp, trong một buổi tối do Đại sứ quán Pháp cạnh Tòa Thánh và KTO tổ chức, đã cho biết những khó khăn trong lãnh vực này.
Ngài nói: “Từ nhiều năm nay, lời phát biểu công cộng của chúng tôi đã để mình bị khép kín trong một lời luân lý. Và chúng tôi có trách nhiệm nói với xã hội những gì không đúng”. “Người ta đang chờ đợi một lời đạo đức của chúng tôi. Mỗi khi có một luật về đạo đức sinh học, người ta sẽ hỏi ý kiến của chúng tôi. Người ta lắng nghe chúng tôi rất tử tế (…). Và tất cả mọi người đều biết rất rõ rằng chúng tôi sẽ nói – chúng tôi là những người đầu tiên -, và người ta biết rất rõ rằng nó sẽ không được dùng nhiều. Người ta đã dồn chúng tôi vào chân tường”.
« Đó là một vấn đề chiến thuật », một nhà luân lý Công giáo ở Pháp đã tóm tắt như thế và đồng thời thừa nhận rằng « những khẳng định trực diện của Giáo hội không còn ổn nữa ». « Làm thế nào chúng ta có thể đóng góp vào công ích khi đóng góp vào những luật phi luân ? Nếu chúng ta làm điều này, cần phải tiếp tục run sợ, như chúng ta vẫn cứ làm mỗi lần chúng ta nói về đạo đức sinh học. Nếu không, nó sẽ được coi như là một sự đầu hàng ở chỗ bình địa ».
—————————–
Giáo lý nói gì ?
Giáo hội bảo vệ quyền cơ bản được sống và bất khả xâm phạm của sự sống. Từ đó « bất kể lý do và phương tiện », an tử là « không thể chấp nhận được về mặt luân lý » đối với người Công giáo.
Giết chết để xóa bỏ nỗi đau đớn « là một hành vi giết người nghiêm trọng trái với phẩm giá của nhân vị và với lòng kính trọng Thiên Chúa », người ta có thể đọc như thế trong Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo.
Đề cập vấn đề phá thai, Đức Gioan-Phaolô II đã viết vào năm 1995 trong thông điệp Evangelium vitae rằng nếu « không thể tránh hoặc bãi bỏ hoàn toàn một luật cho phép phá thai, thì một nghị sĩ, mà việc bản thân ông hoàn toàn phản đối việc phá thai sẽ là rõ ràng và được mọi người biết đến, có thể ủng hộ cách hợp pháp các đề xuất nhằm hạn chế những thiệt hại của một luật như thế và do đó giảm thiểu những hệ quả tiêu cực của nó trên bình diện văn hòa và đạo đức công cộng ».
————————-
(1) L’Église que j’espère, Entretien avec le père Spadaro, S.J., Flammarion, 2013, 235 p., 15 €.
————————–
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Phá thai, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?