TRONG CUỘC PHỎNG VẤN VỚI TÉLAM, ĐỨC PHANXICÔ LẠI NÓI VỀ SỰ TÀN ÁC CỦA CHIẾN TRANH
Trong cuộc phỏng vấn hôm 1/7/2022 với hãng thông tấn Télam của Argentina, Đức Phanxicô nhắc lại rằng các cuộc chiến tranh nảy sinh từ sự thiếu đối thoại, ngày bày tỏ sự thất vọng trước sự bất lực của Liên hiệp quốc trong việc ngăn chặn chúng. Trong cuộc phỏng vấn dài này, ngài cũng mời gọi Châu Mỹ Latinh tự giải thoát mình khỏi « các đế quốc bóc lột » bằng cách thúc đẩy sự gặp gỡ giữa dân chúng và quân quyền….
« Chúng ta không thể trở lại với sự an toàn giả tạo của các cấu trúc chính trị và kinh tế mà chúng ta đã có trước đây ». Đó là một trong những đoạn có ý nghĩa nhất của cuộc phỏng vấn dài vào ngày 1/7 mà Đức Thánh Cha đã dành cho Bernarda Llorente của hãng thông tấn chính của Argentina, Télam.
Những suy tư của Đức Thánh Cha xoay quanh những chủ đề lớn như đại dịch, chăm sóc ngôi nhà chung, giới trẻ, và sự dấn thân của ngài trong chính trị. Ngài cũng bàn về chỗ đứng của Giáo hội ở Châu Mỹ Latinh, cuộc khủng hoảng của các thể chế, chủ đề chiến tranh, và cuối cùng đưa ra cái nhìn chung về triều đại giáo hoàng của mình. Cuộc đối thoại bắt đầu với câu hỏi trọng tâm về cách thức các cuộc khủng hoảng được hay không được xử lý như thế nào. Ngài nói : « Cuộc xung đột là một điều khép kín nơi chính mình, nó tìm kiếm giải pháp nơi chính nó và tự hủy diệt ».
Châu Phi không có vắc-xin : một ví dụ về việc quản lý tồi tệ của đại dịch
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp đến tố giác hoàn cảnh y tế hiện nay ở Châu Phi, thiếu nguồn cung cấp vắc-xin đầy đủ. Ngài nhận thấy những lợi ích khác trong việc quản lý này : « Sử dụng cuộc kủng hoảng vì lợi thế của mình, đó là ra khỏi nó cách tồi tệ và, nhất là, ra khỏi đó một mình ». Ngài phê bình lối suy nghĩ theo đó một nhóm duy nhất có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng một mình : trên thực tế, đó là một ảo tưởng, một « giải cứu một phần, kinh tế, chính trị hay của một số phạm vi quyền lực ».
Chiến tranh là do thiếu đối thoại
Trong số các khủng hoảng bi kịch nhất của thế giới hiện nay là chiến tranh. Quy chiếu đến Ucraina là rõ ràng, nhưng Đức Thánh Cha cũng đề cập đến các bi kịch ở Rwanda, Syria, Libăng và Miến Điện. “Một cuộc chiến tranh, thật không may, đó là sự tàn ác mỗi ngày. Trong chiến tranh, người ta không nhảy điệu menuet, người ta giết người”, Đức Phanxicô nhấn mạnh và đồng thời cáo buộc cơ cấu bán vũ khí đang ủng hộ nó. Ngài trở lại với khái niệm “chiến tranh chính đáng”: “Có thể có một cuộc chiến tranh chính đáng, có quyền tự bảo vệ, nhưng cần phải suy nghĩ lại cách thức mà khái niệm này được sử dụng ngày nay”, ngài tuyên bố và đồng thời lôi kéo sự chú ý đến tầm quan trọng của việc biết lắng nghe nhau – ngay cả chỉ trong đời thường – để có thể đối thoại và đánh tan mọi khả năng xung đột.
Về phương diện này, Đức Thánh Cha gợi lên chuyến viếng thăm vào năm 2014 ở nghĩa trang Redipuglia, ở Ý, nhân kỷ niệm 100 năm cuộc chiến tranh 1914, khó cầm được nước mắt. Một cảm xúc tương tự cũng xảy đến với ngài ở nghĩa trang Anzio, ở Rôma: “Thật tàn ác”, Đức Thánh Cha thốt lên. Khi nghĩ đến cuộc đổ bộ ở Normandie và 30000 bạn trẻ đã chết trên bãi biển do Đức quốc xã, ngài chất vấn: “Điều đó có thể biện minh được không?”.
Liên hiệp quốc không có quyền áp đặt để ngăn chặn các cuộc chiến tranh
Dưới ánh sáng của những nhận xét này, và với sự thẳng thắn thường thấy của mình, Đức Thánh Cha cho thấy sự thất vọng của mình đối với công việc của Liên hiệp quốc mà, ngay cả khi nó giúp tránh được chiến tranh (chẳng hạn như ở Chypre), cũng không thể ngăn chặn chúng, “không có quyền lực nào”. Ngài còn đi đến chỗ nói rằng có “những thể chế xứng đáng” trong thời kỳ khủng hoảng – mà ngài lấy làm hy vọng -, và những thể chế khác dấn thân trong việc giải quyết các vấn đề nội bộ. Ngài kêu gọi các thể chế quốc tế chứng tỏ sự can đảm và tính sáng tạo để vượt qua những gì mà ngài gọi là các hoàn cảnh “ô nhục”.
Một thiên nhiên tàn nhẫn
Đức Thánh Cha không quên khủng hoảng môi trường. Ngài gợi lên việc sử dụng méo mó mà con người tạo ra từ thiên nhiên, tuy nhiên, « khiến bạn phải trả giá cho điều đó ». Ngài giải thích, cách nào đó, chúng ta liên tục tát vào vũ trụ. « Chúng ta sử dụng sai sức mạnh của mình ». Những lo ngại liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến ngài kể lại sự hình thành của thông điệp Laudato si’ và nhấn mạnh rằng thiên nhiên không thù hận, nhưng « không tha thứ », nếu chúng ta khởi động những tiến trình thoái hóa.
Truyền thống không phải là quay trở lại đằng sau
Giới trẻ chiếm một phần lớn trong cuộc phỏng vấn, đặc biệt về sự không dấn thân chính trị của họ. Đức Thánh Cha nói : « Họ nản lòng », và cho rằng các thỏa thuận mafia và tham nhũng nằm trong số các nguyên nhân dẫn đến thất vọng. Từ đó, ngài lmời gọi học biết « khoa học về chính trị, về sự cùng chung sống, nhưng cả về đấu tranh chính trị vốn thanh tẩy chúng ta khỏi tính ích kỷ và làm cho chúng ta tiến tới ». Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cho thấy ngài tin tưởng vào giới trẻ, ngay cả khi họ không đi tham dự thánh lễ : điều quan trọng là giúp họ lớn lên và đồng hành với họ. Trích dẫn nhà soan nhạc Gustav Mahler, ngài nhắc nhớ : « Truyền thống là sự đảm bảo cho tương lai. Đó không phải là một tác phẩm bảo tàng. Đó là những gì mang lại cho bạn sự sống, bao lâu nó làm cho bạn lớn lên. Nó là điều hoàn toàn khác với việc quay trở lại đằng sau, vốn là một « chủ nghĩa bảo thủ không lành mạnh » ».
Triết lý về tha thể tính để chiến thắng « sự xấu xa của gương soi »
Đức Phanxicô tiếp tục bằng cách mô tả những gì mà ngài coi là những điều xấu xa của thời đại chúng ta : tính tự say mê bản thân, sự chán nản và tính bi quan, những điều xấu của cái gọi là tâm lý học về gương soi. Theo ngài, chúng phải được khắc phục bằng óc hài hước « khiến bạn trở nên người hơn » và bằng sự đối chất, bằng triết lý về tha thể tính.
Vào năm 2023, mười năm triều đại giáo hoàng
Gần đến 10 năm ngài được bầu làm giáo hoàng, được mời làm bản tổng kết hoạt động của ngài trên ngai tòa Phêrô, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngài đã « thu thập tất cả những gì các Hồng y đã nói trong các cuộc họp trước mật nghị ». « Tôi không nghĩ rằng có điều gì đó độc đáo từ phía tôi, nhưng tôi đã bắt đầu những gì tất cả chúng tôi đã cùng nhau quyết định ».
Đó chủ yếu là phong cách đã tạo nên Tông hiến Praedicate Evangelium, kết quả của tám năm rưỡi làm việc và tham khảo ý kiến. Kinh nghiệm truyền giáo của Giáo hội được sinh ra như thế. Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự kiện rằng ngài không muốn đòi quyền tác giả về những điều đó, theo nghĩa ngài chỉ là chất xúc tác của một tiến trình : « Nghĩa là, đó không phải là những ý tưởng của tôi. Phải rõ ràng điều đó. Đó là những ý tưởng của toàn thể Hồng y đoàn ».
Dấu ấn Châu Mỹ Latinh
Đức Thánh Cha thừa nhận rằng có một lối tiếp cận điển hình của Châu Mỹ Latinh để trở thành một Giáo hội đối thoại với dân Thiên Chúa và chắc chắn ngai đã ghi dấu ấn vào Huấn quyền. Về mặt này, ngài nắm bắt cơ hội để nhắc nhớ rằng Giáo hội này « đã bị bóp méo khi dân chúng không thể phát biểu và cuối cùng trở thành một Giáo hội của những viên cai, với các viên chức đặc trách mục vụ ». Ngài khuyên đọc triết gia và là nhà nhân chủng học người Argentina Rodolfo Kusch (1922-1979), « người hiểu rõ nhất dân chúng là gì ».
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng dân tộc Châu Mỹ Latinh đã có thể biểu lộ vai trò chính thực sự của mình trong phạm vi tôn giáo, nhưng ngài không quên đề cập những mưu toan ý thức hệ hóa mà chính Giáo hội đã có, như việc phân tích kiểu marxít về thực tại đối với thần học giải phóng. Ngài nói : « Đó là một công cụ hóa ý thức hệ, một con đường giải thoát – chúng ta hãy nói như thế – Giáo hội bình dân Châu Mỹ Latinh. Nhưng các dân tộc là một chuyện, các chủ nghĩa dân túy là một chuyện khác ».
Đưa dân chúng và quân quyền gặp gỡ nhau : một công việc đối với Châu Mỹ Latinh, vượt quá các ý thức hệ
Đức Thánh Cha nói tiếp : « Trong một số trường hợp, Giáo hội Châu Mỹ Latinh biểu thị các khía cạnh phục tùng ý thức hệ, đã có và sẽ vẫn còn, bởi vì đó là giới hạn của con người. Nhưng đó là một Giáo hội đã và đang biết ngày càng tốt hơn thể hiện lòng đạo bình dân của mình ». Ngài nhắc lại tầm quan trọng của việc nhìn thế giới từ các vùng ngoại vi hiện sinh và xã hội, chính dưới ánh sáng của mối liên hệ giữa các vùng ngoại vi này và con người. Từ đó lời mời gọi viếng thăm người hưu trí, trẻ em, khu dân cư, nhà máy, trường đại học, « ở đâu diễn ra cuộc sống thườn ngày ».
Cái nhìn của Đức Phanxicô về lục địa xuất xứ của mình là cái nhìn của một người nhìn thấy mình trên một hành trình chậm rãi, cái nhìn về đấu tranh, về ước mơ của San Martin và Bolívar, về sự thống nhất. « Nó đã luôn là nạn nhân, và sẽ luôn là như vậy cho đến khi nó hoàn toàn được giải thoát khỏi các chủ nghĩa đế quốc bóc lột », ngài nhấn mạnh và đồng thời ghi nhận rằng tất cả các nước đều có vấn đề này. Vì thế, ngài mời gọi làm việc cho sự gặp gỡ của « tất cả các dân tộc của Châu Mỹ Latinh, bên trên các ý thức hệ, với quân quyền, để mỗi dân tộc cảm thấy được ban cho một căn tính riêng và, đồng thời cần căn tính của người khác. Điều đó không phải dễ dàng ».
Cẩn thận với những bóp méo thực tại bởi các phương tiện truyền thông : hãy chứng tỏ sự lương thiện
Liên quan đến tầm qua trọng của tiếng nói của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thế giới ngày nay ở cấp độ xã hội và chính trị, ngài nhấn mạnh sự mạch lạc, giữa những gì ngài cảm thấy trước mặt Thiên Chúa và tha nhân, điều hướng dẫn các hành động và phát biểu của ngài. Ngài suy nghĩ về sự kiện rằng ngài phải rất cẩn thận trước nguy cơ bị giới truyền thông thao túng tư tưởng của ngài và đưa ra ví dụ về cuộc tranh cãi nảy sinh, trong khung cảnh các bình luận về cuộc chiến tranh ở Ucraina, về việc bỏ sót lời kết án Putin. Ngài tuyên bố : « Thực tế là tình trạng chiến tranh là một điều gì đó phổ biến hơn nhiều, nghiêm trọng hơn, và không có kẻ tốt và kẻ xấu. Tất cả chúng ta đều liên quan và đó là những gì chúng ta cần phải học biết ».
Cách chung chung hơn, Đức Phanxicô cảnh giác chống lại những khuynh hướng truyền thông dẫn đến bóp méo thực tại, đang khi truyền thông có nghĩa là « dấn thân tốt ». Và, về mặt này, ngài gợi lên bốn « tội của truyền thông » : bóp méo thông tin (nói nhưng gì hợp với) ; vu khống (bịa ra gây hại cho người khác) ; phỉ báng (gán cho ai một tư tưởng đã thay đổi trong giữa thời gian đó) ; thích sự tai tiếng. « Truyền thông là một điều gì đó thiêng liêng » và nó phải được thực hiện « cách lương thiện và xác thực », Đức Thánh Cha nhấn mạnh và đồng thời yêu cầu các phương tiện truyền thông một sự khách quan lành mạnh, « điều này không có nghĩa rằng nó là nước cất ». Ngài nói : « Người truyền thông, để trở thành một nhà truyền thông tốt, phải là một người đứng đắn ».
Cuộc sống tươi đẹp nếu ta biết chờ đợi, theo phong cách của Thiên Chúa
Trong phần cuối của cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha đề cập đến thời gian mật viện, sự thay đổi cuộc sống sau khi được bầu làm giáo hoàng, nhưng ngài cũng đề cập đến cuộc sống trước khi trở thành Giáo hoàng : « Đó là lịch sử về một cuộc đời vốn đã diễn ra với nhiều ân huệ của Thiên Chúa, nhiều thiếu sót về phía tôi, nhiều lập trường không phổ quát lắm ». Trong cuộc sống, chúng ta học biết trở nên phổ quát, trở nên bác ái, ít xấu xa hơn. Ngài nói về những thăng trầm trong cuộc sống của mình và biết ơn đối với rất nhiều bạn bè đã giúp đỡ và đồng hành với ngài cho đến độ ngài không bao giờ cảm thấy cô độc.
« Trong cuộc đời của tôi, tôi đã có những giai đoạn cứng nhắc, lúc tôi quá đòi hỏi. Rồi tôi đã hiểu rằng chúng ta không thể đi theo con đường này, cần phải biết chỉ huy. Đó là tình phụ tử của Thiên Chúa ». Ngài không do dự phê bình thái độ của ngài khi còn là Giám mục, trong đó ngài thừa nhận đã thể hiện sự nghiêm trọng thái quá. Ngài nói rằng cuộc sống tươi đẹp nếu chúng ta biết chờ đợi, như Thiên Chúa đã làm đối với chúng ta, một nét phong cách của Thiên Chúa mà ngài đã trưởng thành qua thời gian. « Chúng con sẽ có Đức Thánh Cha Phanxicô thêm một thời gian nữa chứ ? », nữ phóng viên cuối cùng hỏi Đức Thánh Cha, và ngài trả lời : « Chúng ta hãy để ngài nói điều đó ở trên trời ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: covid, curie, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Môi-trường, Phanxicô-I, Truyền-thông-internet
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO