ĐỨC PHANXICÔ: TRONG GIÁO HỘI, “CHÚNG TA VẪN CÒN QUÁ LẤY CHÂU ÂU LÀM TRUNG TÂM”
Chuyến tông du gần đây của Đức Thánh Cha từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9 tới Châu Á và Châu Đại Dương là tâm điểm của bài giáo lý của Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư ngày 18/9/2024. Đức Thánh Cha cho biết ngài đã trải nghiệm “một Giáo hội lớn hơn và sống động hơn nhiều”.
“Đó là một chuyến đi đáng nhớ. Tôi tạ ơn Chúa đã cho phép tôi thực hiện với tư cách là một vị Giáo hoàng già, điều mà tôi muốn thực hiện khi còn là một tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi.” Trở về sau chuyến tông du lần thứ 45 tới Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore, hôm thứ Tư ngày 18 tháng 9, Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn Chúa, nhưng cũng bày tỏ niềm vui khi được gặp gỡ các cộng đồng khác nhau của các quốc gia được viếng thăm; lắng nghe chứng từ của các linh mục, nữ tu, giáo dân và đặc biệt là các giáo lý viên. Để gặp gỡ “các giáo hội không chiêu dụ tín đồ, nhưng phát triển nhờ “sự thu hút””. Suy tư đầu tiên xuất hiện một cách tự nhiên sau chuyến đi này, Đức Thánh Cha nói, “đó là khi nghĩ về Giáo hội, chúng ta vẫn còn quá lấy Châu Âu là trung tâm, hay như người ta nói, “phương Tây”. Trên thực tế, Giáo hội lớn hơn và sống động hơn nhiều”.
Trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư này, buổi tiếp kiến đầu tiên của tháng 9, được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha chủ yếu nói về chuyến tông du này, chuyến đi dài nhất trong triều đại giáo hoàng của ngài: 12 ngày hành trình trên tổng số 30.000 km. Ở tuổi 87, Đức Phanxicô đã noi gương Đức Phaolô VI, người vào năm 1970 “là vị giáo hoàng đầu tiên bay đến phía mặt trời mọc, viếng thăm Philippines và Australia một thời gian dài, nhưng cũng dừng chân ở một số nước châu Á và ở Samoa”, Đức Thánh Cha nhắc lại.
Một Giáo hội sống động
Tại Indonesia, “Đức tin, tình huynh đệ, lòng trắc ẩn” là chủ đề trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng tới đất nước này, nơi có khoảng 10% Kitô hữu và 3% là người Công giáo. Ba từ này nên được coi là “giống như một cây cầu, giống như lối đi ngầm nối Nhà thờ chính tòa Jakarta với đền thờ Hồi giáo lớn nhất châu Á”. Ở đó, “tôi thấy rằng tình huynh đệ là tương lai, nó là câu trả lời cho sự phản văn minh, cho những âm mưu ma quỷ của hận thù và chiến tranh”.
Đức Thánh Cha cho biết ngài đã tiếp xúc với “một Giáo hội sống động, năng động, có khả năng sống và truyền tải Tin Mừng tại đất nước này cho một nền văn hóa rất cao quý, có khuynh hướng làm hài hòa sự đa dạng, đồng thời có số lượng người Hồi giáo đông nhất trên thế giới”.
“Một môi trường lý tưởng cho Chúa Thánh Thần”
Về phía Papua New Guinea, nơi có khoảng 95% dân số Papua New Guinea là Kitô hữu, trong đó có 26% là Công giáo, Đức Phanxicô cho biết ngài đã tìm thấy vẻ đẹp của một Giáo hội truyền giáo. Các nhóm sắc tộc khác nhau nói hơn tám trăm ngôn ngữ: “Một môi trường lý tưởng cho Chúa Thánh Thần, Đấng thích làm cho thông điệp Tình yêu vang vọng trong bản giao hưởng của các ngôn ngữ”. Đức Thánh Cha nhớ lại những khoảnh khắc đẹp đẽ được trải qua với các nhà truyền giáo và giáo lý viên, những bài hát và âm nhạc của giới trẻ: “Nơi họ, tôi nhìn thấy một tương lai mới, không có bạo lực bộ lạc, không có sự lệ thuộc, không có chủ nghĩa thực dân về kinh tế hay ý thức hệ; một tương lai của tình huynh đệ và quan tâm đến môi trường thiên nhiên tuyệt vời”.
Đức Thánh Cha nói tiếp : “Papua New Guinea có thể là một “phòng thí nghiệm” của mô hình phát triển toàn diện này, được sinh động bởi “men” Tin Mừng”. Bởi vì “không có nhân loại mới mà không có những người nam và người nữ mới, và những người này chỉ có Chúa tạo ra”.
“Tôi hít thở “không khí mùa xuân””
Ở Đông Timor, Đức Phanxicô đặc biệt ấn tượng trước vẻ đẹp của một dân tộc đầy thử thách nhưng vui vẻ, khôn ngoan trong đau khổ. Một dân tộc không chỉ sinh nhiều con cái, mà còn dạy chúng biết mỉm cười. Đó là sự đảm bảo cho tương lai. Tại quốc gia có nhiều người Công giáo thứ hai ở châu Á này sau Philippines, với hơn 97% dân số là người Công giáo, “sức mạnh thăng tiến về mặt nhân bản và xã hội của sứ điệp Kitô giáo được thể hiện một cách đặc biệt trong lịch sử của quốc gia này”.
Đức Thánh Cha giải thích : “Giáo hội ở đó đã chia sẻ tiến trình độc lập với tất cả mọi người, luôn hướng họ tới hòa bình và hòa giải. Đó không phải là một ý thức hệ hóa của đức tin, không, chính đức tin trở thành văn hóa và đồng thời soi sáng, thanh lọc và nâng cao nó”. Do đó, Đức Phanxicô đã nhân cơ hội này để khởi động lại mối quan hệ phong nhiêu giữa đức tin và văn hóa, điều mà Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh trong chuyến viếng thăm của ngài.
Những chứng nhân của niềm hy vọng
Đến Singapore để kết thúc hành trình dài đầy cảm xúc và trải nghiệm đẹp đẽ này, Đức Phanxicô nhận thấy “ở Singapore giàu có, có những “người bé mọn” đi theo Tin Mừng và trở thành muối và ánh sáng, những chứng nhân cho một niềm hy vọng lớn lao hơn niềm hy vọng mà lợi ích kinh tế có thể đảm bảo”. Đất nước này khác với ba đất nước kia: “Một Thành Quốc rất hiện đại, cực kinh tế và tài chính của Châu Á và hơn thế nữa. Các Kitô hữu là thiểu số ở đó, nhưng họ tạo thành một Giáo hội sống động, cam kết tạo ra sự hòa hợp và tình huynh đệ giữa các nhóm dân tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau”.
Vào cuối bài giáo lý của mình, Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn đối với chính quyền dân sự và các Giáo hội địa phương của các Quốc gia Châu Á và Châu Đại Dương này vì sự đón tiếp nhiệt tình của họ. Đức Phanxicô cầu nguyện: “Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho những người tôi gặp và hướng dẫn họ trên con đường hòa bình và huynh đệ”.
Chuyến tông du tiếp theo của Đức Thánh Cha sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 29 tháng 9 năm 2024: Ngài sẽ thăm Luxembourg và Bỉ.
Tý Linh
(theo Myriam Sandouno – Vatican News)
Tags: Á-Châu, Audience, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO