TRUNG TÂM ĐA TÍN NGƯỠNG CỦA THẾ VẬN HỘI OLYMPIC, CHỨNG TÁ CHO TINH THẦN OLYMPIC
Như với mỗi “Thế vận hội Olympic”, một trung tâm đa tín ngưỡng cho phép các vận động viên sống đức tin của mình với sự đồng hành từ các tuyên úy của năm tôn giáo lớn. Một nơi cũng thể hiện tinh thần Olympic, Đức Cha Emmanuel Gobilliard, đại diện tại Thế vận hội Olympic của Hội đồng Giám mục Pháp, nhấn mạnh.
Các đại diện của các tôn giáo tại Thế vận hội Olympic Paris 2024.
Ở phía bắc Làng Olympic Paris 2024, rất gần trung tâm chống doping là trung tâm đa tín ngưỡng. Mỗi ngày diễn ra Thế vận hội, từ 7 giờ sáng đến 23 giờ tối, khoảng một trăm tuyên úy từ năm tôn giáo lớn chào đón các vận động viên và đề nghị sự đồng hành và hỗ trợ về mặt tinh thần.
Trung tâm có một phòng sinh hoạt chung lớn, nơi có thể thảo luận cũng như xem các sự kiện trực tiếp của Thế vận hội Olympic. Mỗi tôn giáo đều có một căn phòng để cung cấp khả năng dành nhiều thời gian cầu nguyện hơn.
“Tất cả các vận động viên đều có thể đến mà không gặp khó khăn gì, họ luôn được chào đón nồng nhiệt. Và sau đó, ngay cả khi họ đã cầu nguyện xong hoặc gặp ai đó, họ thậm chí có thể ngồi trong phòng sinh hoạt chung, một loại phòng khách. Nó rất thân thiện và chúng tôi thích ứng với yêu cầu của mỗi người”, Đức cha Emmanuel Gobilliard, đại diện Tòa Thánh phụ trách Thế vận hội Olympic và Paralympic giải thích.
Một nơi đại kết
Đối với phong trào Olympic, 5 tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo. Đức Cha Emmanuel Gobilliard nhận xét: “Điều đó có nghĩa là, và thật là đẹp đẽ, khi tất cả các Kitô hữu được tập trung tại cùng một nơi. Nơi tụ họp của chúng ta dành cho các Kitô hữu mang tính đại kết”.
Thời gian cầu nguyện giữa các Kitô hữu diễn ra hai lần một ngày tại trung tâm. Nhưng thánh lễ được cử hành cách đó 300 mét, bên ngoài làng Olympic, tại nhà thờ Saint-Ouen-le-Vieux. Đức cha Emmanuel Gobillard nói tiếp: “Nó yên tĩnh hơn, bên ngoài hơn, thân mật hơn đối với các vận động viên”. Hai thánh lễ bằng tiếng Pháp được cử hành mỗi ngày, ngoài ra còn có các thánh lễ bằng các ngôn ngữ khác, tiếng Ba Lan, tiếng Anh, v.v.
Cuộc gặp gỡ liên tôn vào ngày 4 tháng 8 năm 2024 trước Nhà thờ Đức Bà ở Paris.
Phá vỡ định kiến
Tuy nhiên, không phải vận động viên nào cũng biết đến trung tâm này. Đây là cách các vận động viên Fiji ngẫu hứng tạo ra khoảnh khắc ngợi ca trên một con phố ở làng Olympic, như tường thuật của vận động viên bóng nước người Úc Tilly Kearns, trên tài khoản Instagram của cô ấy.
Ở trung tâm, các tuyên úy gặp nhau, kề vai, chung sống, giúp phá bỏ một số định kiến . Đức cha Emmanuel Gobillard cho biết: “Thật ngạc nhiên khi thấy đôi khi những người thuộc các tôn giáo khác gặp tôi và nói: “Tôi không nghĩ người Công giáo có thể dành thời gian để cầu nguyện trong im lặng””.
Tinh thần Olympic
Do đó, theo Đức Cha Emmanuel Gobilliard, trung tâm đa tín ngưỡng là một trong những nơi đặc quyền thể hiện tinh thần Olympic và sự cạnh tranh lành mạnh.
Đối với ngài, “cuộc thi lành mạnh này được trải nghiệm tại Thế vận hội Olympic với sự hài hước và trên hết là với rất nhiều bác ái và rất nhiều sự tôn trọng lẫn nhau. Chẳng hạn, hai vận động viên Serbia của đội bóng chuyền, bị đội Pháp đánh bại, đã vui vẻ nhận được lời chúc lành từ một linh mục người Pháp”.
Trung tâm sẽ đón tiếp các vận động viên cho đến khi kết thúc Thế vận hội Olympic vào ngày 11/8.
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel – Vatican News)
Tags: Pháp, sport, Đối-thoại-liên-tôn
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO