TRƯỚC CÁC VỊ HỮU TRÁCH CHÍNH TRỊ, ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI VIỆC THỐNG NHẤT ĐẢO SÍP

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 3rd, 2021. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Đức Phanxicô đã yêu cầu các nhà chức trách Síp tiếp tục « tin tưởng vào sức mạnh kiên nhẫn và ôn hòa của việc đối thoại », bất chấp sự chia rẽ hòn đảo từ gần 50 năm qua.

« Vết thương », « sự xâu xé », « nỗi đau khổ » …Vào tối của ngày đầu tiên trong chuyến tông du đến Síp, 2/12/2021, Đức Thánh Cha đã không nói thẳng ra để nêu rõ tình hình của hòn đảo nơi mà ngài đã đến vài giờ trước đó, và bị chia đôi từ năm 1974, bằng một biên giới do Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương áp đặt.

Tại Dinh Tổng thống ở Nicosie, trước các nhà hữu trách chính trị Síp, Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt đã vẽ nên một bức tranh về Síp như là một hòn đảo « rạng ngời vẻ đẹp », so sánh nó với một « viên ngọc trai », nhưng bị ảnh hưởng bởi « những hoàn cảnh khó khăn ». « Viên ngọc trai Síp đã bị lu mờ đi bởi đại dịch, ngăn cản nhiều du khách đến đó và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó ».

« Nhưng vết thương mà mảnh đất này phải chịu nhất là sự xâu xé khủng khiếp mà nó phải chịu trong nhiều thập niên qua », Đức Thánh Cha nhấn mạnh và đồng thời nói ngài sẽ cầu nguyện « cho hòa bình của anh chị em, cho hòa bình của toàn thể hòn đảo ».

Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu sau một bài diễn văn dài của Tổng thống Síp, ông Níkos Anastasiádis, trong đó ông đã nhiều lần đả kích « lập trường bất bao dung » của Thổ Nhĩ Kỳ.

Đức Thánh Cha, không bao giờ đề cập đến Thổ Nhĩ Kỳ đang chiếm đóng phía bắc của đảo Síp, đã kêu gọi một « cuộc đối thoại » liên lỉ giữa các bên.  Ngài nói : « Chúng ta phải giúp nhau tin tưởng vào sức mạnh kiên nhẫn và ôn hòa của đối thoại, bằng cách múc lấy sức mạnh này trong các Mối Phúc ». Một cuộc đối thoại đòi hỏi thời gian, cho dù đôi khi nó có thể « trì trệ ».

 Hòa giải và thống nhất

Trong bài diễn văn của mình, Đức Thánh Cha trung thành với lập trường liên lỉ của Tòa Thánh, vốn luôn ủng hộ sự thống nhất của hòn đảo. Một viễn cảnh ngày nay xem ra xa vời hơn bao giờ hết. « Chúng ta biết rằng con đường này không dễ dàng, nó dài và quanh co, nhưng không có giải pháp thay thế (đối thoại) để đạt tới hòa giải », Đức Thánh Cha nhấn mạnh.

Đối mặt với bế tắc, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của « quyết tâm hàng ngày của những người bé nhỏ » để đạt tới hòa bình. Như thường lệ, ngài đã mở rộng diễn văn của ngài vượt xa hoàn cảnh của đất nước mà ngài đang nói. Ngài nói : « Lục địa Châu Âu cần sự hòa giải và thống nhất, nó cần đến sự can đảm và nhiệt huyết để tiến về phía trước ». « Bởi vì các bức tường của sự sợ hãi và những phủ quyết do các lợi ích chủ nghĩa quốc gia ra lệnh sẽ không đóng góp vào sự tiến bộ của nó, cũng như sự phục hồi kinh tế mà thôi sẽ không đảm bảo cho sự an ninh và ổn định của nó. »

Một vài phút sau diễn văn này, Đức Thánh Cha trở về Tòa Khâm sứ nơi ngài sẽ nghỉ đêm. Một tòa nhà nằm trong vùng đệm, dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc. Giữa hai biên giới.

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30