TRƯỚC NGOẠI GIAO ĐOÀN, ĐỨC PHANXICÔ LO LẮNG VỀ « CUỘC KHỦNG HOẢNG CÁC GIÁ TRỊ DÂN CHỦ »
Trong diễn văn mạnh mẽ nói với các vị Đại sứ bên cạnh Tòa Thánh, hôm thứ Hai 8/2/2021, Đức Phanxicô đã báo động về « cuộc khủng hoảng chính trị » tác động đến tất cả các nước trên thế giới, do cuộc đại dịch.
« Một trong những nhân tố tiêu biểu của cuộc khủng hoảng là sự gia tăng các cuộc đối đầu chính trị »
Trong bài phát biểu gần một giờ, trong đó ngài đã phân tích cuộc khủng hoảng – ý tế, kinh tế và môi trường -, Đức Phanxicô đã cho thấy một cái nhìn ảm đạm và đồng thời kêu gọi các nhà hữu trách của các quốc gia trên thế giới nghiêm túc xem xét « sự khó khăn, không có nghĩa là không có khả năng, tìm kiếm những giải pháp chung và được chia sẻ cho các vấn đề đang tác hại đến hành tinh của chúng ta ». Bởi vì, theo ngài, thế giới đang trải qua một « cuộc khủng hoảng các giá trị dân chủ » đích thực.
Dấu hiệu cho thấy sự nghiêm trọng của hoàn cảnh trước mắt ngài, Đức Phanxicô đã đi đến chỗ lấy lại những từ ngữ đã được Đức Piô XII sử dụng trong sứ điệp truyền thanh – vốn vẫn còn nổi tiếng – dịp lễ Giáng sinh năm 1944. « Bày tỏ ý kiến cá nhân của mình về các bổn phận và hy sinh được áp đặt cho mình ; không bó buộc phải vâng phục mà không được lắng nghe : đó là hai quyền công dân được nhận thấy nơi nền dân chủ, như danh xưng chỉ rõ, lối diễn tả của chúng », Đức Piô XII khẳng định lúc đó.
« Đối thoại bao hàm, hòa bình, xây dựng và tôn trọng »
Đức Phaxicô nhấn mạnh : « Tiến trình dân chủ đòi hỏi chúng ta phải theo đuổi con đường đối thoại bao hàm, hòa bình, xây dựng và tôn trọng giữa mọi thành phần của xã hội dân sự trong mỗi thành phố và mỗi quốc gia ». Đây không phải là lần đầu tiên Đức Thánh Cha báo động về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy hay sự suy yếu của một số quyền, nhưng khi phát biểu trước ngoại giao đoàn tại phòng phép lành của Điện Tông Tòa, thì những lời của ngài đã có một âm vang đặc biệt.
Vả lại, Đức Phanxicô đã minh nhiên đề cập đến Miến Điện, nơi ngài đã đến thăm vào năm 2017 và cũng là nơi vừa xảy ra cuộc đảo chính quân sự. Ngài bày tỏ mối lo ngại cho số phận của đất nước và yêu cầu trả tự do cho các nhà hữu trách chính trị đang bị giam giữ.
Tiếng kêu báo động này không chỉ liên quan đến các đất nước thường được xem là mong manh trên bình diện chính trị, nhưng còn cả nơi những nước được cho là có một « truyền thống dân chủ lâu đời ». Từ đó, sự cần thiết luôn biết tìm kiếm công ích : « Sự phát triển của một ý thức dân chủ đòi hỏi chúng ta vượt qua những khuynh hướng quá cá nhân và việc tôn trọng nhà nước pháp quyền phải thắng thế ».
« Có quá nhiều nước mắt trên thế giới »
Đối với Đức Phanxicô, đối diện với hoàn cảnh này, các nhà lãnh đạo không được do dự thực hiện những cuộc cải cách. « Không phải sợ những cuộc cải cách, cho dầu chúng đòi hỏi hy sinh và thường là một sự thay đổi não trạng », ngài nêu rõ và đồng thời thêm rằng Tòa Thánh và Giáo triều cũng không thoát khỏi lô-gíc này.
Nhưng đối với Đức Phanxicô, sự đe dọa chung đối với nền dân chủ này tác động nhiều hơn là chỉ các quốc gia, nhưng còn các tổ chức quốc tế nữa. Nếu, tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Đức Phanxicô đã từng khuyến khích cứu lấy tính đa phương, thì trước ngoại giao đoàn lần này ngài đã đóng chiếc đinh. Ngài cho rằng tính hữu hiệu của cơ quan này hiện « bị tổn hại » đang khi sứ mạng của nó là « thúc đẩy hòa bình và sự phát triển trên cơ sở luật pháp chứ không phải là ‘luật của kẻ mạnh nhất’ ».
Tuy nhiên, các tổ chức mà ngài khích lệ theo đuổi nỗ lực giải trừ vũ khí của họ, bào gồm cả « các vũ khí thông thường ». « Có quá nhiều vũ khí trên thế giới », ngài nói. « Nỗ lực trong lãnh vực giải trừ vũ khí và không gia tăng trang bị vũ khí hạt nhân, phải được tăng cường bất chấp những khó khăn và do dự ».
Đứng trước hoàn cảnh này, Đức Phanxicô đã khuyến khích các quốc gia trên thế giới phản ứng nhanh chóng, không chỉ trên bình diện chính trị, nhưng còn rộng lớn hơn.
Ngài kêu gọi : « Các Đại sứ thân mến, năm 2021 là một thời gian không được đánh mất ». « Tình huynh đệ và niềm hy vọng là những phương thuốc mà thế giới hôm nay đang cần đến, cũng như vắc-xin vậy.»
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 2024: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”