TRƯỚC NHÀ CẦM QUYỀN KAZAKHSTAN, BÀI HỌC VỀ DÂN CHỦ CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Trong ngày đầu tiên của chuyến tông du đến Kazakhstan hôm 13/9/2022, Đức Phanxicô đã cảnh giác nhà cầm quyền của đất nước chống lại « sự bất công lan rộng ». Tại quốc gia có chung 7000km đường biên giới với Nga, ngài đã bảo vệ việc « củng cố chủ nghĩa đa phương » để « cho phép các dân tộc hiểu nhau và đối thoại ».
Giữa sảnh của dinh tổng thống, Đức Giáo hoàng ngồi trên xe lăn tiến vào. Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đón tiếp với tất cả danh dự vào hôm 13/9/2022 bởi tổng thống Kazakhstan, ông Jomart Tokaaïv.
Sự đón tiếp cởi mở này càng trở nên nổi bật hơn khi nghe bài phát biểu vài phút sau đó trước các nhà lãnh đạo của đất nước. Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ tố giác « sự bất công lan rộng » đang de dọa « sự phát triển toàn diện » của thế giới.
Trong bài phát biểu rất chính trị, bài đầu tiên trong loạt năm bài phát biểu được dự kiến trong chuyến tông du lần này, Đức Thánh Cha đã khích lễ những người lắng nghe ngài tiếp tục cải cách nội bộ được khởi xướng sau cuộc bạo loạn vào tháng Giêng. Những lời khuyên có giá trị vượt xa quốc gia Trung Á này, mà vị tổng thống đã khởi động một cuộc cải cách hiến pháp, và kêu gọi vào đầu tháng Chín các cuộc bầu cử sớm vào đầu tháng Chín vào mùa Thu.
Đất nước này, nơi người Công giáo cực kỳ thiểu số (chưa đến 1% dân số), đã trải qua những đợt bạo loạn đầu tiên kể từ 30 năm qua. Ít nhất 225 người đã bị giết chết trong các cuộc bạo lực, trong khi 10000 người khác đã bị bắt. Vào thời điểm đó, tổng thống Kassym-Jomart Tokaïev đã đả kích « những tên côn đồ được gởi từ nước ngoài và những kẻ khủng bố quốc tế » và tố giác một âm mưu « đảo chính ».
« Tất cả mọi người đều bị theo dõi »
« Một sự phân phối quyền lực tốt nhất » thuộc về một « tiến trình xứng đáng và đòi hỏi », Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Cuộc cải cách này ngang qua việc vận dụng « những biện pháp đấu tranh chống lại nạn tham nhũng ». « Mỗi nước trên thế giới đều cần đến điều đó », Đức Thánh Cha nói thêm, dù quốc gia này nằm trong số 80 nước tham nhũng nhất thế giới, theo xếp hạng năm 2021 của Tổ chức minh bạch quốc tế.
Ở đất nước này nơi mà, theo cách nói của một tu sĩ đã truyền giáo ở đó lâu năm, « tất cả mọi người đều bị theo dõi », Đức Thánh Cha Phanxicô cũng ca ngợi các đức tính « tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do biểu đạt ». Ba phẩm chất phải được « đảm bảo », Đức Thánh Cha nhấn mạnh, bên cạnh « tự do tôn giáo » vốn là « cái nôi tốt nhất của sự chung sống dân sự ».
Gần hai mươi năm sau chuyến viếng thăm của Đức Gioan-Phaolô II, Đức Phanxicô đã ca ngơi một « tính thế tục lành mạnh », vốn « nhìn nhận vai trò quý giá và bất khả thay thế của tôn giáo và tín ngưỡng, và đối lập với chủ nghĩa cực đoan đang gặm nhấm nó ».
Tại « đất nước của sự gặp gỡ » này mà Đức Thánh Cha Phanxicô coi là một nơi « vang vọng những nốt nhạc của hai tâm hồn, Á Châu và Âu Châu », Đức Thánh Cha sẽ tham dự Đại hội các nhà lãnh đạo tôn giáo và truyền thống lần thứ VII vào ngày 14 và 15/9/2022.
Kêu gọi hòa bình
Đức Thánh Cha muốn dựa vào hội nghị thượng đỉnh này để đưa ra lời kêu gọi hòa bình. « Đã đến lúc tránh gia tăng sự tranh đua », ngài kêu gọi và đồng thơi gợi lên « cuộc chiến tranh điên rồ và bi thảm được gây ra do cuộc xâm lược của Ucraina ». Ám chỉ đến cuộc chiến tranh lạnh, ngài cũng lấy làm tiếc việc hình thành « những khối đối lập » nhau.
« Chúng ta cần những nhà lãnh đạo, ở cấp độc quốc tế, cho phép các dân tộc hiểu nhau và đối thoại », Đức Phanxicô tuyên bố và đồng thời kêu gọi « củng cố chủ nghĩa đa phương ».
Đối thoại với mọi người
Sự cần thiết đối thoại với mỗi người này là một trong những điểm trọng tâm của các bài phát biểu của Đức Thánh Cha Phanxicô từ khi bắt đầu cuộc chiến vào tháng Hai. Và các nhà ngoại giao của Tòa Thánh đã liên tục lặp lại rằng để tìm thấy một lối thoát hòa bình cho cuộc xung đột, cần phải để tất cả « các cánh cửa rộng mở » – kể cả với Nga – để một cuộc đối thoại là khả thi.
Trước các nhà lãnh đạo của Kazakhstan, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng tiếp tục con đường này, bằng cách kêu gọi « xây dựng một thế giới ổn định và hòa bình hơn bằng cách nghĩ đến các thế hệ mới ». « Để thực hiện điều này, cần phải có sự hiểu biết, kiên nhẫn và đối thoại với mọi người », Đức Thánh Cha nói thêm, trước khi nhấn mạnh : « Tôi lặp lại. Với tất cả mọi người ».
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Á-Châu, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS