TỪ CÁC BÍ TÍCH KHAI TÂM KITÔ GIÁO ĐẾN BÍ TÍCH HÔN NHÂN

Written by xbvn on Tháng Ba 20th, 2024. Posted in Giáo dân, Giáo lý, Luân lý, Nhân bản, Ơn gọi, Tâm linh

Người ta nghi ngờ: hôn nhân như một bí tích có mối liên hệ nào đó với các bí tích Khai tâm Kitô giáo… Nói một cách đơn giản: nó là con đường cụ thể qua đó người nam và người nữ được Thiên Chúa kêu gọi sống sự thánh thiện của các bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể.

Tôi vừa dùng động từ “kêu gọi”. Hôn nhân thực sự là một “ơn gọi” đích thực (1). Chắc chắn người ta đã dành quá nhiều thuật ngữ “ơn gọi” này cho các linh mục và tu sĩ. Điều này là do, một mặt, đại đa số các Kitô hữu là những người đã kết hôn và, mặt khác, so với đời sống độc thân thánh hiến, hôn nhân thường bị hạ giá nhiều nhất. Đến nỗi, vào thế kỷ XII, khi nó được công nhận là “bí tích” theo nghĩa chặt chẽ của từ này, nghĩa là như “dấu chỉ mang” tình yêu cứu độ của Thiên Chúa trong Chúa Kitô, thì một cách nào đó nó đã bị coi thường…

Ngày nay, cái nhìn về bí tích này đã thay đổi, như được thấy qua những tuyên bố tuyệt vời của Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị tiền nhiệm của ngài từ nhiều thập niên qua. Thậm chí, càng ngày người ta càng thường cho rằng “sự thấp kém” so với bậc độc thân thánh hiến, mà người ta đã dán nhãn kể từ thánh Phaolô (1 Cr 7), chỉ có giá trị ở bình diện mà việc từ bỏ “thế gian” là một dấu hiệu hùng hồn về Nước Thiên Chúa hơn là tình trạng chung của thế giới. Do đó, chính chỉ như một “dấu chỉ” mà bậc độc thân thánh hiến “cao hơn” hôn nhân, chứ không phải như một con đường nên thánh. Thật vậy, không khó để chứng kiến ​​những cặp vợ chồng sống cuộc sống bình thường trung thành với nhau và tận tụy đến mức quên mình vì con cái, như một con đường nên thánh đích thực; một con đường không hề “thấp kém” so với con đường của nhiều người sống đời thánh hiến! Bậc độc thân thánh hiến chắc chắn là quan trọng với tư cách là một dấu chỉ: nó nhắc nhở mọi Kitô hữu về sự ưu tiên “cho Thiên Chúa” mà họ phải sống giữa những trách nhiệm gia đình, nghề nghiệp, hiệp hội, v.v. ; đơn giản là việc “cho Chúa” này, được biểu thị trực tiếp hơn trong đời sống tu trì, không thể được sống theo cùng một cách, như người ta sống trong tu viện hay trong thế gian…(2)

Việc coi trọng lại hôn nhân này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong nghi thức cuối cùng của buổi cử hành, đặc biệt là trong nghi thức chúc hôn. Một mặt, nghi thức chúc hôn này từ nay có thể được đặt (và trên thực tế là thế) ngay sau khi trao đổi sự ưng thuận, đến độ nghi thức chúc hôn một cách nào đó đến giao thoa với sự trao đổi và làm chứng cho sự kiện rằng bí tích luôn được lãnh nhận như một ân sủng “từ trên”. Mặt khác, một số lời chúc hôn này là đối tượng của một “épiclèse” (lời cầu) thực sự xin  (Chúa Cha) ban Chúa Thánh Thần, điều này được củng cố bởi sự kiện là, cũng như đối với lời cầu xin (Chúa Cha) ban Chúa Thánh Thần trong lễ truyền chức hoặc trong Thánh lễ, thừa tác viên đọc lời cầu xin này bằng cách dang tay ra trên đôi vợ chồng…  Đó rõ ràng là một điều rất quan trọng bởi vì nó cho thấy và nói rằng hôn nhân, ngay cả trong tình trạng có giới tính rõ ràng, vẫn được mời gọi được sống như một con đường “tâm linh” thực sự!

Lúc đó, mối liên kết với các bí tích khai tâm rất dễ dàng được thiết lập. Qua các bí tích này (bí tích Rửa Tội “được hoàn thành” bởi bí tích Thêm Sức và đạt đến đỉnh cao trong sự hiệp thông với thân thể Chúa Kitô), mọi Kitô hữu đều được kêu gọi nên thánh và truyền giáo. Qua bí tích hôn phối, Chúa Thánh Thần được ban cho đôi vợ chồng để họ đảm nhận ơn gọi này với trách nhiệm của vợ chồng và cha mẹ. Đây là nơi Thiên Chúa ưu tiên mong đợi họ. Đến độ bất kỳ dấn thân nào khác nhằm phục vụ Giáo hội và/hoặc phục vụ thành phố, dù rõ ràng là đáng mong muốn đến đâu, đều phải phụ thuộc vào sự cân bằng giữa đôi bạn và gia đình.

Như vậy, không hơn gì việc truyền chức, hôn nhân không đến “thêm vào” điều gì còn thiếu trong các bí tích khai tâm. Đơn giản nó đến (nhưng trong từ “đơn giản” này, lại có rất nhiều!) để định rõ “bậc sống” nào mà các Kitô hữu (đa số) được kêu gọi sống “sự tuyển chọn” của họ nhờ ân sủng của Thiên Chúa với tư cách là thành viên của “thân thể Chúa Kitô” và như những viên đá sống động của “đền thờ Chúa Thánh Thần”.

Louis-Marie Chauvet,

Giáo sư danh dự của Học viện Công giáo Paris

————————————-

(1) Về chủ đề này, xem bài viết rất hay của Anne-Marie PELLETIER, “Le mariage, une vocation (Hôn nhân, một ơn gọi) ? ” trong Le sacrement de mariage entre hier et demain, CHAUVET Louis-Marie (dir.), nxb. Atelir 2003, tr. 219-234.

(2) J.M.TILLARD, Devant Dieu et pour le monde. Le projet des religieux, Cerf 1974 (Cog. Fidei n° 75).

————————————————–

Tý Linh chuyển ngữ

(nguồn : catechese.catholique.fr)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30