TỰ DO TÔN GIÁO BỊ VI PHẠM TRONG GẦN MỘT PHẦN BA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Written by xbvn on Tháng Sáu 23rd, 2023. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Các tôn giáo thiểu số phải đối mặt với sự giám sát, hạn chế tài chính, thao túng chính trị hay bách hại thể lý ở 61 nước trên thế giới. Báo cáo tự do tôn giáo năm 2023 của tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ (AED) đưa tin hôm 22/6/2023.

« Hòa bình đòi hỏi tự do tôn giáo phải được công nhận khắp hoàn cầu », Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố trong bài phát biểu trước ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh, vào ngày 9/1/2023. Dựa vào xác tín này, tổ chức AED quan tâm đến việc tôn trọng nó nơi 196 quốc gia trên thế giới và cứ hai năm một lần xuất bản một báo cáo.

Báo cáo 2023, ấn bản thứ 16 kể từ năm 1999, đã được xuất bản vào ngày 22/6/2023. Nó đặc biệt liên quan đến giai đoạn từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2022. Hơn ba mươi chuyên gia, học giả, nhà truyền giáo, nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo đã đóng góp vào đó, chú ý đến các tiêu chí khác nhau như có hay không một tôn giáo bị áp đặt hay khả năng cho các hiệp hội hay phương tiện truyền thông tôn giáo thực hiện. Ghi nhận của họ thật đáng lo ngại.

Sự thụt lùi nơi 47 nước

Nếu hoàn cảnh đã được cải thiện ở Ai Cập, Jordan hay, ở Vùng Vịnh, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Qatar – tổng cộng 9 nước -, thì việc bách hại tôn giáo lại trở nên tồi tệ hơn ở 47 nước khác.

Ngày nay, 4,9 tỷ người, hay 62,5% dân số thế giới đang sống trong một quốc gia bị giày vò bởi « những cuộc vi phạm nghiêm trọng » hay « rất nghiêm trọng » về tự do tôn giáo. Từ năm 2021, đã những người bị giết hay bị bắt cóc vì đức tin của họ ở 40 nước. Các nơi thờ phượng đã bị phá hủy hay hư hại ở 34 quốc gia.

Châu Phi, lục địa bị ảnh hưởng nhiều nhất

Trên 39% lục địa châu Phi, tự do tôn giáo đã bị vi phạm. Từ Libya đến Mozambique, từ Mali đến Sudan, trên bản đồ của AED, 13 nước được thể hiện bằng màu đỏ, màu biểu thị sự đàn áp cực độ. Chúng chủ yếu là do sự mở rộng của các nhóm Hồi giáo vũ trang, trong bối cảnh Nhà nước bất lực, hạn hán và nghèo đói.

Người ta biết đến trưởng hợp của Nigeria. Cá vụ giết người, bắt cóc các cô gái trẻ và cướp bóc đã tái diễn kể từ khi thành lập nhóm phiến quân Boko Haram ở Maiduguri vào đầu thập niên 2000 và luật Sharia được áp dụng ở một số Bang ở phía Bắc, nhưng bạo lực đã gia tăng trên khắp đất nước và đặc biệt nhắm vào các Kitô hữu. Điều đó có hậu quả ở nước láng giềng Cameroon. AED báo cáo về sự mất an ninh hoàn toàn ở khu vực viễn Bắc. Trong báo cáo của mình, AED nêu bật trường hợp Burkina Faso, nơi có hơn 40% lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm vũ trang. Bạo lực thánh chiến đã cướp đi sinh mạng của 3600 người (tăng 69%) và khiến 1,9 triệu người phải di cư vào năm 2022.

AED cho biết, các hoạt động thánh chiến đang mất ổn định toàn bộ các vùng lãnh thổ ở Niger, Mali – các cộng đồng Kitô hữu đang bị khủng bố ở đó, và cả ở Tchad nữa. Trong các nước, cũng có « sự khai thác chính trị đối với sự phân bố chung của dân số ở miền Bắc (những người chăn nuôi gia súc theo đạo Hồi) so với miền Nam (các nông dân theo Kitô giáo) ».

AED cũng nêu bật yếu tố chính trị ở Sudan. « Khởi đầu của tiến trình giải phóng hóa » đã dẫn đến việc thành lập hợp pháp một nhà nước thế tục, và xóa bỏ án tử hình đối với tội bội giáo, một động lực đã bị chặn lại bởi cuộc đảo chính vào tháng 10/2021. Các cuộc đụng độ hiện tại giữa các tướng lĩnh đang dẫn đến một cuộc di cư của các Kitô hữu đến Nam Sudan.

Liên quan đến châu Phi, không thể bỏ qua cả Somalia và Mozambique nơi những kẻ tấn công nhắm vào cả các Kitô hữu lần người Hồi giáo, hay cả Cộng hòa Dân chủ Congo. Ở phía đông của nước này, các cuộc tàn sát do các nhóm vũ trang khác nhau thực hiện đang gây ra tình trạng di cư của dân chúng.

Các chính phủ độc đoán và giám sát

Hồi giáo cực đoan là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạch hại tôn giáo, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất. Chúng cũng là kết quả của các chính phủ độc đoán. Ở Bắc Hàn, việc chỉ quy tụ với nhau để cầu nguyện hay có « sự hỗ trợ tôn giáo » đều bị cấm và bị trừng phạt bằng hành quyết ngắn gọn.

Ở Trung Quốc, tất cả các việc thờ phượng tôn giáo đều bị ảnh hưởng bởi « sự Hán hóa cưỡng bức » và « sự kiểm soát toàn diện » của Nhà nước. Theo báo cáo của AED, các nhà chức trách đang sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để giám sát hàng loạt dân số, đây cũng là trường hợp ở Uzbekistan hay Bangladesh. Kiểm duyệt và giám sát cũng là khẩu hiệu ở Turkmenistan, ở Trung Á.

Lần đầu tiên màu đỏ trên bản đồ của AED, ở Trung Mỹ, Nicaragua nơi chế độ Ortega không chấp nhận chỉ trích. Các đại diện của xã hội dân sự và tôn giáo đa số, Công giáo, đang là mục tiêu. Đức Sứ thần Tòa Thánh đã rời đất nước ; một Giám mục và các linh mục đã bị bắt và kết án và tài sản bị tịch thu, Giáo hội hiện bị coi là một thế lực chống đối.

Chủ nghĩa dân tộc tôn giáo sắc tộc

Sau cùng, một nguyên nhân khác của sự bách hại : chủ nghĩa dân tộc tôn giáo sắc tộc như ở Miến Điện, Sri Lanka hay Ấn Độ. Ngày nay, 12 Bang của Ấn Độ đã có kế hoạc áp dụng luật chống cải đạo. AED lưu ý rằng bạo lực tôn giáo ngày càng trầm trọng được khuyến khích bởi sự miễn trừ trừng phạt của chính phủ do đảng Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc Ấn giáo, đảng của thủ tướng Narendra Modi.

Sự miễn trừ đáng lo ngại

Báo cáo cho thấy một cảm giác đáng lo ngại về việc không bị trừng phạt đối với các cuộc vi phạm. Trong 36 nước trên thế giới, thủ phạm hiếm khi, hay thậm chí là không bao giờ, bị truy tố. Một hiện tượng phổ biến ở Pakistan, một quốc gia không chịu bất kỳ lệnh trừng phạt quốc tế nào. AED nêu lên sự thận trọng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt khi các vụ vi phạm diễn ra ở những nước « có tầm quan trọng chiến lược », chẳng hạn như ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Thánh Địa dưới sự giám sát

AED cũng quan tâm đến số phận của các tín hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Venezuela hay Thánh Địa, tất cả đều được xếp vào loại màu cam, biểu thị sự tồn tại của sự phân biệt kỳ thị. Gần 853 vụ. AED cho biết : « Các nhà lãnh đạo Kitô giáo đã cảnh bảo, theo cách chưa từng có, rằng các nhóm Do Thái cực đoan đang đẩy các Kitô hữu ra khỏi Thánh Địa ». AED cũng đặt trong tầm ngắm khoảng 20 nước, Mêxicô, Nga, Libăng, Madagascar hay Burundi, nơi có thể quan sát thấy các tội ác hận thù, các cuộc vi phạm tự do tôn giáo.

Lời nói tôn giáo bị làm tổn hại ở phương Tây

Nơi các nước phương Tây, tự do tôn giáo không bị đe dọa nhưng AED cảnh giác chống lại « các lập trường ý thức hệ được đưa ra như một điểm quy chiếu luân lý của xã hội » vốn « gạt ra bên lề xã hội và làm tổn hại các lập trường đã trở nên bất đồng » của các cộng đồng tôn giáo. Chỗ đứng của tôn giáo trong phạm vi đời sống xã hội đã bị ảnh hưởng.

Báo cáo này sẽ được AED trình bày trước các nghị sĩ Pháp và châu Âu.

Tý Linh

(theo Marie Duhamel, Vatican News)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31