TU ES PETRUS (32) : TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 7th, 2012. Posted in Nguyễn Thế Bài, Thế Giới

CÁC NHÀ LÀM LUẬT KHÔNG THỂ THAY ĐỔI NHỮNG GÌ HÔN NHÂN MUỐN NÓI

Một cuộc bỏ phiếu của Quốc hội không thể thay đổi định nghĩa của hôn nhân được. Mọi người đều biết hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ”. Đó là lời của ĐHY người Pháp, Philippe Barbarin, nói khi viếng Ad limina ở Roma. Nhắc lại cuộc tranh luận sôi nổi ở nước Pháp về một đề xuất của chính phủ muốn mở rộng sự công nhận hợp pháp với những kết hợp đồng tính, ĐHY Barbarin nhận định rằng, trong khi nhà nước nên làm những luật để ngăn ngừa bất công, “ tôi không thấy làm sao nhà nước lại có thể cho là mình có quyền thay đổi ý nghĩa của các từ ngữ”. ĐHY Philippe Barbarin, TGP Lyon. – Osservatore Romano.

TU ES PETRUS SỐ 32 (03.12-.9.12.2012) : TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

+ (Zenit 30/11) Đồng tiền Euro Thánh Cyrilô và Mêthôđô, chấm dứt một cuộc bút chiến.

Ngân hàng trung ương Slovakia thông báo : Hình nổi của hai anh em tông đồ dân Slave, là thánh Cy-ri-lô và Mê-thô-đô, sẽ được khắc trên một đồng tiền Euro ở Slovakia, kết thúc một cuộc bút chiến. HĐGM Slovaskia bày tỏ hài lòng. Đồng tiền để kỷ niệm nầy sẽ được phát hành nhân dịp 1.115 năm ngày các anh em từ Texalonica đến trong vùng Đại Moravia nầy. Đối với các GM,việc thiết kế đồng tiền nầy, mô tả hai vị thánh truyền giáo mang một vòng hào quang và các thánh giá trên y phục, «tôn trọng cội nguồn Ki-tô giáo của quốc gia nầy ». Việc thiết kế đồng bạc nầy đã bị một số cấp xét xử của Cộng đồng Châu Âu chỉ trích, vì họ muốn bỏ các biểu tượng tông giáo. Ngân hàng trung ương Slovakia, lúc đầu đã nhượng bộ yêu cầu nầy, cuối cùng đã giữ lại kế hoạch ban đầu, sau những lời phản đối của GH Công giáo và các cơ chế khác cũng như các nhân vật đời sống xã hội và chính trị :”Không muốn tượng trưng các thánh Cy-ri-lô và Mê-thô-đô với các biểu tượng tôn giáo mô tả các Ngài, là một sự thiếu tôn trọng đối với người dân Slovakia và các giá trị Ki-tô giáo”. Theo Cha Anton Ziolkovsky, thư ký điều hành HĐGM, người ta không thể tách các Thánh Cy-ri-lô và Mê-thô-đô khỏi sứ mệnh truyền giáo của các Ngài : “Chúng tôi hy vọng rằng những động năng hợp lý của chúng tôi từ nay sẽ được Uỷ ban Châu Âu tôn trọng”.

+ (Zenit 30/11) Bộ phim về cuộc đời và sự nghiệp của Joseph Ratzinger

Một bộ phim về cuộc đời và sự nghiệp của Đức Biển Đức XVI lấy cảm hứng từ một tiểu sử mới do nhà báo người Đức Peter Seewald với Đức Thánh Cha. Phim sẽ được trình chiếu vào năm 2014. Một thỏa thuận đã được ký kết giữa “H & V Entertainment” và Peter Weckert để có “một tác phẩm quốc tế về cuộc đời và sự nghiệp phi thường của Joseph Ratzinger, từ khi ngài sinh ra năm 1927 cho đến khi lên ngôi Giáo Hoàng”.  Bộ phim nầy sẽ lấy cảm hứng từ tiểu sử mới của Đức Thánh Cha mà Peter Seewald sẽ xuất bản vào năm 2014. Nhà báo nầy là tác giả nhiều cuốn sách về những cuộc trao đổi đàm thoại với Joseph Ratzinger – Biển Đức XVI, như “Muối Đất”,”Thiên Chúa và Thế Giới”, và cuốn gần đây nhất vào năm 2010, “Ánh sáng thế gian” được dịch ra 30 ngôn ngữ. Năm 2011, sau khi đã quay các chuyến du hành của Đức Biển Đức XVI ở Phi Châu và ở Israel, Cha Weckert đã sản xuất một phim tài liệu.

+ (CWN 30/11) Toà Thánh chào mừng việc LHQ công nhận Palestine

Toà Thánh chào mừng việc Đại Hội Đồng LHQ quyết định công nhận cho Palestine quy chế một quốc gia quan sát viên không phải thành viên. Toà Thánh nhận định trong một thông cáo :” Cuộc bỏ phiếu hôm nay biểu lộ tình cảm của đa số trong cộng đồng quốc tế và công nhận một sự hiện diện ý nghĩa hơn với Palestine bên trong LHQ. Cùng lúc, Toà Thánh xác tín rằng kết quả nầy tự nó không cấu thành một giải pháp đủ cho những vấn nạn hiện nay trong vùng nầy vốn chỉ có thể tìm thấy một câu trả lời thoả đáng qua cam kết hiệu quả cùng xây dựng hoà bình và ổn định,trong công bình và trong sự tôn trọng đối với những nguyện vọng hợp lý, cả của người dân Israel lẫn của người dân Palestina”. Dẫn lời Đức Thánh Cha, thông cáo nói thêm :” Hãy chấm dứt việc đổ máu! Hãy thôi đánh nhau! Hãy thôi chủ nghĩa khủng bố! Đừng chiến tranh nữa! Thay vì thế chúng ta hãy đập tan vòng luẩn quẩn bạo lực. Hãy để cho hoà bình lâu dài được đặt nền tảng trên công bằng. Hãy để cho hoà giải và chữa lành thật sự. Hãy để khắp vũ hoàn công nhận rằng nhà nước Israel có quyền tồn tại và được hưởng hoà bình và an ninh bên trong các biên giới được thoả thuận về mặt quốc tế. Hãy để tương tự như thế công nhận rằng nhân dân Palestine có quyền được có một quê hương độc lập và có chủ quyền, được sống với phẩm giá và được đi lại tự do. Hãy để giải pháp hai nhà nước trở thành một thực tế, chứ không mãi là một giấc mơ. Thông cáo của Toà Thánh kết luận bằng việc lập lại lời kêu gọi “một quy chế đặc biệt được quốc tế bảo đảm đối với thành phố Giêrusalem và nhất là nhắm vào việc gìn giữ bảo vệ tự do tôn giáo và tự do tiếp cận các nơi thánh”.

+ (CWN 01/12) Tổng giáo phận Milan tăng gấp đôi các nhà trừ quỷ.

TGP Milan đã cho phép 12 linh mục thực hành việc trừ quỷ, nhân đôi con số trước đây. Đáp ứng một sự gia tăng nhanh chóng con số những người hỏi về việc trừ quỷ, TGP cũng đã thiết lập một đường dây nóng, qua đó những người gọi tới có thể thu xếp một cái hẹn để gặp một nhà trừ quỷ. TGP nhận được 3 – 4 cuộc gọi mỗi ngày từ những bên quan tâm. Đức ông Angelo Mascheroni,người đã huấn luyện các nhà trừ quỷ ở Milan nhiều năm, ghi nhận rằng nhiều yêu cầu đến từ những người mà các vấn nạn của họ có một giải thích tự nhiên. Chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ các cuộc gọi có dính líu tới việc bị quỷ ám.

+ (LifeSiteNews 03/12) Các tổ chức từ thiện Công giáo được lệnh nhấn mạnh căn tính đức tin.

Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã ban hành một pháp chế mới đối với các tổ chức từ thiện do GH điều hành, nhằm thúc đẩy trong chúng một căn tính Công giáo rõ ràng hơn và bảo đảm rằng các thành viên nhân sự và những người ủng hộ đi theo giáo huấn luân lý đạo đức Công giáo. Pháp chế nầy tỏ ra là phần cuối cùng trong nỗ lực kéo dài nhiều năm của Vatican để cải tổ và nắm được quyền kiểm soát lớn hơn trên liên minh rộng khắp thế giới nầy : Caritas Quốc Tế và 115 thành viên quốc gia và vùng miền. Theo pháp chế mới nầy,được công bố hôm 01/12/2012 bằng một “tự sắc” mới, các GM và LM quản xứ sẽ được trao quyền trực tiếp trên Caritas địa phương và các tổ chức phi chính phủ liên kết với Giáo Hội. NCR Trực tuyến đưa tin rằng: một tổ chức bác ái từ thiện có thể tự gọi là “Công giáo” chỉ khi có sự đồng ý bằng văn bản của thẩm quyền Giáo Hội. Nếu một đơn vị đặc biệt bị cho rằng “không còn phù hợp với giáo huấn Giáo Hội”, thì GM phải công bố điều đó và tiến hành ngăn chận không để đơn vị đó sử dụng danh hiệu “Công giáo” nữa và nhân sự phải “chia sẻ hoặc ít nhất phải tôn trọng” căn tính Công giáo của các tổ chức từ thiện liên kết với Giáo Hội và cũng phải “nêu gương đời sống Ki-tô hữu” vượt qua khả năng nghề ngiệp của họ.

+ (CathNews 02/12) Trung Quốc sẽ có dân số Ki-tô giáo đông nhất

Trung Quốc sẽ là nơi có đa số Ki-tô hữu thế giới trong vòng hai thập niên tới. Đó là lời phát biểu của nhà thần học nổi tiếng  Harvey Cox trong ngày phát hành một cuôn sách mới :”Đối thoại liên tôn là một điều mà Trung Quốc, – vốn sẽ có dân số Ki-tô hữu đông nhất thế giới trong 20 năm,-  sống mỗi ngày”. Ông giới thiệu cuốn “Catholic Engagemen with World Religions:A Comprehensive Study,in dialogue with its two editors” (Sự Dấn Thân Công Giáo với các Tông Giáo trên Thế Giới: Một nghiên cứu toàn diện,bằng cuộc đối thoại với hai biên tập viên) hôm 30/11 với ĐHY Karl Josef Becker,một nhà thẩn học người Đức của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Các tổng biên tập gồm Ilaria Morali thuộc Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn và ĐHY Becker. Harvey Cox dạy ở trường Divinity School Harvard, bang Massachsetts,cho biết cuôn sách mới nầy “sẽ đóng một vai trò vô giá” trong việc xác định “chúng ta đã ở đâu trong quá khứ, hiện chúng ta đang ở đâu và chúng ta đang được hướng về nơi nào”. Ông nói thêm :” Có hai hiện tượng thế giới đang xảy ra ngay lúc nầy. Hiện tượng thứ nhất là chúng ta không thể nhận ra Ki-tô giáo như một tôn giáo tây phương nữa và hiện tượng thứ nhì là những quốc gia với con số tăng Ki-tô hữu nhanh nhất lại không có văn hoá và các truyền thống Ki-tô giáo”. Ilaria, giáo sư đại họv Harvard dạy thần học và chuyên về đối thoại với Hồi giáo, ghi nhận rằng “khởi điểm của cuốn sách nầy là kinh nghiệm chúng ta đã có được trong những bối cảnh khác biệt”.

+ BỔ NHIỆM MỚI

– (VIS 03/12) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Charles J.Scicluna,GM phụ tá Malte, làm thành viên Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin

– (VIS 03/12) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Antonu Stankiewicz,làm thành viên Toà Án Tối Cao Ân Giải Toà Thánh.

+ (CathNews 03/12) Thẻ từ vi mạch bảo vệ an ninh chặt chẽ hơn ở Vatican

Theo tin Vatican Insider: Từ 01/01/2013, bất cứ ai ra vào hoặc sống ở Vatican sẽ phải quét an ninh thẻ ID từ mới được ráp một “chip” giúp định vị chủ nhân của thẻ bất cứ khi nào. Các thẻ quét nầy chỉ là một trong những biện pháp tăng cường an ninh tiếp sau vụ rò rỉ Vatican. Chúng bao gồm những thư khố được khoá, những kiểm tra chặt chẽ hơn với những người muốn xem các hồ sơ và bổn phận phải công bố mọi tài liệu được sao lại.Toà Thánh đã đưa vào một bộ quy tắc mới, cứng rắn hơn,áp dụng cho cả cho không nhiều các thành viên thuộc phủ giáo hoàng. Văn phòng các thư ký riêng đã được tuyên bố cấm không được lui tới để ngăn ngừa lập lại một sự cố tương tự như Vatileaks. Các thư ký của Đức Thánh Cha,Georg Gsnswein và Alfred Xuereb chia nhau một văn phòng kề cận phòng làm việc của Đức Biển-Đức XVI. Trong văn phòng nầy, ngoại trừ máy photo, cũng có một bàn làm việc với một máy vi tính cho quản gia của Đức Thánh Cha. Chính ở đó mà Paolo Gabriele, nguyên quản gia, đã sao các tài liệu mật bị rò rỉ, vốn được chuyển qua cho Cha Georg khi Đức Thánh Cha đã đọc xong. Do vụ bê bối Vatileaks, không chỉ tân quản gia Sandro Mariotti không được giao bất kỳ một công việc thuộc về công tác thư ký, mà ông còn bị cấm không được ở trong văn phòng các thư ký. An ninh cũng đã được thắt chặt với những gì liên quan đến việc giải quyết các tài liệu dọn đường từ phủ Quốc Vụ Khanh tới bàn làm việc của Đức Thánh Cha. Các tài liệu nầy sau đó được trả về phủ Quốx Vụ Khanh với bất cứ ghi chú thêm nào và chữ “B16” không thể nhầm lẫn mà Đức Thánh Cha thêm vào trong tất cả văn bản Người viết cho mọi bức thư đích thân người đọc.

+ (CathNews 03/12) Canberra đầy màu sắc chào mừng Vị Hồng Y Syro-Malabar

Hàng trăm thành viên GH Công giáo Syro-Malabar tập hợp trong một cuộc phô diễn đẩy màu sắc để chào đón Đức TGM Cả của Giáo Hội,hồng y George Alencherry, khi ngài tới thăm Canberra trong dịp cuối tuần. Sau khi chủ tế Thánh lễ ở nhà thờ chính toà St Christopher, ngài đi thăm Melbourne và các trung tâm khác. Trước đó ngài đã chủ tế ở nhà thờ chính toà Đức Maria ở Sydney và đọc diễn văn trước các GM Công giáo Úc tại hội nghị tháng 11 của các ngài. ĐHY Alencherry nhận một lời chào mừng truyền thống với một nghi lễ hút thuốc của thổ dân Châu Úc khi ngài đến. Tháp tùng ngài có ĐGM John Woods,giám quản TGĐGM Luis-Miguel Munoz Carbara, cố vấn tại toà khâm sứ Toà Thánh và Cha Francis Kolencherry,quản nhiệm nhà thờ chính toà,được các GM Úc chỉ định làm điều phối viên toàn quốc trông coi các nhu cầu mục vụ của những cộng đồng Syro-Malabar. Đáp lại tiềng vỗ tay ầm ĩ của cộng đoàn, ĐGM Woods nói trong Năm Đức Tin nầy, ĐHY Alencherry được đón chào “như một ân phúc” cho TGP. “Dù cách biệt biển khơi,chùng ta hợp nhất nên một trong Chúa Ki-tô”. ĐHY Alencherry nói Ngài cám ơn vì phúc lành Chúa tuôn đổ trên TGP khi mừng kỷ niệm 150 năm. Có khoảng 32.000 tín hữu Công giáo syro-Malabar trong 18 cộng đoàn hoạt động khắp nước Úc.

+ (CWN 03/12) Giáo sĩ lỗi lạc phái Tân giáo gia nhập Giáo Hội Công Giáo

Nguyên mục sư của một trong các giáo xứ phái Tân giáo lớn nhất nước Mỹ đã trở thành tín hữu Công giáo. Mục sư Larry Gipson, người đã từng coi sóc giáo xứ St Martin ở Houston từ 1994 đến 2008 – trong số các giáo dân có cựu tổng thống Mỹ George H.W.Bush [con] – đã gia nhập Giáo hạt Tòng nhân Thánh Phê-rô, được lập ra để chào đón các tín đồ Anh giáo ở hoa Kỳ muốn gia nhập Hội Thánh Công giáo. Mục sư Gipson, người đã tham dự thánh lễ đều đặn tại giáo xứ Our Lady Washington ở Houston, đang theo học để được truyền chức linh mục Công giáo. Ông cho biết : « Chính bản chất quyền bính trong Giáo Hội Công giáo là cái đã hấp dẫn tôi. Sau khi nghỉ hưu, tôi băn khoăn và đã như vậy trong nhiều năm về cơ cấu thẩm quyền của giáo hội Tân giáo ».

+ (CWN 03/12) Báo cáo Vatican về Mễ-Du đến hạn tháng nầy?

Tờ tạp chí Pháp La Vie đưa tin : Một Uỷ ban Vatican nghiên cứu những cuộc được cho là hiện ra ở Mễ-Du sẽ công bố những khám phá vào trước cuối năm nầy. Tạp chí nầy nói rằng uỷ ban Vatican do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lập ra và do ĐHY Camillo Ruini làm chủ tịch, sẽ trình bày báo cáo với Đức Giáo Tông trước cuối tháng 12. Tờ báo không kể tên bất cứ thẩm quyền nào đối với bài báo, nhưng vào tháng 2 một tờ báo Ý cũng đã đưa một tin tương tự và trích lời ĐHY Vinko Puljic Gp Sarajevo nói rằng “chúng tôi cẩn hoàn tất năm nay”. Các báo cáo về những cuộc hiện ra của Đức Maria ở Mễ Du bắt đầu năm 1981 và sáu “thị nhân” nầy khẳng định các cuộc hiện ra vẫn tiếp tục tận đến ngày nay,xảy ra theo một thời khía biểu đều đặn và có thể dự đoán được.  Sự quan tâm “hiện tượng Mễ Du” – vẫn tiếp tục tồn tại mặc cho những nỗ lực ngăn cản của hàng giáo phẩm sở tại – đã thúc đẩy Vatican mở cuộc điểu tra riêng. Uỷ ban của ĐHY Ruini đang giữ những điểu tra và lời khai dưới những điều kiện tuyệt mật.

+ (AsiaNews 04/12) Phi Luật Tân: Cầu nguyện và chay tịnh chống lại dự luật kiểm soát sinh đẻ.

Giáo Hội Công giáo Phi Luật Tân kêu gọi các tín hữu ăn chay cầu nguyện vì sự sống.  GHCG Phi Luật Tân cũng kêu gọi quốc hội và tổng thống Aquino tiếp tục thảo luận Dự luật Sức Khoẻ Sinh Sản. Luật mới nầy có thể áp đặt tiền phạt với những người có hai con hoặc hơn và đề xuất việc sử dụng phổ bién các phương tiện ngừa tránh thai. Tuyên bố nầy theo sau một thông báo do tổng thống, thúc giục các thành viên Hs5 viện thuộc liên minh của ông đẩy mạnh các quy trình để phê chuẩn luật nầy. Hôm nay, ĐHY Luis Antonio Tagle, TGM Gp Manila, và 15 vị giáo phẩm khác đã kêu gọi các thành viên quốc hội “hãy theo lương tâm và cho thêm thời gian để thảo luận, nhất là về một vấn đề đụng chạm tới tương lai của từng gia đình Phi Luật Tân”. Theo tổng thống, cuộc tranh luận về dự luật gây nhiều tranh cãi nầy có thể kết thúc tuần tới đây. Hôm qua, các GM kêu gọi tất cả các tín hữu Công giáo ăn chay cẩu nguyện để làm cho ông Aquino lùi bước. Nếu được thông qua, luật nầy sẽ bật đèn xanh cho việc sử dụng các viên phá thai và sẽ có giáo dục giới tính bắt buộc trong mọi trường học, kể cả trường Công giáo. Phát ngôn viên Thượng Viện Juan Ponce-Enrile tuy vậy cho rằng những áp lực lên tổng thống sẽ chẳng có bất cứ hiệu quả nào. Theo quy định hiện hành,luật nầy phải được xem xét ba lần ở thượng viện trước khi bỏ phiếu.

+ (Zenit 04/12) Trung Đông : Đại hội các Thượng Phụ và Giám Mục Công Giáo

Đại hội thứ hai các Thượng phụ và các GM Công giáo Trung Đông diễn ra ở Liban với chủ đề “Làm sao áp dụng Tông thư Ecclesia in Medio Oriente vào các GH Đông phương trong các tình huống hiện tại của các quốc gia chúng ta?”. Đại hội do Hội đồng các Thượng phụ Công giáo Phương Đông và Hội đồng các Thượng phụ và GM Liban tổ chức,dưới sự chủ toạ của Thượng phụ Maronit Beshara Rai khai mạc ngày 03/12/2012 tại Nhà Bêtania ở Harissa cho đến ngày 05/12. Đại hội quy tụ gần 120 người tham dự, gồm 4 thượng phụ và 3 đại diện các Thượng phụ, 77 GM thuộc mọi nghi thức,14 bề trên cả ở Liban,21 chuyên gia,thuyết trình viên và thư ký. ĐGM Gabriele Caccia,sứ thần Toà Thánh ở Liban, đã tham dự cầu nguyện khai mạc và đọc diễn văn chúc mừng. Công việc tập trung vào 7 đề tài : GH ở Trung Đông – Phục vụ Lời – Phục vụ bác ái – Gia đình – Hiệp thông Giáo Hội – Đối thoại liên tôn – những thay đổi chính trị ở Trung Đông, tất cả được truyền cảm hứng từ Tông Thư hậu Thượng Hội Đồng, mà Đức Biển Đức đã trao trong chuyến tông du của Người tới Liban( 14 – 16/09/2012). Khi bế mạc đại hội,sẽ có thông điệp gửi các tín hữu. Đại Hội thứ nhất được tổ chức năm 1999 ở Notre Dame du Mont ở Liban với chủ đề “Các GH Công Giáo Đông phương bên ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba” với hơn 200 người tham dự.

+ (CWN 04/12) NCR (National Catholic Reporter) thách thức Vatican, kêu gọi truyền chức nữ giới

Tờ NCR kêu gọi truyền chức LM Công giáo cho nữ giới, lên án giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề nầy là “bất công”. Tờ NCR tuyên bố trong một bài xã luận đăng ngày 03/12 : “Ngăn cản nữ giới không được thụ phong linh mục là một sự bất công không thể được phép tồn tại”. Bài xã luận nầy chỉ trích quyết định của Vatican khai trừ Roy Bourgeois khỏi Hội Maryknoll vì LM nầy đã công khai ủng hộ việc truyền chức LM cho nữ giới và kết luận rằng NCR “tham gia tiếng nói của nó” vào tiếng của Bourgeois trong nỗ lực đó. Bài xã luận nầy là một thách thức rõ rệt với thẩm quyền Giáo Hội. Năm 1994, Chân phước Gioan Phaolô II đã viết trong Ordinatio Sacerdotalis rằng Giáo Hội không có bất cứ thẩm quyền gì để bàn bạc việc truyền chức linh mục cho nữ giới và rằng quyết định nầy sẽ được mọi tín hữu trong Giáo Hội giữ vĩnh viễn”. Bài xã luận trích dẫn lời tuyên bố ấy cũng như sự soi sáng của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin năm 1995, cho rằng : “Giáo huấn nầy đòi hỏi sự tán thành dứt khoát…”. Bài xã luận của NCR thúc giục tín hữu Công giáo chống lại Vatican và tiếp tục gây áp lực về việc truyển chức cho nữ giới

(*) Góp ý : Không phải hễ là báo “Công giáo” là đưa tin, xây dựng hoặc trung thành với Giáo Lý Hội Thánh!

+ (CathNews 04/12) Việc giáo sĩ lạm dụng tình dục là rào cản lớn nhất cho việc truyền giáo

ĐHY Pell, TGM Gp Sydney nói : Những vụ bê bối giáo sĩ lạm dụng là rào cản quan trọng và mạnh mẽ nhất cho công cuộc Tân phúc âm hoá. Phát biểu ở Glasgow hôm 01/12 tại một hội nghị về Phúc Âm hoá do HĐGM Tô Cách Lan tổ chức, ĐHY Pell nói thêm :”Rất ít , nếu quả như có, những người cách nay 50 năm chờ đợi vết nhơ đen tối của lạm dụng tình dục lan rộng đến vậy trong khắp Giáo Hội”. Dù các nạn nhân ở Úc đã nhận một số biện pháp về công lý, sự cảm thông đáng kể và nhiều trợ giúp cụ thể, nhưng chúng tôi cam kết sẽ làm nhiều hơn nữa”. Kể ra thách thức nữa đối với Giáo Hội, Ngài nói rằng theo kinh nghiệm của Ngài,”phần lớn tín hữu Công giáo trẻ người Úc nói năng như những người theo thuyết tương đối, cả khi các quan điểm đạo đức luân lý của họ đúng đắn. Không còn sự chấp nhận theo bản năng nào nữa những chân lý đạo đức, ngoại trừ có thể là trong sinh thái học và công bằng xã hội”.

+ (CathNews 04/12) Tu sĩ Dòng Tên 92 tuổi bị trừng phạt sau phụng vụ Thánh Thể với nữ linh mục.

Một LM Công giáo Hoa Kỳ đã tham dự vào một phụng vụ Thánh Thể với một nữ linh mục tháng trước, đã nhận lệnh không còn được cử hành Thánh Lễ hoặc bất cứ hình thức nhiệm vụ linh mục nào khác nữa. LM Dòng Tên Bill Brennan, 92 tuổi, vùng Milwaukee, cho biết bề trên cộng đoàn tu sĩ của Cha đã nói với cha về những hạn chế nầy và cho biết đó là theo yêu cầu của Đức TGM Jerome Listecki. Brennsn, một LM quản xứ nghỉ hưu và là nguyên thừa sai ở Belize, đã tham dự vào một buổi phụng vụ ngày 17/11 với Janice Sevre-Duszynska, một phụ nữ được truyền chức trong phong trào Hội Nữ LM Công giáo Roma. Brennan nói Cha lưỡng lự xác định tin tức liên quan đến việc cha mất năng lực, vì cha cũng được lệnh không nói gì với báo chí. Cha nói :”Tôi đang có nguy cơ đánh mất sự tồn tại của tôi trong Dòng Tên cho các bạn.Nhưng tôi đã phạm một tội nghiêm trọng…”.

+ (Fides 05/12) Đài Loan : Hội nghị chuyên đề về Thánh Kinh lần thứ IX

“Đào sâu mầu nhiệm Đức Tin, sống bí tích tạ ơn”: đó là chủ đề của hội nghị chuyên đề lần IX về  Thánh Kinh của Đài Loan vừa diễn ra ở giáo phận Hsin Chu.Theo nhà tổ chức, mục đích cuộc gặp gỡ nầy là “làm cho hạt cải trở thành một cây trong Năm Đức Tin,với sự trợ giúp của Lời Chúa”. Tờ Tuần báo Công giáo của TGP Đài Bắc cho biết có 180 giáo lý viên và người hoạt động mục vụ đến từ 7 giáo phận và giáo phận tông toà Kinmen-Matsu đã tham dự sáng kiến nầy và bày tỏ ước mong “mỗi người trong họ,như một hạt cải nhỏ,được trở thành một cây” bằng việc cố gắng “sống đức tin vào Thiên Chúa trong tình thương đối với con người và trong hiệp thông”, để trồng xây đức tin khắp nơi trên đảo quốc nầy. Trong thời gian hội nghị,các tham dự viên đã chia sẻ sức mạnh Lời Chúa trong đời sống đức tin và trong việc rao giảng Tin Mừng, nhất là sống một trải nghiệm mạnh mẽ về hiệp thông và linh đạo,dưới sự hướng dẫn của ĐGM Li Ke Mian, Gp Hsin Chu và ĐGM Chen Ke, thư ký HĐGM Đài Loan. Sau cùng,ĐGM Hung Shan Chuan,chủ tịch HĐGM Miền Đài Loan và GM Gp Đài Bắc đã chủ tế thánh lễ bế mạc,và thông báo Hội nghị chuyên đề Thánh Kinh lần thứ X diễn ra năm tới ở Gp Tai Nan.

+ (CWN 05/12) Nữ hoàng Elizabeth ca ngợi chủng viện Anh ở Roma

Nữ hoàng Elizabeth II ca ngợi quan hệ giữa Liên Hiệp Anh và Toà Thánh nhân dịp kỷ niệm 650 năm sáng lập Học Viện Anh Đáng Kính ở Roma. Bà nói trong thông điệp nhân dịp nầy :”Năm 1362, những cư dân người Anh ở Roma đã thành lập một “nhà trọ của người Anh” để chăm sóc các khách hành hương người Anh. Các phù hiệu của Vua Henry IV vẫn còn trang trí các bức tường của quý vị nhằm đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày sáng lập ấy và quan hệ gần gũi với Vương quốc. Nhà trọ Anh là nguồn gốc của cái mà nay trở thành Học Viện Anh Đáng kính, tiếp sau việc nó được tái thành lập bởi Đức Thánh Cha Gregôriô XIII vào năm 1579…Sự hiện diện của Quận công xứ Gloucester tại Ngày Lễ Các Đấng Tử Vì Đạo của quý Vị nhân dịp kỷ niệm 650 năm nầy là dấu chỉ của sự củng cố mạnh mẽ trong quan hệ giữa Liên Hiệp Anh và Toà Thánh. Đó còn là sự nhìn nhận học viện nầy được đánh giá rất cao trong việc huấn luyện các linh mục và các nhà lãnh đạo của GH Công giáo của nước Anh và Xứ Wales”.

+ (CWN 06/12) Các Giám Mục Ái Nhĩ Lan chỉ trích báo cáo của chính phủ về luật phá thai

HĐGM Ái Nhĩ Lan đã ra một tuyên bố chỉ trích báo cáo của một uỷ ban chính phủ về cá luật phá thai của nước nầy. Báo cáo của “nhóm chuyên gia” nầy đề nghị xem xét một loạt những thay đổi có thể trong luật pháp Ái Nhĩ Lan trong khi tránh né một cuộc trưng cầy ý dân mới về vấn đề nạo phá thai. Các nhà làm luật Ái Nhĩ Lan đã nhận định rằng trong sự vắng mặt một cuộc trưng cầu ý dân theo hiến pháp, thì bất cứ việc xây dựng luật nào nhằm mở rộng sự tiếp cận với nạo phá thai,có thể bị coi là vi hiến. Các nhà hoạt động bảo vệ sự sống, trong khi đó, đã nhận định rằng toà án Nhân quyền Châu Âu – mà phán quyết về một trường hợp phá thai là lý do bề ngoài để chính phủ quyết định thành lập “nhóm chuyên gia” nầy – khẳng định quyền của nước Ái Nhĩ Lan được thiết lập các luật của riêng mình để quyết định việc nạo phá thai. Trong chỉ trích của các Ngài, các GM Ái Nhĩ Lan nói rằng nhóm chuyên gia nầy đã không đề cập đến những vấn nạn luân lý đạo đức nghiêm trọng vốn có trong nạo phá thai. Các GM lưu ý rằng phải có một sự phân biệt sắc bén giữa những điều trị y khoa vốn có khả năng gây nguy hiểm cho đứa bé chưa sinh trong khi cứu mạng sống thai phụ với những hành động trực tiếp nhằm huỷ diệt đứa bé chưa sinh. Các GM nói: “Nạo phá thai được hiểu như sự huỷ diệt trực tiếp và có chủ ý một cháu bé chưa sinh, là vô đạo đức một cách nghiêm trọng trong tất cả mọi tình huống”. Các GM đưa ra những lý lẽ chống lại gợi ý rằng nạo phá thai được cho phép trong những trường hợp mà sức khoẻ tinh thần của người mẹ có thể gặp nguy hiểm,cho rằng một tiêu chuẩn như thế sẽ là quá mơ hồ và mở đường cho sự lạm dụng. Các GM cảnh báo: “Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng việc cho phép nạo phá thai trên phạm vi sức khoẻ tinh thần sẽ mở toang những cửa xả một cách hiệu quả cho nạo phá thai”.

(*) Góp ý : Tiếng nói của các GM Ái Nhĩ Lan suy yếu rất nhiều và mất nhiều ảnh hưởng với dân chúng và với chính quyền, do những vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục.

+ (Fides 06/12) Không phải lúc các lãnh đạo các Giáo Hội tẩy chay cuộc trưng cầu về hiến pháp.

Hiến pháp mới mà tổng thống Morsi khăng khăng đưa ra trưng cầu vào ngày 15/12 tới đây “chia rẽ Ai Cập và không thể tiêu biểu cho văn bản để tham khảo đối với sự thống nhất quốc gia. những phản ứng tiêu cực những ngày gần đây nhất cho thấy rằng một phần rộng lớn dân chúng đối lập với văn bản nầy, được soạn hết sức vội vã và tiếng nói của những người dân nầy không thể bị lờ đi”. Đó là lời tuyên bố của ĐGM Adel Zaki, OFM, Đại diện Tông Toà Gp. Alexandria. Theo Vị GM nghi lễ la-tinh, đây không phải là lúc các thủ lãnh các Giáo Hội ra những chỉ thị nhắm tẩy chay cuộc trưng cầu nầy. Các Giáo Hội phải soi sáng lương tâm và tạo điều kiện cho việc phân tích trên căn bản những tiêu chí công bằng và bảo vệ công ích, nhưng sau đó mỗi người phải chọn lựa theo lương tâm, hoàn toàn tự do. Các Giáo Hội không thể yêu cầu một cách ép buộc người dân Ki-tô giáo tẩy chay cuộc trưng cầu”. Trước bạo lực gia tăng và bóng ma nội chiến lượn lờ trên đất nước nầy, theo ĐGM “phải tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng xã hội dân sự đề xuất đối thoại giữa các đảng phái đang mâu thuẫn xung đột nhau”.

+ (VIS 06/12) Tổng thống nước Đức thăm viếng Vatican

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tiếp tổng thống Đức, Ngài Joachim Gauck. Sau đó tổng thống đã hội đàm với ĐHY Quốc Vụ Khanh, với sự trợ lý của ĐGM Ettore Balestrero,phó thư ký về các quan hệ với các quốc gia [hàm thứ trưởng.NF]. Các hội đàm nầy trước hết cho phép nhấn mạnh sự thân mật lớn lao của các quan hệ giữa Cộng Hoà Liên Bang Đức và Toà Thánh. Sau đó là quan điểm Ki-tô giáo về con người cũng như những thách đố mà một xã hội toàn cầu hoá và thế tục hoá đặt ra. Một vòng chân trời về tình hình quốc tế được chủ yếu tập trung trên các hậu quả của khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu và trên vai trò mà Giáo Hội có thể giữ”.

+ (UcaNews 06/12) Phi Luật Tân : Tân hồng y đề cập đến xung đột giáo phái

TGM Gp Manila đã nói các chính phủ phải ngưng ngay việc cố sử dụng tôn giáo làm “vật nguỵ trang tiện lợi” cho những xung đột nổ ra do họ không giải quyết được nghèo đói và những bất công xã hội, trong khi cảnh báo rằng một thay đổi trong nền văn hoá ở Philippines cần đến để có một hiệp định hoà bình mới đạt được sẽ bền lâu.  Ngài nói một hiệp định ngày 15/10 với các lãnh tụ Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro là một “bước tiến tốt” và là nguyên nhân cho “nhiều hân hoan và hy vọng”. Tuy nhiên, “gánh nặng lịch sử” tiếp tục tồn tại sau nhiều thập kỷ xung đột trên quần đảo Mindanao. Ngài nói :”chúng ta cần xây dựng lại những mối quan hệ và cho nhau thấy rằng chúng ta có thể sống chung với nhau”. Vị tân hồng y nói rằng sau nhiều thập niên đối thoại liên tôn ở cấp lãnh đạo ở khắp Châu Á có kết quả, nay đã đến lúc  nhìn thấy rằng các mâu thuẫn xung đột thường bị mô tả là do tôn giáo, nay có những nguyên nhân khác. Phía sau những mâu thuẫn xung đột nầy là “những vấn đề kinh tế,sắc tộc và chính trị đã chẳng được giải quyết”. Một số chính phủ thích dán nhãn tôn giáo cho các xung đột mâu thuẫn. “Điều đó sẽ miễn cho họ về tội của họ. Họ có thể dễ dàng rửa tay và nói đó không phải là lãnh vực của họ,phải để cho các lãnh đạo tôn giáo dàn xếp”. Vì lý do nầy,ĐHY Tagle kêu gọi đối thoại liên tôn trong tương lai “để gồm cả việc  đưa vào thật sự các chính phủ,sao cho qua các nhà lãnh đạo tôn giáo – tất cả mọi tôn giáo và cộng đồng – có thể tác động việc lãnh đạo các lãnh thổ và quốc gia của họ”.

+ (AsiaNews 06/12) Thượng phụ Chính Thống Hy Lạp ở Antiokia từ trần

Đức thượng phụ Ignatius IV (Hazim),Giáo chủ Chính thống Hy Lạp và Toàn Đông phương đã từ trần,thọ 91 tuổi,sau khi ngã bệnh một thời gian. Trong các tháng vừa qua, Ngài đã nhiều lần kêu gọi hoà bình ở Syria,bị tàn phá bởi cuộc nội chiến giữa quân đội của Bashar al-Assad và quân đội Syria Tự Do nổi loạn. Các nguồn tin sở tại nhớ lại công việc không ngưng nghỉ của Ngài để chấm dứt cuộc tàn sát dã man, cùng với các giáo phẩm Công giáo và các lãnh đạo Hồi giáo. Trong một trong những lời kêu gọi, Ngài nói “Một con số không đếm xuể những người Hồi giáo và Kitô giáo Ả Rập,đàn ông,đàn bà và trẻ em ngã xuống mọi ngày nạn nhân của bom đạn. Các bệnh viện đầy những người dân bị thương”. Là người Ả Rập ở Syria, “bất kể tôn giáo của chúng ta, chúng ta có quyền sống trong hoà bình ở đất nước chúng ta […]. Chúng tôi mời gọi mọi người dân Syria nhân danh một Thiên Chúa đích thật, hãy quyết địng sống chung với nhau trong ngôi nhà được chúc phúc của chúng ta. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các tổ chức quốc tế hãy giúp chúng tôi bảo đảm hòa bình,ổn định và hòa giải”.

(*) Tiểu sử Đức Thượng Phụ Ignatius IV:

sinh 1920. 1945 : tốt nghiệp đại học Mỹ ở Beirut. 1949 – 1953 : học ở Học Viện Thần học Saint Sergius ở Paris. Trở về Liban, thụ phong LM Chính thống giáo (Hieromonk). Năm 1942, Ngài trở thành một trong những nhà sáng lập Phong Trào Giới Trẻ Chính thống rất có uy tín ở Lian và Syria. Sau khi trở về từ Pháp năm 1953, Ngài trở thành một trong những nhà tổ chức Syndesmos, Huynh Đệ Giới Trẻ Chính Thống khắp thế giới. Năm 1961, Ngài được tấn phong giám mục Gp Palmyra và làm đai diện của Thượng phụ. Năm 1970,vị thượng phụ tương lai nầy được bổ nhiệm làm TGM Go Latakia. Chín năm sau, ngày 08/07/1979, ngài được bầu làm giáo chủ GH Antiokia. Ngài đã phát hành nhiều cuốn sach và bài viết về thần học và nhận bằng tiến sĩ danh dự vủa đại học Sorbonne và đại học Minsk (Belarus)

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31