TU ES PETRUS (33): TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
TÍNH HAY QUÊN THIÊN CHÚA DẪN TỚI THUYẾT TƯƠNG ĐỐI VỐN SINH RA BẠO LỰC
Chính tính hay quên Thiên Chúa là cái nhấn chìm các xã hội con người vào một hình thức thuyết tương đối,vốn sinh ra bạo lực không thể tránh được”,bởi vì “khi ngưởi ta phủ nhận cơ hội để người ta quy chiếu về một chân lý khách quan,thì đối thoại bị làm cho không thể có được và bạo lực, bất kể là công nhiên hoặc che dấu,đều trở thành quy tắc ứng xử của các quan hệ con người”. Bẳng những lời ấy,Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI bác bỏ “khái niệm cho rằng các tôn giáo,đặc biệt các tôn giáo độc thần, có thể vốn mang bạo lực,chủ yếu do khẳng định rằng họ đề ra sự hiện hữu của một chân lý phổ quát. Một số người tin rằng chỉ ‘các giá trị đa thần’ mới có thể bảo đảm sự bao dung và hoà bình dân sự và làm theo tinh thần của một xã hội dân chủ đa nguyên” “Không có sự mở ra với cái siêu việt, vốn cho phép chúng ta tìm thấy những câu trả lời về ý nghĩa sự sống và sống một cuộc sống đạo đức luân lý như thế nào, thì nhân loại trở thành mất khả năng hành động theo đúng công bằng và làm việc vì hoà bình”. (ĐTC Biển Đức XVI,tại Uỷ Ban Thần Học Quốc Tế, AsiaNews 07/12/2012)
——————————————————————
SÁCH MỚI : WHAT IS MARRIAGE? MAN & WOMAN : A DEFENSE. Đồng tác giả: Robert George GS ĐH Princeton) – Ryan T. Anderson (Heritage Foundation) – Sherif Girgis (nghiên vứu sinh luật ĐH Yale)
TU ES PETRUS SỐ 33 ( 10.12 – 16.12.2012): TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
+ (VIS 07/12) Tự do tôn giáo và O.S.C.E.
Ngày 06/12, tại hội nghị ở Dublin, Ái Nhĩ Lan, Bộ trưởng ngoại giao Vatican đã phát biểu tại cuộc họp lần thứ 19 Hội đồng Bộ trưởng OSCE, để nhắc nhở rằng tự do tôn giáo là một ưu tiên của Toà Thánh. Trong các tự do căn bản, theo lời ĐGM Dominique Mamberti, có “quyền tự do tôn giáo. OSCE luôn nhấn mạnh sự cống hiến của các cộng đồng tôn giáo cho xã hội, bảo đảm bằng hành động rằng cuộc tranh luận công khai sẽ được mở ra để mọi ý kiến được truyền cảm hứng từ tôn giáo, nghi lễ và việc thờ phượng, giáo dục và thông tin, sự tự do lựa chọn và tuyên xưng một tôn giáo, được diễn đạt…Thực tế, các quyền liên kết với tôn giáo rất cần sự bảo vệ khi chúng bị coi như đối nghịch với ý thức hệ trần tục hoá chế ngự hoặc với những khẳng định tôn giáo không chấp nhận những cái khác. Sự bảo đảm chính đáng tự do tôn giáo không thể bị giới hạn ở việc thờ phượng đơn thuần. Phải nhìn nhận chiều kích công cộng của nó, và bởi đó [phải nhìn nhận] khả năng dự phần vào việc xây dựng trật tự xã hội của các tín đồ…với sự gia tăng bất bao dung tôn giáo trên thế giới, rõ ràng các Ki-tô hữu là những người chịu phân biệt đối xử nhiều nhất, kể cả trong phạm vi các quốc gia OSCE. Mặc cho những cam kết của các nước thành viên về vấn đề tự do tôn giáo, người ta vẫn tiếp tục nhìn thấy trong một số quồc gia những luật lệ, những phán quyết và những ứng xử bất bao dung hoặc còn cả phân biệt đối xử đối với GH Công giáo và các tuyên tín Ki-tô giáo khác, mà ngưởi ta từ chối sự tự do nầy”.
+ BỔ NHIỆM MỚI
– (VIS 07/12) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐHY Fernando Filoni làm đặc phái viên của Người tại lễ kỷ niệm 50 năm linh địa Thánh Mẫu Vailankanni, Ấn Độ và 25 năm HĐGM Ấn Độ,vào 09 – 11/02/2013
– (VIS 07/12) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Zygmunt Zzimowski làm đặc phái viên của Người tại Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ 21, ở linh địa Thánh Mẫu Altotting, Đức, ngày 11/02/2013.
– (VIS 07/12) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Georg Ganswein làm Tổng trưởng phủ Giáo hoàng và nâng lên hàng Tổng giám mục. Hiện là thư ký riêng của Đức Thánh Cha. [sinh: 1956,Đức. Thụ phong LM : 1984. Tiến sĩ Giáo luật. Chánh án GP và là thư ký TGM Gp Fribourg. Viên chức Thánh Bộ Phượng tự và Kỷ luật Bí Tích. Từ 1996 : thư ký Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin].
+ (VIS 10/12) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Pio Vito Pinto, niên trưởng Toà Án Tối Cao Roma, làm chủ tịch Toà Phúc Thẩm.
+ (VIS 11/12) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Paul Richard Gallagher làm sứ thần Toà Thánh tại Úc. Hiện Ngài đang là sứ thần Toà Thánh ở Guatemala.
+ (VIS 11/12) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Cô Daniela Leggio làm chánh văn phòng Thánh Bộ Các Dòng Tu và các Hội đời sống tông đồ. Cô hiện là viên chức của Thánh Bộ nầy.
+ (CWN 07/12) Báo Vatican ca ngợi sự phát triển của Giáo Hạt Tòng Nhân Hoa Kỳ
Tờ Osservatore Romano đã đăng một bài viết ngắn ca ngợi sự phát triển của Giáo Hạt Tòng Nhân Ngai Toà Thánh Phêrô, cơ cấu thuộc Giáo Hội do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thiết lập ngày 01/01 cho các cộng đoàn Anh giáo ở Hoa Kỳ muốn hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công giáo. Đức Ông Jeffrey Steenson nói với HĐGM Hoa Kỳ vào tháng 11, rằng Giáo Hạt nầy hiện có 23 linh mục được chuyển sang, tám người đang đợi thụ phong LM, 69 ứng sinh các chức thánh và 35 cộng đoàn Anh giáo ở các giai đoạn khác nhau trong tiến trình hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội. Một ân nhân vô danh đã tặng 5 triệu USD và bất động sản rộng 5 acre (> 2 hecta) liền kề một giáo xứ thuộc Giáo Hạt ở Houston để làm trụ sở tương lai của Giáo Hạt.
+ (CWN 07/12) Luật mới nước Anh sẽ chấm dứt việc cấm người Công giáo trong hoàng gia
Chính phủ Anh sẽ đưa vào đầu năm tới luật kết thúc chính sách 350 năm ngăn cấm người đạo Công Giáo và các phối ngẫu của người Công giáo không được lên ngai vua. Phó thủ tướng Nick Clegg đã thông báo rằng một thoả thuận chung đã đạt được về vấn đề luật cho phép các thành viên hoàng gia kết hôn với người Công giáo mà không phải hy sinh cơ hội thừa kế ngai vàng. Luật nầy, tuy vậy, sẽ duy trì lệnh cấm một quốc vương Công giáo, vì vua hoặc hoàng hậu nước Anh theo luật pháp, là người đứng đầu Giáo Hội nước Anh. Luật mới nầy cũng sẽ chấm dứt ưu tiên cho con trai trong dòng kế vị, do vậy mà con gái của một vị vua có thể trở thành nữ hoàng nếu cô là con cả.
+ (APIC 08/12) ACHENTINA :Một bức tượng Đức Trinh Nữ khóc những giọt lệ máu
Bức tượng Đức Trinh Nữ “gỡ các múi thắt” từ mấy tháng qua nằm ở trong sảnh đón tiếp của trung tâm y tế Santo Grando, khi vào ngày 03/12, khoảng hồi 20 giờ,một nhân viên bệnh viện nhận thấy bức tượng rỉ một chất lỏng màu đỏ. Bức tượng cao khoảng 50cm được tặng cho bệnh viện và được làm phép vào tháng 8 vừa qua. Tượng được bọc trong lớp nhựa ban đầu. Từ sáng ngày 04/12, hàng trăm tín hữu xếp hàng đi qua trước tượng. Cha David Roganu, quản xứ, cho biết :” Tôi đang ở nhà cha mẹ tôi ở Arroyo Seco, thì nhận được trên di động một bức hình chụp bức tượng đang chảy máu. Tôi nhận ra rõ ràng có một sự phát ra màu đỏ, nhưng chúng ta không thể nói đó là máu. Và còn quá sớm để nói về một biểu hiện siêu nhiên”. Trước sự kinh ngạc và tò mò của 2.300 dân làng, Đức TGM Jose Luis Mollaghan đã kêu gọi thận trọng. Các hữu trách bệnh viện và cảnh sát sở tại đã cho rằng bức tượng không nên để lại tại bệnh viện, để không gây trở ngại cho công tác phục vụ y tế do dòng người đông đảo đến viếng. Họ đã quyết định di chuyển bức tượng vào trong phòng đa dụng của bệnh viện, chờ để có nơi đặt cố định.
+ (AsiaNews 08/12) Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế : tham nhũng tăng ở Việt Nam,Lào,Trung Quốc.
Theo xếp hạng năm 2012: Bắc Triều Tiên với sự trỗi dậy của thế hệ thứ ba họ Kim với Kim Jong-un, con thứ ba của Kim Jong-il lên kế vị cha mình, vẫn là quốc gia tham nhũng nhất thế giới. Việt Nam rơi từ vị trí 112 năm trước xuống thứ 123 trong 176 quốc gia và lãnh thổ với 31 điểm trên thang 100 (0 tức là “hết sức tham nhũng” và 100 là “rất sạch sẽ”). Lào trượt xuống vị trí thứ 160 năm nay (năm 2011 ở vị thứ 154) và được 21 điểm. Trung Quốc lục địa cũng trượt từ vị trí 75 xuống vị thứ 80 với 39 điểm trên thanh tham nhũng. Với nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình, cuộc đấu tranh chống tham nhũng bên trong đảng cả ở cấp địa phương lẫn trung ương sẽ là một trong những thách thức chính. Ở đáy xếp hạng, Bắc Triều Tiên cùng với Somali và Afghanistan. Với Bình Nhưỡng, là lập lại vị trí cuối bảng năm trước, với 8 điểm. Tuy nhiên có cải tiến nhẹ ở Myanmar, vươn từ vị thứ 180 năm trước lên 172 năm nay. Campuchia cũng vươn lên thứ 157 từ vị tí 164 năm 2011.
+ (CathNews 09/12) Hiệp hội các linh mục Ái Nhĩ Lan ủng hộ Bourgeois
THEO TIN NCR (*),Nhóm cải tổ Giáo Hội đại diện cho khoảng ¼ số LM Công giáo Ái Nhĩ Lan đã ra một tuyên bố ủng hộ Roy Bourgeois, vị LM Dòng Maryknoll mà Vatican đã cho hồi tục và bị khai trừ khỏi dòng do đã ủng hộ việc truyền chức LM cho nữ giới. Hiệp Hội các LM Công giáo Ái Nhĩ Lan kêu gọi Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin “chấm dứt kiểu lạm dụng nầy và phục hồi đầy đủ năng quyền cho LM Bourgeois và cho phép đối với việc thảo luận công khai và thẳng thắn về các vấn đề có tầm quan trọng quyết định đối với tương lai của Giáo Hội. Tuyên bố của Hiệp hội nói :”Chúng tôi tin rằng kiểu hành động nầy,nhận lệnh từ Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và được Dòng Maryknoll thực hiện, là bất công và phản tác dụng. Khai trừ những con người vì họ giữ những quan điểm trái với các quan điểm của Vatican, nhưng được các tín hữu Công giáo chia sẻ một cách rộng rãi, sẽ không kết thúc được cuộc thảo luận và tranh luận về các đề tài nầy”. Hiệp hội nầy do 8 LM lập ra cách nay 2 năm,đã gia tăng với khoảng 1.000 trong số 4.000 LM Ái Nhĩ Lan, có mục đích “thực hiện đầy đủ quan điểm và giáo huấn của CĐ Vatican II” và “sự tái cơ cấu hệ thống cai trị Giáo Hội”. Hiệp hội nầy cũng đã kêu gọi chấm dứt luật độc thân bắt buộc và việc truyền chức linh mục cho nữ giới.
(*) NCR (National Catholic Register) là tờ báo “Công giáo”,nhưng có khuynh hướng chống lại Giáo huấn Giáo Hội về các vấn đề xã hội, phá thai, luật độc thân,truyền chức LM nữ giới,…
+ (CWN 10/12) Toà Thánh phê chuẩn tư cách pháp nhân Giáo Hạt Tòng Nhân ở Canada
Toà Thánh đã phê chuẩn việc thiết lập chức trưởng ở Canada của Giáo hạt tòng nhân Ngai Tòa Thánh Phêrô, cơ cấu thuộc Giáo Hội do Đức Thánh Cha Biển-Đức thiết lập ngày 01/01 cho các cộng đoàn Anh Giáo ở Hoa Kỳ muốn hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Cha Lee Kenyon sẽ cầm đầu chi hạt nầy dưới quyền Đức Ông Jeffrey Steenson, quản nhiệm. ĐHY Thomas Collins Gp Toronto nói : “Tôi vui mừng rằng Toà Thánh đã phê chuẩn việc thiết lập một Chi Giáo Hạt Canada của Giáo Hạt Tòng Nhân Ngai Toà Thánh Phêrô. Cha Kenyon sẽ cung cấp việc lãnh đạo mục vụ tuyệt vời cho Chi Hạt mới và tôi xin dâng lời cầu nguyện cho tất cả những ai có dính dự trong sáng kiến quan trọng nầy”. Giáo Hạt Tòng Nhân Ngai Toà Thánh Phêrô là một trong ba Giáo Hạt tòng nhân. Hai Giáo Hạt khác là GH Đức Bà ở Washington (Anh) và Đức Bà Thánh Giá Phương Nam (Úc)
+ (CWN 10/12) Quyết định xét xử các vụ kiện hôn nhân là “thời khắc quan trọng” cho quốc gia
Toà Án Tối Cao Hoa Kỳ đã quyết định lắng nghe và xét xử hai vụ kiện liên quan đến tính hợp hiến của việc định nghĩa hôn nhân như là sự kết hợp của một người nam và một người nữ. Đức TGM Salvatore Cordileone Gp San Francisco, chủ tịch tiểu ban về Xúc Tiến và Bênh Vực Hôn nhân thuộc HĐGM Hoa Kỳ nói : “Quyết định lắng nghe và xét xử các vụ kiện nầy của Toà Án Tối Cao Hoa Kỳ là một thời khắc quan trọng cho đất nước chúng ta. Tôi cầu nguyện để Tòa sẽ khẳng định sự việc là cơ chế hôn nhân vốn xưa cũ như nhân loại và được viết trong chính bản tính của chúng ta, là sự kết hợp của một người nam và một người nữ”.Ngài nói tiếp :” Hôn nhân là nền tảng của một xã hội công bằng,vì nó bảo vệ những kẻ dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta: con cái. Đó là cơ chế duy nhất liên kết con cái với cha mẹ của chúng với nhau. Chúng tôi cầu nguyện cho Toà nầy, để những suy tính của nó có thể được dẫn dắt bởi chân lý và công bằng, xác nhận ý nghĩa và mục tiêu đích thực của hôn nhân”.
(*) Trước đây, các đơn kiện từ một số giáo phận,tổ chức,cá nhân công Giáo đã bị nhiều Toà không chấp nhận thụ lý.Qua vụ đấu tranh chống lại việc tái định nghĩa Hôn Nhân, các GM Hoa Kỳ (và Pháp) lấy lại phần nào uy tín đối với người dân nói chung và cách riêng với các tín hữu Công giáo.
+ (Radio Vatican 10/12) Bảo Tàng Vatican triển lãm ở Seoul
SOCIETY OF POPE LEO XIII (xin đừng lẫn lộn với Hội Mân Côi ĐứcGiáo Hoàng Leô XII) Và IGREJA APOSTOLICA BRASILEIRA LÀ NHỮNG TỔ CHỨC LẠC GIÁO VÀ CÁC VỤ TRUYỀN CHỨC CỦA HỌ KHÔNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN ð TU ES PETRUS SẼ GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ HAI TỔ CHỨC NẦY |
Các Viện Bảo Tàng Vatican đang mang đến Seoul một cuộc triển lãm quan trọng từ ngày 8/12/2012 và sẽ kéo dài đến 31/03/2013. Bảo Tàng Thiết Kế Hangaram ở Seoul đang giới thiệu cuộc triển lãm nầy với tựa đề “Musei Vaticani” (Các viện bảo tàng Vatican), một sưu tập lớn với 70 tác phẩm đa phần thời Phục Hưng, bao gồm nghệ thuật trang trí, tranh hoạ và các tác phẩm điêu khắc. Những người phụ trách đặc biệt quan tâm bằng việc dựng những tấm bảng giải thích để công chúng Seoul đa số ngoài Công giáo làm quen với những chủ đề tôn giáo của hội hoạ Kitô giáo – một điều mà có thể “gửi đi một thông điệp về thân phận con người chung kết hợp mọi người trên thế giới nên một”. Dù Hàn quốc đa số theo Phật giáo, nhưng có một sự tăng trưởng của Cộng Đồng Công giáo mau lẹ và sáng kiến nầy của các Viện bảo tàng Vatican được HĐGM và Sứ Thần Toà Thánh ủng hộ như là một biểu lộ sức sống của Giáo hội địa phương. Ngoài các tác phẩm Phục Hưng, hai tác phẩm điêu khắc nguyên bản – Thần Vệ Nữ đang tắm và Hercules & Telephus có niên đại từ thời Đức Thánh Cha Julius II. Ba tượng đúc được phục hồi trong cùng thời kỳ đó cũng được đem triển lãm : Apollo Belvedere – Nhóm tượng Laocoon và Belvedere Torso. Đây sẽ là lần đầu tiên mà những người ở nơi xa xôi nầy trên thế giới sẽ trải nghiệm khả năng xếp hàng dài và nhìn thấy những tuyệt tác nầy và nền tảng hệ thống nghệ thuật và tư duy phương Tây.
+ (UcaNews 10/12) Trung Quốc : Việc bổ nhiệm ĐGM Ma bị rút lại
HĐGM Trung Quốc (BCCCC) do nhà nước kiểm soát đã rút lại việc bổ nhiệm ĐGM Thaddeus Ma Daqin làm “GM phó” Gp Thượng Hải. Ở lễ tấn phong ngày 07/07, Ngài là GM đầu tiên công khai từ bỏ Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc. Từ đó, ĐGM Ma bị cho “an dưỡng” tại chủng viện miền Sheshan ở ngoại ô Thượng Hải. BCCC vốn không được Vatican công nhận,cũng đã ra sắc lệnh rằng “trong tương lai,mọi cuộc tấn phong GM đòi phải có một lời hứa trung thành”. Giáo phận cũng đã đình chỉ thừa tác vụ linh mục của ĐGM Ma trong hai năm, cách chức hạt trưởng Pudong và quản xứ Đức Bà Lộ Đức ở Tangmuqiao của Ngài. Điều đó có nghĩa là vị GM trẻ không được phép xuất hiện trước công chúng trong hai năm tới. ĐGM Ma có thể gặp dân chúng và thỉnh thoảng cập nhật trang Blog của Ngài trong khi bị “cho an dưỡng”. Hiện nay Ngài đưa lên mạn những suy tư Phúc Âm hằng ngày trên trang Weibo của Ngài (Blog nhỏ giống như Twitter) mỗi sáng. Tuy nhiên Ngài đã không được phép đồng tế với các LM khác ở chủng viện kể từ ngày 04/12. Trong mắt của chính quyền cộng sản, cuộc tấn phong GM Ma là một trong những sự cố ngiêm trọng nhất ở Giáo Hội Trung Quốc từ khi các Sinh hoạt tôn giáo được phục hồi cách nay 30 năm. Động thái nhằm vào ĐGM Ma đến sớm sau đại hội toàn quốc đảng cộng sản tháng trước.
+ (CWN 11/12) Tại sao Công Đồng Vatican II bỏ qua chủ nghĩa cộng sản?
Nhà báo Edward Pentin xem xét việc vì sao CĐ Vatican II đã không ra đưa một kết án rõ ràng về chủ nghĩa cộng sản. Sử gia Roberto de Mattei nói :”Ngày nay chúng ta phải đặt câu hỏi : Có phải những người đã tố cáo sự đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa cộng sản ở trong Công Đồng nầy, kêu gọi lời chính thức lên án nó,là những tiên tri? Hoặc có phải những người cho rằng, với tư cách là những kiến trúc sư Ostpolitik (chính sách Đông Âu), phải có một thoả thuận với chủ nghĩa cộng sản – một thoả hiệp – vì chủ nghĩa cộng sản giải thích những lo âu của nhân loại về công bằng và sẽ còn tồn tại một hoặc hai thế kỷ nữa,và giúp cải thiện thế giới?”.Nếu CĐ Vatican II đã lên án chủ nghĩa cộng sản, thì hẳn đã giúp vào việc đẩy nhanh sự suy tàn của nó. Điều ngược lại đã xảy ra”.
+ (APIC 11/12) Thuỵ Sĩ : Caritas phát động hành động”Một triệu ngôi sao” bày tỏ tình liên đới.
Ngày 15/12, Caritas sẽ thực hiện hành động truyền thống “Một triệu ngôi sao” trong hơn 100 địa phương nước nầy. Các ngôi sao chiếu soi mọi người – bất kể giàu hay nghèo. Vì thế Caritas ước mong thắp lên một biển ánh sáng để đưa ra một dấu chỉ cho nhiều công bằng hơn. Trong hơn 100 nơi, Caritas vùng và các đối tác sẽ thắp một số lượng lớn những mẫu nền trên các quảng trường. Hugo Fasel,giám đốc Caritas Thuỵ Sĩ giải thích :”Cùng chung nhau,chúng tôi muốn gửi ánh sáng và hơi ấm đến tất cả những ai cần được giúp đỡ”. Các ngọn nến sẽ được thắp sáng ngay từ 16 giờ. Mỗi người có thể tham gia hành động nầy bằng việc thăm một nơi thắp nến hoặc giúp thắp các ngọn nến. Những người ở nhà cũng vẫn có thể tham gia. Qua trang mạng www.unmilliondetoiles.ch ,mỗi người có thể thắp một ngọn nến trực tuyến và gửi một suy tư cho những người thân của mình. Những lợi nhuận từ hành động nầy sẽ được trao cho 24 cửa hàng Caritas Thuỵ Sĩ sẽ bán những thực phẩm hạ giá cho những người thiếu thốn.
(UcaNews 11/12) Niềm tin không phải là cái để đưa ra bỏ phiếu
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhấn mạng thẩm quyền tối thượng của Giáo Hội, nói rằng “không thể hiểu được” việc giáo huấn của Huấn Quyền bị đặt vấn đề. Khi GH Công giáo khẳng định tầm quan trọng của việc mọi tín hữu hiểu các vấn đề đức tin và luân lý ra sao, thì không có nghĩa lá các niềm tin Công Giao bị đem ra để dân chúng bỏ phiếu. Một “cảm thức đức tin” đích thực chỉ có thể có khi các tín hữu Công giao tham gia tích cực vào đời sống Giáo Hội và đi theo giáo huấn của Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo trích dẫn giáo huấn CĐ Vatican II, rằng “toàn thể khối tín hữu không thể sai lầm trong các vấn đề niềm tin. Đặc tính nầy được cho thấy trong sự hiểu rõ giá trị đức tin một cách siêu nhiên về phía toàn thể dân chúng, khi mà “từ các giám mục cho tới người cuối cùng trong các tín hữu”, biểu hiện một sự đồng thuận phổ quát trong các vấn đề đức tin và luân lý”. Đức Thánh Cha ca ngợi các thành viên uỷ ban thần học vì đã đưa vào cả thảo luận về “cảm thức đức tin” trong “Thần học Ngày nay: Viễn cảnh – Nguyên tắc và Tiêu Chí”, một tài liệu họ đưa ra vào tháng Ba, khẳng định vị trí của các giám mục ở trên các nhà thần học với tư cách là những người giải thích giáo huấn Giáo Hội. Đức Thánh Cha nói :” Ngày nay việc hết sức quan trọng là làm sáng tỏ những tiêu chí giúp cho việc phân tích “cảm thức đức tin” đích thực từ những cái giả mạo nó, được thành có thể. Trên thực tế, đó không phải là một loại ý kiến chung nào đó trong Giáo Hội, và không thể tưởng tượng việc dùng nó để nghi ngờ huấn Quyền, bởi vì “cảm thức đức tin” không thể phát triển một cách đích thực trong một kẻ tin, ngoại trừ trong chừng mực mà người đó tham gia đầy đủ vào đời sống của Giáo Hội và điều nầy đòi buộc một sự gắn bó có trách nhiệm với Huấn Quyền”. “Cảm thức đức tin” là một loại “bản năng siêu nhiên” giúp cho tín hữu Công giáo nhận ra cái gì thuộc về và cái gì không thuộc về đức tin của Giáo Hội và đó là một dấu chỉ rằng “Thánh Linh không ngừng nói với các giáo hội và hướng dẫn chúng tới chân lý trọn vẹn”.
+ (Zenit 12/12) Thông Điệp Ngày Thế Giới Hoà Bình
Thông điệp của Đức Biển Đức XVI cho Ngày Thế Giới Hoà Bình lần thứ 46 (01/01/2013) sẽ được công bố vào ngày 14/12 và được ĐHY Peter Turkson,chủ tịch HĐ Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình và ĐGM thư ký Mario Toso,SDB, giới thiệu cùng ngày ở Vatican. Thông điệp có tựa đề “Phúc cho ai kiến tạo hoà bình”. Thông điệp hằng năm nầy của Đức Thánh Cha gửi đến các Kitô hữu, song cũng cho tất cả những người thiện tâm thiện chí. Năm nay, Người “để tâm tới sự tròn đầy và đa dạng của khái niệm hoà bình,khởi từ con người: an bình nội tâm và hoà bình ngoại tại”. Tài liệu nầy nhấn mạnh đáng kể đến “phẩm giá” con người, về “sự tự do” của con người, để xây dựng một đô thị “phục vụ” mỗi người, không có bất cứ phân biệt đối xử nào,hướng về “công ích”. Đây sẽ là thông điệp thứ 7 của Đức Biển-Đức XVI về hoà bình. Sáu thông điệp trước có các chủ đề : “Trong chân lý,Hoà Bình” (2006); “Con người,trung tâm hoà bình” (2007); “Gia đình nhân loại, cộng đồng hoà bình” (2008); “Đấu tranh chống nghèo đói, xây dựng hoà bình” (2009); “Nếu muốn xây dựng hoà bình, hãy bảo vệ công trình tạo dựng” (2010); “Tự do tôn giáo,con đường dẫn tới hoà bình” (2011); “Giáo dục giới trẻ sống công lý và hoà bình” (2012). Ngày Thế Giới Hoà Bình là sáng kiến của Giáo Hội Công giáo, được Đức Thánh Cha Phaolô VI thiết lập lần đầu tiên vào ngày 01/01/1968.
+ (CathNews 12/12) Người Hà-Lan hạ thuỷ bản sao kích thước Tàu Noe.
Ông Johan Huibers người Hà Lan đã hoàn tất công trình kéo dài 20 năm xây dựng một kiểu mẫu với đầy đủ kích thước và hoạt động như tàu Ông Noe,một công việc theo các tỷ lệ ghi trong Kinh Thánh. Là một Ki-tô hữu,Ông dùng Sách Sáng Thế 6 – 9 làm nguồn cảm hứng,theo những chỉ dẫn của Thiên Chúa bằng đơn vị cubit (= 45,72 cm). Tính ra thước đo hiện đại, ông Huibers đã hoàn thành một con tàu rất to dài 130 m, ngang 29 m và cao 23 m. Có thể tàu không đủ lớn để chứa mọi loài trên trái đất,mỗi loài một đôi, như được mô tả trong Kinh Thánh, nhưng dư chỗ cho một cặp voi nhảy điệu tango. Tàu của ông vượt trên quang cảnh bằng phẳng ở Hà Lan và dễ dàng nhìn thấy từ xa lộ gần đó, nơi nó đưọc neo nằm ở thành phố Dordretch, phía nam Rotterdam, với một khoảng không gian mênh mông, những gian hàng giữa rừng thông. Khách tham quan được nhìn những con thú nhồi bông và bằng nhựa dẻo,như là trâu bò,ngựa vằn, khỉ đột, sư tử, hổ báo, gấu. Với Huibers ,thầu khoán xây dựng chuyên nghiệp, mọi sự bắt đầu với một cơn ác mộng vào năm 1992, khi Hà Lan bị ngập lụt, như vốn vậy nhiều lần trong lịch sử đát nước nầy.
+ (CWN 12/12) Nhà khảo cổ hàng đầu thảo luận về bằng chứng Đại hồng thuỷ trong Kinh Thánh
Robert Ballard, một nhà khảo cổ dưới nước hàng đầu,người đã khám phá xác tàu Titanic vào năm 1985, nói rằng ông đã tìm thấy bằng chứng trong Biển Đen về nạn hồng thuỷ được mô tả trong Sách Sáng Thế. ABC News đưa tin : 120 m (400 feet = 121,9 m) dưới bề mặt, họ đào lên một mép nước, bằng cớ cho Ballard rằng một biến cố thảm khốc đã xảy ra trong Biển Đen. Dùng cac-bon để tìm niên đại những vỏ tàu tìm được dọc mép nước, Ballard nói ông tin rằng họ đã thiết lập một trình tự thời gian cho biến cố thảm khốc nầy, mà ông ước đoán đã xảy ra vào khoảng 5.000 năm trước Công nguyên. Một số chuyên gia cho rằng nó nằm vào khoảng thời gian mà cơn hồng thuỷ thời Ông Noe xảy đến. Ballard nói :” Đó hẳn là một ngày xấu. Ở vào một thời khắc thần diệu nào đó, trời xé ra và nhấn chìm vùng nầy một cách dữ dội và rất nhiều nhà đất, khoảng 150.000 km2 đất đai, bị chìm sâu dưới nước”.
+ (CWN 12/12) ĐHY Tagle hướng dẫn canh thức cẩu nguyện cho huỷ bỏ luật kế hoạch hoá gia đình
ĐHY Luis Antonio Tagle Gp Manila đã yêu cầu các tín hữu Phi Luật Tân tham gia đêm canh thức cầu nguyện ngày 11/12 cho việc huỷ bỏ luật kế hoạch hoá gia đình có ảnh hưởng tai hại sâu rộng. Ngài kêu gọi chú tâm tới lễ Đức Bà Guadelup, quan thầy của phong trào bảo vệ sự sống, ngày 12/12. Đêm canh thức cầu nguyện bắt đầu ngày vọng lễ nầy. Trong thư gửi các nghị viên quốc hội, thúc giục huỷ bỏ việc đưa ra luật nầy, Đức TGM Jose Palm Gp Cebu, chủ tịch HĐGM Phi Luật Tân, viết :”Khi quý vị tiếp tục luận bàn để cân nhắc thiệt hơn về dự luật sức khoẻ sinh sản, tôi cầu nguyện rằng qua lời bầu cử khoan dung nhân từ của Đức Bà Guadelup, mà chúng ta mừng kính lễ hôm nay, quý vị có thể được Chúa Thánh Linh soi sáng hướng dẫn một cách dồi dào”. [Nhưng dự luật nầy vẫn được hạ viện thông qua và đang chuyển lên Thượng Viện]
+ (CNA 13/12) Những người tham dự đại hội Giáo Hội ở Châu Mỹ ra về được hợp nhất, đổi mới
Ngày cuối cùng hội nghị quốc tế “Giáo Hội ở Mỹ” được tổ chức ở Roma từ 09 đến 12/12, nhiều tham dự viên đồng ý đó là một trải nghiệm tuyệt vời giúp họ về mặt tinh thần và trí tuệ. Đại Hội tập trung thảo luận những thách thức của vùng Châu Mỹ và công cuộc Tân Phúc Âm hoá,và cũng đánh dấu kỷ niệm 15 năm Tông Thư “Ecclesia in America” của Chân phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II. Đức TGM Lori,Gp. Baltimore nhận thấy đại hội đặc biệt có tính soi sáng và nâng cao khi được cùng với các GM, tu sĩ, giáo dân, tất cả những người hết lòng với sứ mệnh rao giảng Phúc Âm của Giáo Hội. Ngài nói rằng đại hội nầy đã đề xuất lần nữa sự hiện diện của Đức Bà Guadelup và “sự trình bày Phúc Âm có sự hội nhập văn hoá một cách hoàn hảo với Châu Mỹ…. Tất cả chúng tôi những người được giao nhiệm vụ công bố Phúc Âm, thấy mình ở trong vị thế là những Juan Diego, cảm nhận được tình thương của Mẹ, sự chăm sóc ân cần của Mẹ, sự hiện diện liên lỉ của Mẹ trong đời sống chúng tôi, khi chúng tôi bắt tay vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá”. Ngài cho biết sẽ trở về TGP Baltimore với một sự tập trung được đổi mới và cấp bách về đời sống gia đình. Ngài cũng suy tư về cuộc chiến mà Giáo Hội đang dấn thân vào,đặc biệt ở Hoa Kỳ. Ngài nhận định :” Chúng ta đang rao giảng Phúc Âm cho một nền văn hoá mang đậm dấu được tôi luyện cứng cáp….mong muốn hạ thấp giá trị sự sống con người…và một sự hờ hững bao quát trong dân chúng. Chúng ta đang ở vùng đất truyền giáo. Vậy hãy đối mặt với nó và Tân Phúc Âm hoá chính là tiếp tục sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội bắt đầu vào Lễ Hiện Xuống, với sức sống và tình yêu được canh tân. Tình yêu tự nó truyền lan và tình yêu chúng ta mang thì mạnh hơn tội lỗi và quyền uy hơn sự chết”.
+ (VIS 13/12) Sáu tân đại sứ
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tiếp nhận các uỷ nhiệm thư của sáu tân đại sứ không thường trú : Ngài Bizwayo Newton Nkunika (Zambia) – Ngài Chalempol Thanchitt (Thái Lan) – Ngàu Ravinatha Pandukabhaya Aryasinha (Sri Lanka); – Ngài Wafic Rida Said (Saint Vincent & Grenadines) – Bà Amibatou Batouré Gaoh (Nigeria) và Ngài Ibrahima Sory Sow (Guinea). Trong diễn văn, Đức Thánh Cha chủ yếu tập trung vào giáo dục,”ngày nay được thực hiện trong những bối cảnh sự tiến hoá các lối sống và tri thức được tạo thành từ những sự cắt đứt,đổ vỡ con người,văn hoá, xã hội và tinh thần chưa hề thấy trong lịch sử nhân loại. Những mạng lưới xã hội – một nét mới khác – có khuynh hướng thay thế những không gian tự nhiên xã hội và truyền thông khi trở thành nguồn tham chiếu duy nhất cho thông tin và tri thức. Gia đình và nhà trường không còn có vẻ như là mảnh đất màu mỡ đầu tiên và tự nhiên,nơi các thế hệ trẻ múc kín nhựa nuôi dưỡng cuộc sống của chúng…Trường học và đại học dường như đã trở thành bất lực với những dự án mang tính sáng tạo mang trong mình một thuyết cứu cánh siêu việr,thích hợp để lôi kéo giới trẻ vào trong hữu thể sâu xa của chúng…Thế giới hiện nay và những người lớn có trách nhiệm đã không cho chúng những mốc cần thiết”. Đức Thánh Cha mở rộng về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục và kêu gọi các chính phủ chú trọng đến việc giáo dục nhân bản,đạo đức, và hướng thượng. Đồng thời yêu cầu để Giáo Hội tham gia tự do và tích cực vào việc giáo dục để giúp phát triển quốc gia.
+ (VIS 13/12) Những tin ngắn (twitt) đầu tiên của Đức Biển-Đức XVI
Ngày đầu tiên tài khoản @Pontifex của Đức Thánh Cha đã vượt quá 1,5 triệu người theo dõi. Đức Thánh Cha có 3 câu hỏi được tuyển lựa từ 3 châu lục:
1. Làm sao sống ngày một tốt hơn Năm Đức Tin? Trả lời: Đối thoại với Chúa Giêsu trong cầu nguyện, lắng nghe Chúa Giêsu nói với bạn trong Phúc Âm, gặp gỡ Chúa Giêsu hiện diện nơi người đang thiếu thốn.
2. Làm sao sống Đức Tin nơi Chúa Giêsu Ki-tô trong một thế giới không có hy vọng? Trả lời : Với sự xác quyết rằng tín hữu không bao giờ phải một mình! Thiên Chúa là Đá tảng vững chắc để xây cuộc đời họ trên đó và tình thương của Người luôn thành tín.
3. Những gợi ý để siêng năng cầu nguyện hơn khi hết sức bận rộn vì đòi hỏi của công việc,gia đình và thế gian? Trả lời : Hãy dâng những gì bạn đang làm lên Chúa; hãy cầu xin Người giúp đỡ trong mọi hoàn cảnh cuộc sống bạn và hãy nhớ rằng Người luôn ở gần bên bạn.
+ (Zenit 13/12) Đức Biển-Đức XVI ở trong top 5 các nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới.
Tạp chí kinh tế Mỹ Forbes xếp Đức Biển Đức XVI vào số 5 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới năm 2012, lựa chọn trong các nguyên thủ quốc gia,các nhà tài phiệt, các nhà từ thiện,những doanh nhân trên khắp thế giới. Danh sách năm 2012 giới thiệu 71 nhân vật trong hàng trăm ứng viêb được chọn theo 4 tiêu chí: họ ảnh hưởng bao nhiêu người? – họ kiểm soát bao nhiêu nguồn tài chính? – sự đa dạng các phạm vi ảnh hưởng; – cách thức họ sử dụng ảnh hưởng của họ. Đức Biển Đức đứng sau TT Obama, Bà TT Angela Merkel, TT Vladimir Putin và Bill Gates. Năm 2010,Người đã được xếp ở vị thứ nầy (5e), trong khi năm 2011, tờ tạp chí nầy xếp Đức Biển-Đức XVI ở vị trí thứ 7.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?