TU ES PETRUS (37): TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Mối liên kết giữa việc tấn phong giám mục nầy và chủ đề cuộc hành hương của các dân tộc về phía Chúa Giêsu Kitô là tất yếu. Trong cuộc hành hương nầy, Giám Mục có nhiệm vụ không chỉ đồng hành với những người khác, mà phải đi trước và chỉ cho họ đường đi. Trong phụng vụ nầy, tuy thế tôi muốn suy tư với các Vị về một vấn đề cụ thể hơn. Khởi đầu từ câu chuyện do Thánh Matthêu thuật lại, chúng ta chắc chắn có thể có một ý tưởng nhất định về loại người vốn đã có thể là những kẻ – khi theo dấu chỉ của ngôi sao – đã lên đường đi tìm Vị Vua nầy, Đấng có thể lập nên một loại vương triều mới mẻ, không chỉ cho Israel, mà còn cho toàn thể nhân loại. Vậy loại người nầy là những ai? Và từ những người nầy, chúng ta cũng tự hỏi phải chăng, mặc cho sự khác biệt về thời kỳ và các nhiệm vụ, người ta cũng cảm nhận được một cái gì đó của việc Giám Mục là gì và trên cách mà Ngài chu toàn nhiệm vụ của mình”.
(Bài giảng lễ của Đức Thánh Cha Biên Đức XVI, trong lễ Hiển Linh và tấn phong bốn tân giám mục, ngày 6.1.2013)
TU ES PETRUS SỐ 37 (07.01 – 13.01.2013): TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
+ (CBN 04/01) Sự trở về Israel của chi tộc bị trục xuất ứng nghiệm lời tiên tri?
Một “chi tộc bị trục xuất”(*) đã về nhà Israel và sự trở về nầy có thể là ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh. CBN có mặt tại phi cảng Ben Gurion khi hơn 50 thành viên chi họ Bnei Menashe (Manasse) được ghi vào lịch sử. Nhóm nầy là nhóm đầu tiên của cuộc di dân được chờ đợi đã lâu. Gần 2.000 thành viên chi tộc sinh sống ở Israel,nhưng từ 5 năm qua,chính phủ đã ngừng lại sự trở về của họ. Một quyết định gần đây cho phép toàn bộ chi tộc Bnei Menashe,khoảng 7.000, trở về. Michael Freund nói: «Mười chi tộc có thể đã bị mất với chúng ta cả nhiều thế kỷ nay, nhưng chúng không bao giờ bị mất về căn tính của chúng ». Freund đã hoạt động nhiều năm để có được thời khắc nầy. Ông nói ông tin rằng sự trở về của Bnei Menashe ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh. Tiên tri Isaia nói ‘al tera qui kani’,có nghĩa là ‘đừng sợ vì Ta ở cùng các ngươi’ và ‘ Me israch avi zerecha’,dịch ra là ‘từ phương đông Ta sẽ đưa về các hậu duệ của ngươi’. ‘Đây là những hậu duệ của Israel và họ đang trở về từ phương đông. Ông nói: « Đế quốc Assyria đã lưu đày chi tộc Manassah cách nay gần 3.000 năm. Mặc dù họ định cư ở Ấn Độ, các thành viên của chi tộc vẫn giữ cội nguồn Do Thái giáo của họ qua hơn 2.000 năm. » Nhiều tổ chức Kitô giáo đã giúp đem họ về nhà….300 thành viên khác dự tính sẽ đến vào tháng Giêng, với hàng ngàn người khác nữa sẽ đến sau.
——-
(*) Lost tribes : các chi tộc bị trục xuất (10 chi tộc Do Thái tách khỏi hai chi tộc khác, lập nên vương quốc ở phía bắc Israel sau khi vua Salomon băng hà. Họ bị đế quốc Assyrie đánh bại năm 721 trước CN, nhưng truyền thuyết tiên đoán họ sẽ quay về] (phỏng theo tự điển Lạc Việt)
The Ten Lost Tribes of Israel refers to those tribes of ancient Israel that formed the Kingdom of Israel, and which disappeared from biblical and all other texts after the kingdom was destroyed in about 720 BCE by Assyria. Many groups have traditions concerning the continued hidden existence or future public return of these tribes.(Wikipedia)
+ (Fides 04/01) Tái khởi động cuộc vận động ‘hoàn trả’ các thánh tích của Thánh Nicolas
Nhà khảo cổ học người Thổ Nhĩ Kỳ Nevzat Celik, phụ trách các khai quật địa danh Myre-Andriake, đã tái phát động yêu cầu hoàn trả cho Thổ Nhĩ Kỳ các thánh tích của Thánh Nicola, hiện đang được sùng kính tại vương cung thánh đường mang cùng tên ở Bari. Lần nầy, người nhận thỉnh nguyện không còn, như trong quá khứ, là chính phủ Ý, mà là Vatican. Và sáng kiến nầy – theo báo giới Thổ – xuất hiện hợp với các định hướng được các hữu trách bộ văn hoá và du lịch Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ,khi họ muốn hồi hương các tác phẩm nghệ thuật, các cổ vật và thánh tích bị lấy đi trên đất Thổ Nhĩ Kỳ và bị mang ra nước ngoài trong quá khứ. Một bảo tàng sắp được khánh thành ở Antalya dành riêng cho nền văn minh Lycia và đón tiếp các cổ vật khai quật được từ những địa điểm khảo cổ ở Myre và Andriake. Một khu vực viện bảo tàng sẽ được dành riên cho các thế kỷ Kitô giáo đầu tiên và cho cuộc đời Thánh Nicolas ở Myre, vị giám mục của thế kỷ thứ IV, đấng do lòng bác ái và lòng quảng đại đối với mọi người và các trẻ nhỏ, nên còn được coi như nhân vật gợi hứng hình tượng “Ông già Noel”.Vào thế kỷ XI, di hài của ngài được chuyển về vùng Pouilles hiện nay, ở Ý, do một đoàn thuỷ thủ thám hiểm Bari. Trong những năm gần đây, vương cung thánh đường đã tiếp nhận các di hài nầy, cũng đã trở thánh đích của dòng người hành hương Nga ngày càng tăng.
+ (CNBNews 04/01) Các nhà hoạt động “ủng hộ phá thai” (pro-Choice) đang thua trận
Bìa một số Time Magazine mới thừa nhận rằng trào lưu này đang quay sang ủng hộ phong trào bảo vệ sự sống. Đầu đề tin tức của tạp chí nầy viết: “Cách nay 40 năm, các nhà hoạt động cho quyền nạo phá thai đã có một chiến thắng oanh liệt với vụ Row chống lại Wade. Suốt từ đó, họ tiếp tục bị thua”. Bài báo dẫn chứng tài liệu rằng nhiều bệnh viện nạo phá thai trên khắp đất nước đang đóng cửa vì các luật bảo vệ sự sống cho phụ nữ nhiều thông tin hơn và cung cấp những lựa chọn cho việc nạo phá thai. Một bài báo khác chỉ rõ rằng các nhà đấu tranh nữ quyền [ bình đẳng giới.ND] tiên khởi, như Susan B.Anthony, đã dứt khoát bảo vệ sự sống.
(*) Xin đọc lại bài : MƯỜI LÝ DO PHONG TRÀO BẢO VỆ SỰ SỐNG ĐANG CHIẾN THẮNG TRÊN NẠO PHÁ THAI của LM. Frank Pavone
+ (CWN 04/01) Tập san Dòng Tên : Vatican II không phải là một sự gián đoạn triệt để
Một bài viết trong tập san có uy tín lớn của Dòng Tên, Civilta Cattolica, lập luận rằng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đang làm hết sức để duy trì di sản đích thực của Công Đồng Vatican II và loại bỏ quan niệm rằng Công Đồng nầy ghi dấu một sự gián đoạn trong giáo huấn Giáo Hội. Bài viết nầy của Cha Enrico Cattaneo, Dòng Tên, nói rằng những thiệt hại thường bị gán cho Vatican II rút cuộc là do một cuộc khủng hoảng đức tin. Chính cuộc khủng hoảng nầy, tác giả đưa ra lý lẽ, mà Đức Thánh Cha Biển Đức đã tấn công bằng việc công bố Năm Đức Tin. Cuộc khủng hoảng nầy trong đạo Công giáo sau Vatican II – Cha Cattaneo viết – trở nên trầm trọn do “liên minh hiểu ngầm giữa báo giới thế tục và các tín hữu Công giao bất đồng” vốn cùng nhau cố làm suy yếu thẩm quyền các giáo huấn Giáo Hội. [ Các bài viết trong tờ Civilta Cattolica luôn được các nhà quan sát Vatican coi là nặng ký, vì nội dung tờ tập san nầy được phủ quốc vụ khanh duyệt trước].
+ (CWN 04/01) Giáo Hội nước Anh [Anh giáo] phán quyết các GM có thể có quan hệ đồng tính
Giáo Hội [Anh Giáo] nước Anh đã thông báo rằng các LM đã bị ghi vào sổ có quan hệ đồng tính, nay có thể trở thành giám mục với điều kiện là họ đồng ý tránh sinh hoạt tình dục. Thông báo nầy từ Viện giám mục, một trong ba cánh của Hội đồng giáo hội Anh, tượng trưng cho bước cuối cùng trong một loạt những bước hướng tới việc Anh giáo phê chuẩn đồng tính và hứa hẹn làm bùng nổ những tranh luận bên trong cộng đồng Anh giáo đang bị rạn nứt. Năm 2005, Viện nầy đã phán quyết rằng những người đồng tính có thể được truyền chức linh mục Anh giáo, nếu họ vẫn độc thân. Nhưng phán quyết ấy không được áp dụng cho các ứng viên chức vụ giám mục và ít nhất đã có một linh mục nổi tiếng, tiến sĩ Jeffrey John, bị ngăn không được làm giám mục do quan hệ đồng tính của ông.
+ BỔ NHIỆM MỚI
– (APIC 06/01) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm hai GM người Pháp làm sứ thần Toà Thánh: ĐGM Jean-Paul Gobel, 69 tuổi, làm sứ thần Toà Thánh ở Ai Cập, kiêm đại diện Toà Thánh bên cạnh Tổ Chức Liên Minh Ả Rập. Trước ngày được Đức Thánh Cha tấn phong GM, ĐGM Nicolas Thevenin, 54 tuổi, được bổ nhiệm làm sứ thần Toà Thánh ở Guatemala.
– (VIS 06/01) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ngài Antonio Chiminello làm giám đốc vụ kế toán của quốc gia thành phố Vatican
+ (APIC 06/01) Đức Thánh Cha tấn phong và bổ nhiệm bốn tân giám mục.
Trong ngày lễ Hiển Linh sáng 06/01 ở Vatican, Đức Biển Đức XVI đã đặt tay cho 4 vị tân giám mục, trong đó có thư ký riêng của Người, ĐGM người Đức Georg Ganswen, được bổ nhiệm Tổng trưởng Phủ Giáo Hoàng và TGM hiệu toà Urbisaglia – ĐGM Fortunato Nwachukwu, được bổ nhiệm làm Sứ thần Toà Thánh ở Nicaragua và TGM hiệu toà Acquaviva – ĐGM Nicolas Henry Marie Denis Thevenin (nêu trên) và TGM hiệu toà Eclano – ĐGM Angelo Vincenzo Zani, được bổ nhiệm làm thư ký Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo và TGM hiệu toà Volturno.
+ (EWTN News 05/01) GM Fellay điểm mặt “những kẻ thù của Giáo Hội”
GM Bernard Fellay, người đứng đầu SSPX, nêu tên tín đồ Do Thái giáo là “kẻ thù của Giáo Hội” trong một bài diễn văn ngày 28/12/2012 tại nhà nguyện Our Lady Núi Carmel ở New Hamburg, Ontario, khi nhìn lại tình trạng của nhóm duy truyền thống nầy khi nó xem xét việc hiệp thông trọn vẹn với Roma năm vừa qua: « Ai, trong thời gian ấy, phản đối việc Giáo Hội công nhận SSPX? Những kẻ thù của Giáo Hội. Các tín đồ Do Thái giáo,Tam Điểm, những người theo chủ nghĩa Tân thời » [ nhớ lại việc GM Williamson tuyên bố không có vụ Đức quốc xã sát hại người Do Thái – holocaust, bị cả thế giới kết án. ND]. Nói về bế tắc nẩy, GM Bellay cho rằng các tổ chức “ở ngoài Giáo Hội, rõ ràng từ bao thế kỷ qua, là những kẻ thù của Giáo Hội”, ra mặt chống đối việc hoà giải giữa SSPX và Giáo Hội Công Giáo. Lập trưởng của SSPX – theo GM Bellay – là những phần nào của CĐ Vatican II “chống lại những gì GH vẫn luôn dạy”, thì phải bị loại bỏ. Ông nói “cách giải thích về tính liên tục” của Đức Thánh Cha Biển Đức không đứng vững được, vì các tài liệu Công Đồng có nhiều chỗ “nghịch” hoặc “chống lại” Thánh Truyền. Nhưng GM Bellay nói ông vẫn hy vọng tình hình sẽ cải thiện về lâu về dài, cho dù việc hoà giải sẽ chưa thể có trong tương lai gần.
=> Đáp lại lời bình luận ấy, giám đốc văn phòng báo chí Vatican nói :” Không thể nói về tín đồ Do Thái giáo như những kẻ thù của GH”. Cha Federco Lombardi nói rằng lập trường của GH liên quan đến quan hệ với tín đồ Do Thái là “rõ ràng và ai cũng biết” (CWN 07/01). Đối với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, bài Do thái là bài Kitô giáo.
(*) Modernisme là phong trào cải cách tôn giáo, nhằm mục đích hiện đại hóa đạo thiên chúa, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chỉ toàn bộ những lý thuyết và khuynh hướng có mục đích làm mới việc chú giải Thánh Kinh, cải tổ học thuyết xã hội và quản trị giáo hội, sao cho phù hợp với nhu cầu khoa học của thế kỷ XX; đặc biệt cuộc khủng hoảng tôn giáo dưới thời Đức Giáo hoàng Piô X (1903-1914) ở Pháp và ở Ý. Những tư tưởng cải cách này, bị nghị định Lamentabili và sắc lệnh Pascendi của Giáo hội kết án nghiêm khắc năm 1907.
+ (Osservatore Romano 05/02) Đức Thánh Cha đối với các khủng hoảng nhân đạo trên thế giới
388 xung đột vũ trang, trong đó 20 vụ hết sức nghiêm trọng, 79 vụ khủng hoảng nhân đạo, 41 lời kêu gọi bức thiết đòi trả lời tức khắc. Đó là những con số phản ảnh tình hình trầm trọng ảnh hưởng đến một phần lớn dân dố thế giới, nhưng cũng phản ảnh công tác năm nay của Cor Unum – bộ phận được lập ra để phân phối các quỹ từ thiện của Đức Thánh Cha. Syria, Lybia, Bangladesh, Nam Soudan, Bolivia, Paraguay là một ít trong số các quốc gia có sự can thiệp chủ yếu của ban nầy trong năm 2012. Năm nay, do cải tổ cơ cấu của Caritas Quốc Tế, Đức Ông Giampietro Dal Toso, thư ký Cor Unum, nói rằng : “một liên minh nền tảng sẽ giúp công tác nầy của Giáo Hội có hiệu quả hơn”. Ngài nói về việc năm 2012 cũng được ghi dấu thế nào bởi việc ban hành Tự Sắc Intima Ecclesiae Natura, vốn khẳng định “sự kết hợp về Giáo Hội sâu xa giữa các tổ chức bác ái từ thiện Công Giáo trong cá nhân của Giám mục”, người nay trở thành người bảo đảm việc bác ái từ thiện của Giáo Hội.
+ (Contact genetique 0701) Phá thai : một điều cấm kỵ đặt ra vần đề.
Hai đại giáo sĩ Do Thái giáo ở Israel, Shlomo Amar và Yona Metzger, vừa phát biểu trong một bức thư được các phương tiện truyền thông đăng phát lại, kêu mời “các giáo sĩ ở nước họ ủng hộ EFRAT, một tổ chức đấu tranh chống lại nạo phá thai”. Phát biểu trên đài phát thanh quân đội, đại giáo sĩ Yona Metzeger đã xác định : « Phải ủng hộ các tổ chức đem lại sự trợ giúp tài chính cho các phụ nữ không muốn phá thai, vì đó là một tội sát nhân không đáng nhận bất cứ sự thương xót nào ». Theo thư nầy, hành động của tổ chức EFRAT “đã giúp cứu được 4.000 nhân mạng trong một năm”. Hai vị đại giáo sĩ cầu mong “cho nhiều người hơn trong công chúng ý thức được tính chất vô cùng nghiêm trọng của quyết định giết chết một bào thai”. Hiện nay, ở Israel, phá thai hợp pháp “đối với những phụ nữ dưới 17 tuổi, tuổi hợp pháp để kết hôn, với các phụ nữ trên 40 tuổi và những trường hợp bị hãm hiếp hoặc loạn luân”. Ngoài ra, phá thai “có thể được một uỷ ban y khoa cho phép trong trường hợp thai nhi bị dị tật hoặc nếu tiếp tục mang thai đặt mạng sống thai phụ vào nguy hiểm về thể lý hoặc tinh thần”.
+ (UcaNews 07/01) Nhà dịch thuật – TỔNG LUẬN THẨN HỌC – nói dự án 52 năm dễ hơn ta tưởng.
Sau 52 năm, một dự án thần học có tầm quan trọng làm choáng váng cuối cùng đã được hoàn tất. Vào tháng 09, tập cuối cùng bản dịch tiếng Nhật bộ Tổng Luận Thần Học được phát hành, cuốn cuối cùng trong 45 tập của công trình minh định của Thánh Tôma Aquinô. RYOSUKE INAGAKI, giáo sư nghỉ hưu đại học Kyushu, người đã chuyển ngữ 20 tập và kiên trì với dự án nầy cho tới cùng, cho biết rằng mặc dù dự án đòi hỏi một lượng thời gian khổng lồ, song khi hoàn tất dự án rồi,ông không nhớ đã phải làm việc cực nhọc gì. Ông nói :”Tác phẩm của Thánh Tôma Aquinô giống như một bản nhạc của Bach, với một nhịp điệu khiến cho việc tiếp cận nên dễ dàng. Một khi đã bắt tay vào dịch, thì công việc trôi đi mau lẹ”. Ông cố gắng tiến bộ mỗi ngày, dành thời gian từ khi thức dậy và ăn sáng cho chuỗi dài sách nầy….Được rửa tội trong thời gian học cao đẳng, năm nay 84 tuổi, Inagaki khám phá ra thánh Tôma qua một số linh mục ông đã gặp và viên sĩ quan cao cấo người Mỹ đồn trú tại Nhật sau thế chiến II…Khoảng 15 người đã giúp một tay trong việc chuyển ngữ nầy với hơn một nửa đã qua đời trước khi công trình hoàn tất.
+ (APIC 07/01) Thông điệp ghi hình của Đức Biển Đức XVI gửi Giáo Hội tử vì đạo Cam-Bốt
Trong thông điệp ngày 07/01/2013,Đức Thánh Cha đã nêu lên “đức tin, lòng dũng cảm và sự kiên trì’ của các mục tử và các Kitô hữu dưới chế độ Khmer đỏ. Đại hội toàn quốc diễn ra ơ Nam Vang từ 05 – 07/01, mừng kỷ niệm 50 năm CĐ Vatican II và 20 năm Sách Giáo Lý Hôi Thánh Công Giáo. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh chứng từ đức tin, lòng dũng cảm và sự kiên vững của những ngươi dân Cam-bốt,” mà rất nhiều người trong họ đã bị giết chết. Người đã nhắc lại rằng “chứng từ nầy đã trở thành một sức mạnh thiêng liêng khôn lường để tái dựng cộng đồng Giáo Hội trong quê hương các con. Ngày nay, đông đảo dự tòng và người lớn chịu phép rửa cho thấy sự năng động của các con và là một dấu hiệu vui mừng về sự hiện diện hoạt động tích cực của Thiên Chúa trong các con”. Đức Thánh Cha cũng cổ vũ các tín hữu giữ gìn sự hiệp nhất trong Chúa Thánh Linh và bằng mối liên kết hoà bình. “Hãy tin vào lời nguyện cầu của anh chị em của các con, mà máu hồng đã đổ ra trong những cánh đồng lúa! Hãy là men trong bột của xã hội các con, bằng việc làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô đối với mọi người, bằng việc xây dựng những mối liên kết thân hữu với các thành viên những truyền thống tôn giáo khác và bằng việc bước đi trên những con đường công lý và lòng xót thương”. Người nhắc cho giới trẻ và các tân tòng rằng Giáo Hội là gia đình của họ. 96,4% dân số Cam Bốt theo đạo Phật. Kitô hữu chỉ chiếm 1% trong số 14,7 triệu dân.
+ (CNA 07/01) Một nhà chính trị : Giám Mục người Tây Ban Nha nên bị “khoá miệng”.
Một giới chức chính quyền theo chủ nghĩa xã hội ở Andalusia,Tây Ban Nha, kêu gọi một GM sở tại phải bị “khoá miệng” vì đã lập luận rằng đàn ông và đàn bà vừa khác biệt lẫn bổ sung nhau. ĐGM Demetrio Fernandez, Gp Cordoba, nên bị buộc im tiếng vì đã chĩa mũi tấn công vào “sự bình đẳng thực tế và hiệu quả giữa nam và nữ”. Miguel Angel Vazquez, một thành viên đảng xã hội chủ nghĩa và là phát ngôn nhân của chính quyền tỉnh Andalusia đã cáo buộc như thế, trên trang blog cá nhân của ông, và gán cho ĐGM Fernandez là “một đại diện đích thực của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo” và nói rằng Vị giáo phẩm nầy khiêu khích, gọi việc GM bảo vệ hôn nhân và gia đình là “lạc hậu”. Ông nói đúng ra nên đốt trong hoả ngục – nếu hoả ngục hiện hữu – hơn là từ bỏ bình đẳng”. Trong thư mục vụ gần đây, ĐGM Fernandez đã chỉ trích những triết lý tình dục coi sự khác biệt giữa nam va nữ là một khái niệm xã hội hơn là một thực tại sinh học. Một ý thức hệ như thế, được triển khai trong thuyết nam nữ bình quyền cực đoan và sự thúc đẩy để công nhận phổ quát cho đồng tính,”huỷ diệt gia đình và làm đổ gãy mọi quan hệ gắn bó mà con người có với Thiên Chúa qua chính bản tính riêng của riêng mình”. Ngài cảnh báo :”Một loạt những dự án giáo dục, y khoa và học thuật đề ra để phục vụ cho ý thức hệ nầy trong một nỗ lực cưỡng ép nó lên mọi người, gây nên những tác hại khủng khiếp cho lương tâm trẻ em, thiếu niên và giới trẻ. ĐGM Frenandez thừa nhận Giáo Hội Công Giáo làm tức giận những kẻ thúc đẩy nhũng triết lý tình dục như thế, vì nó “chống lại một cách rõ ràng quyết liệt” với quan điểm nầy về tính dục con người,”vốn cắt đứt quan hệ với Thiên Chúa và với chính tự nhiên như Thiên Chúa đã muốn nó. Tương lai nhân loại là ở gia đình và chính ở trong gia đình mà chương trình của Thien Chúa được chu toàn”.
+ (AsiaNews 07/01) Bắc Kinh loan báo chấm dứt các trại lao động cưỡng bức
Năm 2013, Trung Quốc sẽ đặt dấu chấm kết thúc các trại lao động khổ sai, đặc biệt là cải tạo lao động, nơi nhiều Kitô hữu, thành viên Pháp Luân Công và những người phạm tội vặt vãnh bị gửi vào. Tin tức nầy cho tới nay chưa chính thức, được lưu hành bởi tờ South China Morning Post. Theo tờ nhật báo Hong Kong nầy, hôm nay tại một hội nghị, bí thư uỷ ban chính trị và pháp lý vụ của Đảng cộng sản Trung Quốc cho biết năm nay TQ sẽ ngưng việc thực hiện “lao động cải tạo”. Những ước lượng không chính thức nói rằng có từ 190 ngàn đến 2 triệu người bị giam giữ trong 320 trại cải tạo lao động, được tổ chức giống như các xí nghiệp, nơi các tù nhân làm việc mỗi ngày từ 12 – 15 tiếng mà không hề được trả lương. Nếu nguồn tin trên được xác nhận, thì đây quả là một sự thay đổi lớn lao trong hệ thống hình luật TQ. Và cũng có nghĩa là nhiều Kitô hữu, các thành viên của những tổ chức tôn giáo khác, những người bất đồng bị đưa vào các trại cải tạo lao động theo ý độc đoán của công an hoặc những nhà cai trị địa phương, sẽ được phóng thích. Cùng với các áp lực từ bên trong, chính phủ TQ cũng chịu áp lực từ bên ngoài. Nhiều tổ chức nhân quyền kết án TQ về hệ thống giam giữ nầy. Một số quốc gia như Hoa Kỳ cũng tẩy chay các sản phẩm TQ do lao động cưỡng bức mà có. Cách nay khoảng hai tháng các tin đầu dòng đăng câu chuyện một thư ngắn được dấu trong một đồ chơi cho Halloween “made in Chia”, từ một tù nhân trại cải tạo lao động. Khám phá nầy diễn ra ở Oregon :”Thưa ngài, nếu tình cờ ngài mua sản phẩm nầy, xin làm ơn gửi thư nầy lại cho Tổ chức nhân quyền thế giới. Hàng ngàn người ở đây nằm dưới sự bách hại của chính phủ đảng cộng sản TQ sẽ cám ơn và nhớ đến ngài mãi mãi. Sản phẩm nầy được Đơn vị 8, Bộ phận 2, trại cải tạo lao động Mashanjla, Shen Young, Liêu Ninh, TQ làm ra. Những người lao động ở đây phải làm việc 15 giờ mỗi ngày không nghỉ thứ Bảy hoặc Chúa Nhật,hay ngày nghỉ; mặt khác còn bị tra tấn,đánh đập và phê bình nặng nề và chỉ được trả 10 nhân dân tệ (# 1 euro) mỗi tháng”. Cơ cấu công nghiệp và nông nghiệp của hệ thống trại cải tạo lao động là một hệ thông sản xuất đích thực đóng góp cho nền kinh tế TQ.
- BÁO CÁO MỚI DO LIÊN HIỆP KẾ HOẠCH GIA ĐÌNH MỸ (PPFA) ĐƯA RA CHO THẤY NẠO PHÁ THAI ĐÃ ĐẠT MỘT KỶ LỤC LÀ 333.964 VỤ NẠO PHÁ THAI TRONG NĂM TÀI CHÍNH 2011 – 2012. NHỮNG VỤ NẠO PHÁ THAI NẦY ƯỚC LƯỢNG LÀM NẨY SINH 150 TRIỆU usd CHO TỔ CHỨC “PHI LỢI NHUẬN’ NẦY.
+ (CWN 07/01) Chủng viện Anh từ chối thỉnh cầu về Thánh Lễ tiếng La-tinh truyền thống.
Các giới chức ở Cao Đẳng St Mary,Oscott, đã từ chối một thỉnh nguyện từ các chủng sinh được tiếp cận với hình thức ngoại lệ của phụng vụ bằng tiếng la-tinh. Lập trường của chủng viện nầy tỏ ra xung khắc với tự sắc Summorum Pontificum của Đức Thánh Cha, vốn kêu gọi tiếp cận rộng rãi với phụng vụ truyền thống và khuyến khích các nỗ lực huấn luyện các chủng sinh trong hình thức ngoại lệ nầy. Các giới chức Cao Đẳng St. Mary nói rằng các sinh viên chủng viện có tự do tham dự thánh lễ tiếng la-tinh truyền thống khi nó được dâng ở chỗ khác, nếu thời khoá biểu cho phép.
+ (CBNNews 08/01) Các Kitô hữu Châu Phi đang đối mặt với lán sóng bách hại khổng lồ.
Theo tổ chức Open Doors USA,các Kitô hữu ở Châu Phi đang phải đương đầu với một sự gia ăng quan trọng trong bách hại. Tổ chức nẩy vừa đưa ra danh sách quan sat hàng năm những kẻ phạm tội bách hại tôn giáo tệ hại nhất thế giới. Mali nhảy từ chưa xếp hạng cao lên số 7 trong danh sách nầy. Tanzania, Kenya, Uganda và Nigeria cũng gia nhập danh sach nầy. Ethiopia leo từ bậc 38 lên hạng 15,trong khi Bắc Triều Tiên vẫn là kẻ bách hại Kitô hữu số 1 liên tiếp 11 năm qua. Theo sau là Ả Rập Xê-Út, Afghanistan, Iraq và Somalia. Open Doors cũng cho biết “Hồi giáo cực đoan đặt ra cho các Kitô hữu mối đe doạ lớn nhất”. Trong các quốc gia ấy “các Kitô hữu thường phải đối mặt với bách hại từ những tay cực đoan, chính phủ,cộng đồng và ngay cả gia đình của riêng họ”. Phần còn lại của Top 10 gồm có Uzbekistan (7),Yemen (8) và Irag (9). Lào là nước rơi từ top 10 trong danh sách, xuống thứ 12.
+ (CWN 08/01) Các lãnh đạo CHA vẫn hy vọng vào sự điều chỉnh” sắc lệnh HHS.
Nữ tu Carol Keehan, chủ tịch CHA (Hiệp Hội Y Tế Công Giáo) cho biết bà vẫn trông chờ chính quyền Obama đề xuất một điều chỉnh vốn sẽ nới lỏng những vấn đề luân lý về sắc lệnh ngừa tránh thai trong luật mới về chăm sóc y tế. Soeur Keehan, người đã từng là một người ủng hộ mạnh mẽ việc đưa ra luật ‘Obamacare’,nói :” Sau khi sự điều chỉnh nầy được thông báo ngày 10/02, tôi rất vui mừng là họ đã nhận ra sự cần thiết phải thay đổi nó”. Ghi nhận rằng chính quyền đã hứa những bước sau đó giải quyết các quan ngại của các Giám Mục Công Giáo, Bà nói:”Tôi mong chờ thấy nó được giải quyết”. Nữ tu Keehan nói rằng Bà đã không hài lòng với thoả thuận được Quốc Hội thông qua để tránh “vực thẳm tài chính”, vì những cắt giảm trong chi phí chăm sóc y tế :”Đó không phải là một thảm hoạ và đó không phải là một điều ngạc nhiên, nhưng đó không phải là một sự kiện được chào mừng”.
+ (CWN 08/01) “Tín hữu Công Giáo và Trầm Cảm”
Trả lời phỏng vấn CWR, Aaron Kheriaty và Đức Ông John Cihak thảo luận về cuốn sách mới của họ,”Kim chỉ Nam Công Giáo về Trầm Cảm : Các Thánh, các Bí Tích và Tâm thần học có thể giúp bạn bẻ gãy vòng cương toả của nó và tìm lại được hạnh phúc như thế nào. Kheriaty là giám đốc huấn luyện cư trú và giáo dục y khoa trong Khoa Tâm thần học ở Đại học California; Đức Ông Cihak là một LM thuộc TGP Portland. Kheriaty nói :” Trầm cảm chắc chắn ảnh hưởng đến đời sống thiêng liêng của chúng ta và đời sống thiêng liêng của chúng ta lại qua trọng để giúp chúng ta phòng ngừa hoặc phục hồi từ trầm cảm. Trầm cảm quả thật là một thử thách tinh thần vì nó làm chúng ta tổn thương sâu xa – các bạn có thể nói đó là một nỗi đau buồn không chỉ của thân thể, mà còn của tâm hồn”. Ông nói thêm:” Chúng ta có thể biết, với sự xác quyết và tin tưởng, rằng Thiên Chúa là Cha yêu thương của chúng ta, rằng Người luôn gần gũi bên chúng ta và rằng Người nâng đỡ chúng ta, ngay cả qua những thử thách đau thương và những thời kỳ chịu đau khổ trong cuộc sống nầy. Chúng ta cũng biết, theo đức tin, rằng những đau khổ chúng ta chịu không vô nghĩa, nhưng có thể có giá trị cứu chuộc khi được liên kết nên một với hy lễ của Chúa Kitô trên thập giá.
+ (AP 09/01) Nhà thờ lớn quốc gia [Anh giáo Mỹ và Canada] cử hành hôn lễ đồng tính
Nhà thờ lớn quốc gia Washington,- nơi cả nước quy tụ để tang những thảm kịch và mừng các tân tổng thống [tuyệt đại đa số các tổng thống Mỹ là Tin Lành.ND],- sẽ sớm cử hành các hôn nhân đồng tính. Các giới chức nhà thờ lớn cho hãng thông tấn AP biết nhà thờ nầy sẽ là cái đầu tiên trong các cộng đoàn Anh giáo ở Mỹ và Canada thực hiện một nghi thức hôn nhân mới cho các thành viên đồng tính nam,đồng tính nữ,ái nam ái nữ và chuyển đổi giới tính và công bố chính sách mới nầy vào thứ tư,09/01/2013. Gary Hall, trưởng nhà thờ lớn, nói việc cử hành hôn nhân đồng tính là một cơ hội để phá bỏ các rào cản và xây dựng một cộng đồng có tính bao gồm hơn, phản ảnh sự đa dạng thế giới của Thiên Chúa (!). Cử hành hôn phối đồng tính ,theo ông, là quan trọng ngoài GH Anh giáo, vốn đã tranh luận nhiều và dàn xếp vấn đề nầy,trao quyền quyết định cho các địa phương.Động thái nầy cũng là dịp may để ảnh hưởng cả nước. Hôn nhân đồng tính nay hợp pháp trong 9 bang và Hạt Columbia. Các nhà lập pháp ở Illinois và Rhode Island đang chuẩn bị các dự luật để có thể gia nhập với các bang nầy và toà án tối cao dự tính sẽ lắng nghe các vụ kiện về hôn nhân đồng tính vào tháng ba.
+ (APIC 09/01) Đức Thánh Cha tiếp Hoàng thân Albert II Monaco ngày 12/01
Văn phòng báo chí Toà Thánh thông báo : Đây là lần đầu tiên kể từ ngày kết hôn vào tháng 07/2011,Hoàng thân Albert II Monaco và phu nhân Charlene sẽ được Đức Biển Đức tiếp kiến ở Vatican vào buổi sáng ngày 12/01/2013. Như I.MEDIA đã chỉ ra vào tháng 12 vừa qua, cuộc thăm viếng nầy sẽ là dịp để cặp uyên ương hoàng gia mời Đức Thánh Cha thăm Monaco.
(*) Monaco, tên chính thức là Công quốc Monaco là một quốc gia-thành phố có chủ quyền tại châu Âu. Monaco có ba mặt tiếp giáp với nước Pháp và mặt còn lại giáp với Địa Trung Hải và trung tâm của công quốc cách nước Ý khoảng 16 km. Diện tích của Monaco là 1,98 km² và dân số năm 2011 là 35.986 người. Monaco là nước có GDP trên danh nghĩa cao nhất thế giới bình quân đầu người là 215.163 Đô la Mỹ và là quốc gia có mật độ dân cư cao nhất trên thế giới. Monaco cũng có tuổi thọ cao nhất thế giới với con số 90, và là nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Sau những lần lấn biển gần đây, tổng diện tích của Monaco là 2,05 km² .Công giáo Rôma chiếm 90%,Tin Lành 10%.(Wikipedia).
+ (CWN 09/01) Lãnh đạo Công Giáo Côp chỉ trích tân hiến pháp Ai Cập
Quyền giám quản GH Công Giáo Côp nói rằng hiến pháp mới của Ai Cập “dọn đường cho một lãnh thổ Hồi giáo cai trị”. ĐGM Kyrillos William Samaab Gp Assiut nói:” Chúng tôi trông chờ một hiến pháp đại diện cho toàn thể Ai Cập, nhưng thay vào đó, chúng tôi có một hiến pháp chỉ đại diện cho một nhóm người. Chúng tôi có thể thấy rằng định hướng tôn giáo của hiến pháp nầy dọn đường cho một lãnh thổ do Hồi giáo cai trị” (califate). ĐHY Antonios Naguib, thượng phụ của GH Công giáo Côp, bị nhồi máu tim vào tháng 12/2011 và ĐGM William làm giám quản toà thượng phụ nầy. Ngài nói tiếp:”Khắp nơi trong hiến pháp nầy có những điều khoản nói mọi thứ phải hợp với luật Hồi giáo. Tổng thống đã hứa xây dựng một quốc gia dân sự, hiện đại và dân chủ, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng hiến pháp nầy bắng bất cứ cách nào lại phù hợp với điều đó. Hiến pháp nầy không chỉ nhấn mạnh các nguyên tắc của sharia, mà còn mô tả chi tiết tất cả các giá trị và ý kiến có trong sharia. Đó sẽ là kinh khủng: mọi thứ sẽ bị giải thích theo sharia”. ĐGM Youhannes Zakaria Gp Luxor nói :” Các tín đồ Hồi giáo muốn áp dụng luật sharia một cách đặc biệt về nữ giới. Điều nầy rất tệ đối với nữ giới và rất xấu đối với những người không theo đạo Hồi trong xã hội”.
+ (CWN 09/01) Ủng hộ mạnh mẽ việc hạn chế nạo phá thai ở Hoa Kỳ
Theo một cuộc thăm dò Marist mới do Hiệp Sĩ Columbus uỷ thác, hơn 80% dân chúng Hoa Kỳ ủng hộ việc hạn chế nạo phá thai. Thăm dò Marist nầy cho thấy một sự gia tăng phải chăng con số những người trả lời ủng hộ hạn chế nạo phá thai : từ 79% năm trước lên 83%. Chỉ có 11% những người được điều tra bày tỏ ủng hộ việc nạo phá thai hợp pháp theo yêu cầu. Thăm dò cho thấy 58% người Mỹ coi nạo phá thai là “sai lầm về đạo đức luân lý” và 84% tin rằng luật pháp có thể đặt kế hoạch bảo vệ trẻ chưa sinh và mẹ chúng. Lee Miringoff của thăm Dò Marist nói rằng cuộc khảo sát nầy – đặt những câu hỏi chi tiết về chính sách nạo phá thai – giúp cho người được thăm dò có thể có được một hình ảnh đày đủ hơn là những thăm dò thông thường vốn chỉ đặt câu hỏi ‘bảo vệ sự sống’ hay ‘ủng hộ phá thai’. Carl Anderson,đại hiệp sĩ,nói rằng cuộc thăm dò nầy cho thấy người Mỹ không thoải mái về mặt luật pháp và luân lý với chế độ nạo phá thai không hạn chề của đất nước nầy.
+ (CWN 09/01) Đức Gioan-Phaolô II sẽ được tôn phong hiển thánh năm nay?
Một vị hồng y nổi tiếng người Ý đã tiên đoán rằng Chân phước Gioan-Phaolô II sẽ sớm được phong thánh. ĐHY Giovanni Battista Re nói với hãng tin ANSA:”Nếu không phải năm nay, thì sẽ là năm 2014”. Vị nguyên Tổng trưởng Thánh Bộ Các Giám Mục liên lạc hết sức tốt với các giới chức Vatican khác. Từ khi được phong chân phước vào năm 2011, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II sẽ được tôn phong hiển thánh nếu thêm một phép lạ được chứng nhận nhờ lời chuyển cầu của Người. ĐHY Re nói Ngài đã nghe biết rằng ‘ba hoặc bốn phép lạ’ hiện đang được nghiên cứu, với các giới chức đang cân nhắc xem phép lạ nào sẽ giúp cho án phong thánh mạnh mẽ nhất để được phê chuẩn.
+ (CWN 10/01) Một số Kitô hữu Ấn-Độ bị từ chối nước,trừ phi trở lại Ấn giáo.
Một tổ chức giáo dân Công giáo đưa tin rằng một số Kitô hữu bộ tộc ở Palghar,một thị trấn 50.000 dân ở trung tây bang Maharashtra,bị từ chối nước sạch và củi đốt trừ phi họ chịu trở lại Ấn giáo. Vụ việc được báo cáo tiếp sau một vụ những tay Ấn giáo cực đoan tấn công vào nhà thờ Tin Lành ở Maharashtra hôm 30/12. Catholic Secular Forum đưa tin : Các thành viên một nhóm côn đồ 400 – 500 tên “đánh đập các tín đồ, gồm nhiều phụ nữ và trẻ em…Các nhạc cụ bị phá nát và các sách Kinh Thánh bị xé rách và bị báng bổ. Khoảng 25 tín hữu bị thương cần được chữa trị.
+ (CAN 10/01) Các nhà lãnh đạo Giáo Hội phải chiến đấu chống lại thuyết tương đối.
ĐHY Jusn Luis Cipriani,TGM Gp Lima,Peru,nói vai trò của GM là dẫn dắt dân chúng đến với Chúa Kitô bao gồm lập trường chống lại thuyết tương đối đang lan rộng trong xã hội hiện đại:”GM không thể tìm con đường thoải mái nhất, vì ngài phải luôn tìm kiếm Chúa Kitô,hiệp nhất với Đức Thánh Cha và biểu lộ điều đó bằng gương sáng và việc làm của mình. Vì lý do nầy, những người yêu mến Chúa Kitô không tán thành trong nhiều khía cạnh với những gì mà những người khác,khi quay lưng lại với Thiên Chúa, mong muốn áp đặt”. Ngài lưu ý rằng các mục tử GH phải hiểu giá trị của việc chống lại các ý tưởng bén rễ trong thuyết tương đối.Một sự chống đối như thế dẫn đến việc bảo vệ sự sống từ khi thụ thai cho đền khi chết tự nhiên và gia đình truyền thống dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ.”Giới tính,hôn nhân,sự sống con người và gia đình đang bị phá hoại trong thế giới nầy. Và GM phải dẫn đường kể cả khi nhiều người không thích nó,bằng niềm tin mãnh liệt vào những lời giảng dạy của Chúa Kitô và hiệp thông với Đức Thánh Cha”. Ngài cũng cổ vũ các tín hữu Công giáo tìm kiếm tự do đích thực.”Con người có những đặc điểm nào? Con người là tự do,trong một sự tự do được kết hợp nên một với chân lý. Thiên Chúa không nói với chúng ta “các con muốn gì?”,mà là “Hãy làm những gì phải làm”.Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một cách sống phi thường. Chúng ta được tự do với một nhiệm vụ : chúng ta có tự do để yêu thương tha nhân, để làm việc, để giúp đỡ và để yêu mến Thiên Chúa”.
+ (EWTN News 10/01) Hàng trăm ngàn người tràn ngập Paris để ủng hộ hôn nhân.
Những người ủng hộ hôn nhân truyền thống mong đợi hàng trăm ngàn người diễu hành sẽ tập họp vào vuộc biểu tình sắp tới nhằm chống lại đề xuất ‘hôn nhân cho mọi ngưởi” của tổng thống Francois Hollande. Được dự tính đem ra trước quốc hội Pháp vào ngày 29/01,dự thảo luật nầy đề nghị tái định nghĩa hôn nhân như là một sự kết hợp “được giao kèo giữa hai con người cùng hoặc khác giới tính”. Luật nầy cũng sẽ cho phép những cặp đồng tính “đã kết hôn” được nhận con nuôi,và thay thế các danh hiệu phái tính như là “Mẹ” hoặc “Cha” bằng “phụ huynh 1” và “phụ huynh 2” [ TEP chưa có cách dịch từ ngữ ”Parent”. ND]. ”La Manif Pour Tous” hoặc “Cuộc diễu hành cho mọi người”. Một cuộc biểu tình do nhà thơ trào phúng người Pháp Frigide Barjot tổ chức, lôi kéo hàng chục ngàn người ủng hộ trong những lần biểu tình ở các vùng khắp nước Pháp vào tháng 11 và 12. Ước lượng cuộc biểu tình vào ngày 13/01 sẽ lôi kéo khoảng 350.000 người ủng hộ. Tổ chức nầy dự tình sẽ đi bộ diễu hàng dọc theo ba tuyến đường khác nhau cho tới khi cùng đổ về Champs de Mars để gặp nhau dưới tháp Eiffel. Việc gây tranh cãi tăng lên khi tổng thống Hollande lên tiếng ủng hộ thư của bộ trưởng bộ giáo dục Vincent Peillon cảnh báo các trường Công giáo không được thảo luận về hôn nhân đồng tính, nhắc nhở các trường nầy rằng họ đang “hợp đồng với nhà nước” và “phải tôn trọng nguyên tắc mọi người đều có tự do tư tưởng”. Thư nầy đến sau khi Thư Ký Ban giáo dục Công giáo, Eric Labarre, viết một bức thư gửi các lãnh đạo trường Công giáo, gợi ý họ tổ chức các cuộc thảo luận về hôn nhân đồng tính. Nhà tổ chức biểu tình Barjot kêu gọi mở ra tranh luận “ở mọi nơi và trong mọi trường học”. Mặc dù tụ họp biểu tình ủng hộ hôn nhân truyền thống, tổ chức nầy cương quyết chống lại việc kỳ thị với người đồng tính – một cáo buộc mà nhiều người ủng hộ đề xuất của tổng thống đã đưa ra chống lại họ. Lumbroso nói phong trào nầy không nhằm chống lại những ca nhân đồng tính, mà đúng ra là để duy trì “các cơ chế đang đem lại cấu trúc cho xã hội của chúng ta”.
+ (CWN 10/01) Báo cáo của những người tham quan làm dậy lên những căng thẳng ở Thánh Địa
Tiếp sau một cuộc tham quan thánh địa, một nhóm GM Công Giáo từ Châu âu và Bắc Mỹ đã ra một tuyên bố cảnh báo “việc xung đột ngày càng tăng trong Israel và Palestine”. Bảy vị GM tham gia cuộc hành hương liên đới hằng năm nói rằng năm qua đã bị đánh dấu bởi những sự kiện đen tối và bi kịch trong vùng nầy. Các ngài kể ra ‘xung đột ở Gaza và vùng nam Israel; nội chiến ở Syria,dẫn đến những con số dân tỵ nạn khổng lồ đổ về các quốc gia khác và làm cạn kiệt các tài nguyên của họ. Những vấn nạn nầy đã làm tăng các khó khăn mà dân Kitô hữu đang thu hẹp lại phái đối mặt. Các GM nói lên quan ngại của các ngài về rào cản an ninh của Israel chạy qua lãnh thổ Palestine và hứa sẽ thúc giục các nhà lãnh đạo chính phủ nước của riêng các ngài ngăn chận bất công nầy. Các ngài khuyến khích mọi Kitô hữu nên nghĩ tới việc đi hành hương Thánh Địa.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM