TU ES PETRUS (39): TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (21-27.1.2013)

Written by xbvn on Tháng Một 25th, 2013. Posted in Nguyễn Thế Bài, Thế Giới

+ (AsiaNews 18/01) Tín hữu Công giao chỉ trích ý kiến bộ trưởng nội vụ về Đức Thánh Cha

Giáo Hội Công giáo Pakistan muốn bộ trương bộ nội vụ phải xin lỗi vì đã đưa ra những so sánh không thích hợp và phi lý giữa Đức Thánh Cha và Tahirul Quadri, một giáo sĩ phái Sunni đang cầm đầu cuộc xuống đường phản đối ở thủ đô Pakistan. Vị giáo sĩ người Canada gốc Pakistan đứng đàng sau cuộc diễn hành hơn 1 triệu người phản đối tham nhũng, kêu gọi giải tán quốc hội….Nhưng một cuộc điều tra bắt đầu về quỹ tài trợ đáng ngờ mà ông nhận được cho cuộc vận động chống tham nhũng của ông. Trong một thông cáo báo chí ngày 17/01, Cha Emmanuel Yousaf Mani,giám đốc uỷ ban Công Lý Hoà Bình toàn quốc kêu gọi bộ trưởng Rehman Malik rút lại ngay một nhận định trong đó ông so sánh giữa Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và ông Qadri. Theo Cha, những nhận xét của ông bộ trưởng là không cần thiết và có tính khiêu khích,vì chẳng có so sánh hay liên kết nào giữa hai nhân vật nầy. Đức Thánh Cha không lãnh đạo bất cứ thế lực lớn lao nào và không có những tham vọng chính trị,trong khi Qadri tham gia sâu vào chính trị. Theo Cha, Malik phải kìm chế đưa ra những nhận xét như thế trong tương lai.

+ BỔ NHIỆM MỚI

+ (VIS 18/01) Đức Thánh Cha đã nâng Giáo tỉnh [exarchate apostolique]  nước Anh dành cho người Ucraine nghi lễ Byzantin lên hàng giáo hạt [eparchie] với tên Thánh Gia Luân Đôn. Nâng ĐGM Hlib Sviatoslav Loncyna lên hàng GM giáo hạt nầy.

+ (VIS 18/01) Đức Thánh Cha đã xác nhận việc bầu Đức Isaac Ibrahim Sidrak làm tân thượng phụ Công giáo Côp ở Alexandria. Ngài kế nhiệm ĐHY Antonios Naguib.

+ (VIS 21/01) Đức Thánh Cha đã nâng Giáo tỉnh Pháp dành cho người Ucraine theo nghi lễ Byzantin lên hàng Giáo hạt với tên Thánh Wladimir Cả ở Paris (Công giáo : 25.200; LM 16; Phó tế : 1; nữ tu: 5) và nâng ĐGM Borys Gudziak,lên hàng GM giáo hạt Thánh Wladimir Cả của người Ucraine.

+ (VIS 21/01) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Dario Edoardo (Ý) làm giám đốc và thư ký HĐ quản trị Trung Tâm Truyển hình Vatican.Hiện là giáo sư đại học Giáo Hoàng Latêranô.

+ (VIS 21/01) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Ngài Angrlo Scelzo làm phó giám đốc Văn phòng báo chí Toà Thánh phụ trách các kiểm định. Hiện đang là phó thư ký HĐ Giáo Hoàng về truyền thông xã hội.

+ (VIS 23/01) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Francesco Gioia làm chủ tịch Peregrinatio ad Petri Sedem [phụ trách việc thăm viếng Ngai Toà Phêrô.ND] với nhiệm kỳ 3 năm,đại diện cho Đức Giáo hoàng ở vương cung thánh đường Padua.

+ (VIS 24/01) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Giáo sư Carlo Ebanista (Ý) và Giáo sư Emilio Marin (Croatia),làm thành viên Uỷ ban Giáo Hoàng về khảo cổ học Kitô giáo.

+ (Fides 19/01) Tấn phong giám mục người bản xứ tiên khởi ở Santa Cruz, Bolivia

Nhà thờ chính toà chật cứng tín hữu đến dự lễ ĐHY Julio Terrezas,TGM Gp Santa Cruz,t ấn phong GM phụ tá Rene Leigue Cesari, GM người bản địa tiên khởi. Trong bài giảng lễ, ĐHY đã gọi ĐGM Rene Leigue là ‘con’ và ’bạn’,cám ơn vì đã chấp nhận nhiệm vụ nầy mặc cho những nghi nan và yếu đuối của con người và nhắn lại rằng sứ mệnh của các GM là những thừa tác viên của sự hiệp nhất và những chứng nhân cho chân lý.Theo ghi nhận, hiện diện trong lễ tấn phong còn có ĐGM Sergio Gualberti, TGM phó, các GM phụ tá, các LM,các phó tế, cũng như ĐGM Giambattista Diquattro, sứ thần toà tháng và khoảng 15 GM đến từ khắp Bolivia.ĐGM Rene Leigue Cesari sinh 1967,thụ phonh kinh mục 1999,được bổ nhiệm GM ngày 31/10/2012 và tấn phong GM phụ tá 16/01/2013,GM hiệu toà Nepeta.

(*) TGP Santa Cruz : diện tích 50.000 km2.Dân số 2.291.000. Công giáo 1.805.000. Số LM 194.217 tu sĩ nam và 572 nữ tu. 72 giáo xứ

+ (CWN 18/01) ĐHY Ravasi được chọn giảng tĩnh tâm Mùa Chay ở Vatican.

ĐHY Gianfranco Ravasi,chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hoá đã được Đức Thánh Cha chọn hướng dẫn tĩnh tâm Mùa Chay cho Giáo triều Roma. Vị hồng y người Ý sẽ là người đầu tiên của một bộ ngành Vatican giảng tĩnh tâm Mùa Chay trong triều giáo hoàng nầy, mặc dù ĐHY Francis Arinze vừa mới từ chức tổng trưởng thánh bộ phượng tự khi Ngài hướng dẫn linh thao vào năm 2009. Người giảng tĩnh tâm năm ngoái là ĐHY Laurent Monsengwo Gp Kinshasa. Cuộc tĩnh tâm kéo dài một tuần sẽ bắt đầu vào 17/03, trong thời gian đó tất cả các buổi triều yết của Đức Thánh Cha đều tạm ngưng. Công việc tại các văn phòng Giáo triều cũng rút ngắn do các vị giáo phẩm tham dự các buổi nguyện ngắm, tại nhà  nguyện Đức Mẹ Đấng Cứu Chuộc trong dinh tông đồ.

+ (Zenit 19/01) Đối thoại với SSPX : sáng kiến của ĐGM Noia

Bằng một sáng kiến cá nhân, ĐGM Di Noia thử tái phát động cuộc đối thoại của Roma với SSPX . ĐGM Di Noia là tu sĩ Dòng Đa Minh Hoa Kỳ,từ tháng 06/2012 là phó chủ tịch – nhân vật số 2 – của uỷ ban “Ecclesiae Dei”,giao diện cho cuộc đối hoại giữa GH Công giáo Roma với các môn sinh của GM Lefebvre. Uỷ ban nầy trực thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. ĐGM Noia vừa gửi một bức thư cho GM Bernard Fellay, bề trên và cho mỗi LM của huynh đoàn nầy,vốn cho rằng một số văn kiện Công Đồng sai lạc, nhất là về đối thoại liên tôn và phong trào đại kết. Trước việc cuộc đối thoại thần học bị bế tắc, ĐGM Di Noia thử một phương pháp tiếp cận thiêng liêng, mời gọi một cuộc xét mình, với khẩu lệnh : khiêm nhường – hiền lành – nhẫn nại – bác ái. Để thoát ra khỏi bế tắc, Ngài đề nghị với SSPX tìm lại “đặc sủng tích cực” của thuở khởi đầu – ở Fribourg và Écône – một cố gắng cải tổ bằng việc đào tạo LM và sứ mệnh. Ngài khuyên nhủ nên tránh việc nại tới các phương tiện truyền thông [ văn phòng báo chí toà thánh đã không phổ biến gì trong thư nầy] hoặc việc triển khai một “huấn quyền song song”, làm rõ các phản đối một cách “có tính xây dựng”  và đặt nền tảng cho chúng trên một thần học “sâu sắc”. Thư của ĐGM Di Noia dường như gửi đi một thông điệp thực tế : Uỷ ban Vatican không mong bàn tay chìa ra của Đức Biển Đức một ngày nào đó trở nên một cơ hội bị đánh mất,nhưng các cuộc thương thảo không phải là kéo dài mãi.

+ (CathNews 20/01) Nhà nguyện Byzantin được lộ ra sau nhiều thế kỷ dưới đất bùn

Theo tin tờ New York Times : Vào thế kỷ IV sau CN,một GM có tên là Nicholas đã biến thành phố Myra trên bờ Địa trung Hải của cái nay là Thổ nhĩ Kỳ,thành một thủ đô Kitô giáo. Về sau Ngài được phong thánh, trở thành Thánh Nicôla Lễ Giáng Sinh. Myra đã có một số phận rất bất hạnh. Sau khoảng 800 năm như là một điểm hành hương quan trọng trong Đế quốc Byzantin,nó lu mờ,bị chôn vùi dưới 4 mét đất bùn do sông Myros nổi điên. Tất cả những gì còn lại là Thánh đường Thánh Nicolas, một phần của đại hý trường La Mã và các nấm mộ đào trong các đồi đá. Nhưng nay 700 năm sau, Myra tái xuất hiện. Các nhà khảo cổ đầu tiên khám phá ra thành phố cổ vào năm 2009 khi dùng radar xuyên đất và phát hiện những điều khác thường cho thấy hình dáng và kích cở gợi lên những bức tường và các công trình xây dựng. Hai năm sau, họ khai quật một nhà nguyện nhỏ thế kỷ 13 được gìn giữ một cách lạ lùng. Được khoét ra từ một bức tường là một thập giá mà khi mặt trời lặn, chiếu hình dáng của nó lên bàn thờ. Bên trong là một bích hoạ hoàn toàn không thông thường với Thổ Nhĩ Kỳ. Toàn bộ cấu trúc của nhà nguyện nầy gợi ý rằng Myra có thể nguyên vẹn ở dưới đất. Điều nầy có nghĩa là chúng ta có thể tìm thấy được thành phố nguyên thuỷ, giống như Pompeii.

+ (Radio Vatican 21/01) Đức Thánh Cha chúc lành cho những con chiên nhân ngày lễ Thánh Agnes

Đức Biển Đức XVI đã đánh dấu ngày lễ kính Thánh Nữ Anê bằng một nghi lễ có truyền thống nhiều thế kỷ : việc chúc lành cho các con chiên,mà từ lông chúng sẽ làm ra những dây Pallium. Những con chiên nhỏ,dưới 1 tuổi,theo truyền thống, được kinh sĩ nhà thờ chính toà Thánh Gioan Latêranô, mang đến cho Đức Thánh Cha trong những cái giỏ. Được các nữ tu nuôi trong tu viện Thánh Lôrenxô ở Panisperna, Roma, đến mùa hè lại được mang đến tu viện Thánh Cecilia ở Trastevere. Tại đó theo một tập tục vẫn giữ nguyên từ bao đời nay,chúng sẽ được cắt lông để lấy len mà các nữ tu sẽ dệt những tấm Pallium. AGNES tiếng la-tinh có nghĩa là chiên. Vị thánh nữ cùng tên là một đấng tử vì đạo đầu thế kỷ thứ IV,bị thiêu chết ở trong vương cung thánh đường được đặt theo tên Ngài, vào tuổi giữa 12 – 13 vì từ chối thờ lạy các thần ngoại đạo. Để tượng trưng cho Thánh Agnes, một trong những con chiên mang một vòng hoa trắng, trong khi các con khác mang vòng hoa đỏ. Dây Pallium là những khăn choàng len màu trắng,được trang hoàng với 6 thập giá màu đen được các Vị TGM quàng quanh cổ như một biểu tượng cho quyền bính và sự hiệp nhất với Đức Thánh Cha. Khi đã được dệt xong,chúng được cất giữ trong một chiếc bình tại mộ Thánh Phêrô cho tới khi Đức Thánh Cha trao tặng chúng cho các vị tân TGM vào ngày 29/06 nhằm  lễ kính trọng thể hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô.

+ (AsiaNews 22/01) Ankara hoàn trả đất đai bị tịch thu từ Trường Thần Học Halki.

Ban Tổng giám đốc các Quỹ đã hoàn trả cho Trường Thần Học của Toà Thượng phụ đại kết ở Halki một vùng đất cây cối rộng 190 hecta,vây quanh tổ hợp nầy, vốn đã bị tịch biên vào năm 1943,trong thế chiến II, sở hữu của tu viện Agia Tradia,bên trong địa hạt Trường Thần học. Đây là diện tích lớn nhất từng được trao trả cho các sở hữu chủ hợp pháp của nó, kể từ khi chính  phủ Thổ Nhĩ Kỳ ban hành một luật năm 2011,theo đó tài sản bị tịch thu theo các nguyên tắc chỉ đạo 1936 ( tước quyền sở hữu của các cơ sở tôn giáo ngoài Hồi giáo),phải được hoàn trả. Ước tính nhà nước sẽ trả lại khoảng 150 bất động sản cho các nhóm thiểu số người Thổ Nhĩ Kỳ ngoài Hồi giáo.

+ (Fides 21/01) Ước gì mỗi giáo dân cho 2 bản Kinh Thánh mỗi tháng để rao giảng Phúc Âm

Đó là sáng kiến của Giáo xứ Ảnh Phép Lạ ở Bắc Kinh để sống Năm Đức Tin. Theo thông tin cho biết,trong đêm Noel, 700 cuốn Kinh Thánh đầu tiên đã đến tay người nhận kèm theo tờ thông tin giáo xứ dành cho việc rao giảng Tin Mừng. CÂU TRẢ LỜI ĐÃ CÓ NGAY : rất nhiều người nhận món quà nầy đã ghi danh học đạo. Việc tặng Kinh Thánh cho người ngoài Kitô giáo là một phần những sáng kiến của giáo xứ sẽ kéo dài trong suốt Năm Đức Tin. Giáo xứ cũng đã tổ chức buổi hoà nhạc “Ánh Sáng Đức Tin” để thúc đẩy ơn thiên triệu, nhân 100 ngày Năm Đức Tin. Sau 100 ngày nữa, khoảng lễ Phục Sinh, chủ đề chính sẽ là xúc tiến đời sồng tận hiến các nữ tu. Hội ngộ lẩn thứ ba liên quan đến đời sống giáo xứ và sẽ cử hành chung với các giáo xứ khác [ TU ES PETRUS đã đăng tin nầy ở số 38]

+ (Zenit 21/01) Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam thăm viếng Vatican

Ngày 22/01/2013, Đức Biển-Đức XVI tiếp ông Nguyễn-Phú-Trọng, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam. Ông nầy hiện đang thực hiện chuyến công du ở Ý, trong khuôn khổ một vòng Châu Âu. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh tụ đảng cộng sản Việt Nam ở Tây Âu từ nhiều năm qua. Radio Vatican đánh giá cuộc triểu yết ngoại lệ nầy là một “sự việc tích cực chứng minh cuộc đối thoại tiến triển giữa Hanoi và Toà Thánh. Hiện Toà Thánh không giữ quan hệ ngoại giao với Việt Nam,nhưng có một đặc phài viên không thường trú bên cạnh nhà cầm quyền Hà-nội. Ở Việt Nam,tình hình các Kitô hữu vẫn khó khăn. Vừa qua,vụ xử 14 tín hữu Công giao và Tin lành trẻ của Vinh và Thanh Hoá đã tạo nên những xáo động trong nước. Tháng 11 vừa rồi,một phái đoàn chính phủ Việt Nam đã gặp ĐGM Savio Hon Tai-fai, thư ký Thánh bộ rao giảng Phúc Âm các Dân ở Vatican, và đã trao đổi về các quan hệ giữa GH và nhà nước.

+  (CathNews 21/01) Chấm dứt những thánh lễ đồng tính nam Soho

Đức TGM Vincent Nichols đã nói trong bản tin truyền hính và phát thanh ngày Giáng Sinh với một lời chỉ trích thẳng thắn về cách chính phủ nước Anh xử lý trong việc hỏi ý kiến về hôn nhân đồng tính nam, mô tả nó như là “hỗn độn”  và “theo Orwell” (*). Các nhà bình luận cấp tiến – có nhiều người Công giáo trong số đó – đã lên án vị TGM là đã ném một không khí ngột ngạt lên mùa thiện tâm thiện chí với một cuộc tấn công chính trị có tính toán. Giọng điệu những bình phẩm của Đức TGM đánh dấu một sự rắn lại lập trường của Ngài,không chỉ về vấn đề hôn nhân đồng tính nam, mà còn về toàn bộ vấn đề đồng tính. Đến lượt nó bị đối chọi lại bởi những chỉ trích GH còn gay gắt hơn bởi những người ủng hộ hôn nhân đồng tính nam. Những gì âm ỉ căng thẳng thời gian qua, nay trở thành thù nghịch công khai. Tin gây ấn tượng: Đức TGM Nichols đặt dấu chấm dứt cho cái đã trở nên nổi tiếng là “các thánh lễ đồng tính nam” tại một thánh đường ở Soho,trung tâm Luân Đôn. Các thánh lễ được cử hành hai lần một tháng và đã bị nhiều phàn nàn từ những bloggers bảo thủ. Trong cùng tuyên bố ấy, TGM thông báo Ngài chuyển nhượng nhà thờ ở Warwick Street cho Giáo hạt tòng nhân Đức Bà Walsingham, chi nhánh của GH cho các cựu tín đồ Anh giáo vốn là một dự án mà Đức Thánh Cha Biển Đức XV hết sức quan tâm.

(*) Để biết rõ về Orwell,Xin xem : http://chuacuuthenews.wordpress.com/2012/05/31/george-orwell-moi-con-vat-deu-binh-dang-nhung-co-mot-so-con-binh-dang-hon-10/

+ (Fides 22/01) Toà Thánh làm Tân quan sát viên Hệ Thống Hoà Nhập Trung Mỹ (SICA)

Toà Thánh đã trở thành quan sát viên thứ 9 không thuộc vùng của SICA. Nghi lễ chính thức diễn ra ngày 21/01 tại San Salvador ở trụ sở của SICA. Tổng thư ký Juan Daniel Aleman và sứ thần Toà Thánh ở Salvador, ĐGM Luigi Pezzuto đã ký hiệp ước nầy. Aleman nhấn mạnh rằng việc tiếp nhận Toà Thánh với tư cách quan sát viên đã được tổng thống các nước Trung Mỹ phê chuẩn trong Hội Nghị Thượng Đỉnh ở Managua hôm 13/12 vừa rồi. ĐGM Pezzuto nêu rõ rằng Toà Thánh và các GH Công Giáo địa phương Trung Mỹ “luôn hết sức sẵn sàng với những gì liên quan đến hợp tác, sao cho có thể đạt được trọn vẹn mục tiêu mong muốn, tức là sự kết hợp tất cả các quốc gia của Trung Mỹ”. SICA gồm có : Costa Rica – Salvador – Guatemala – Panama – Cộng Hoà Đôminica. Quan sát viên có 6 thuộc các vùng (Brasil – Chili – Hoa Kỳ – Mehivo – Peru – Achentina). 9 nước quan sát viên không thuộc vùng nầy (Úc – Đức – Nam Hàn – Tây Ban Nha – Pháp – Ý – Nhật – Đài Loan – Toà Thánh)

+ (Fides 22/01) Sai một linh mục Giáo phận Czestochowa đi truyền giáo ở Kazakhstan

Ngày 20/01, trong giáo xứ Lòng Chúa Xót Thương, TGP Czestochowa, đã cử hành trao bài sai truyền giáo cho một LM thuộc TGP,Cha Slawomir Porebski.người sẽ sang Kazakhstan vào ngày 03/02. Trong bài giảng, Đức TGM Waclaw Depo đã đặc biệt nhấn mạnh rằng “Phúc Âm luôn có tính thời sự và đầy sức sống nhờ vào hoạt động của các thừa sai” và “ngày nay,trong xã hội đương thời, những kẻ tin thường bị xem như đã lỗi thời”. Cha Slawomir Porebski xin các tín hựu hiện diện cầu nguyện cho nhiệm vụ của cha,và nhắc lại rằng “mọi Kitô hữu tự bản chất là thừa sai” và qua bí tích Thánh Tẩy,tất cả chúng ta đều có một bổn phận truyền giáo. Cha Slawomir Porebski sinh ngày 26/12/1979 và thụ phong linh mục ngày 29/05/2004. Hiện tại con số các LM,tu sĩ  và giáo dân truyền giáo thuộc TGP Czestochowa trên khắp thế giới là 55 ( 12 LM triều – 17 nữ tu – 22 nam tu sĩ và 4 thừa sai giáo dân) hiện diện ở các nước khác nhau ở Châu Phi,Châu Á và Nam Mỹ,và cả Đông Âu.

+ (CWN 22/01) Lãnh đạo phái Luther không vui với đề xuất về Giáo hạt tòng nhân cho phái Luther

Tổng thư ký Liên minh phái Luther Thế Giới đã bày tỏ những mối nghi ngại nghiêm trọng về viễn cảnh Vatican có thể lập một Giáo hạt tòng nhân cho các tín đồ [Tin lành] phái Luther gia nhập GH Công giáo. Mục sư Martin Junge nói rằng việc thành lập một giáo hạt tòng nhân cho phái Luther – tương tự như các giáo hạt tòng nhân cho Anh giáo – sẽ có “những hậu quả nghiêm trọng” đến độ nó sẽ báo hiệu Vatican khuyến khích các tín đồ phái Luther rời bỏ các cộng đồng Tin Lành của họ. Một động thái như thế – theo mục sư Junge – sẽ gửi đi tín hiệu sai cho các hội thánh Tin lành Luther. Đức TGM Gerhard Ludwig Muller, Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã đưa ra khả năng có một giáo hạt tòng nhân cho phái Luther trong một cuộc nói chuyện vào tuần trước. Đức TGM Ludwig Muller nói rằng một số tín đồ phái Luther sẽ rất muốn hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công giáo, trong khi vẫn giữ lại “truyền thống chính đáng mà họ đã phát triển”.

+ CWN 22/01) Bộ Giáo Luật được coi là thực hiện nguyện vọng của Công Đồng Vatican II

Theo giới chức giáo luật hàng đầu của Vatican: Bộ Giáo Luật được ban hành năm 1983 đã thực hiện nguyện vọng của Giáo Hội được Công Đồng Vatican II đề ra. ĐHY Francesco Coccopalmerio,chủ tịch HĐ Giáo Hoàng vể Văn Bản Luật,đã nói về mối liên hệ giữa Bộ Giáo Luật và các văn kiện Công Đồng Vatican II tại một cuộc họp báo ngày 22/01 ở Roma, được tổ chức để đánh dấu kỷ niệm 30 năm giới thiệu Bộ Giáo Luật. Khi Chân phước Gioan XXIII triệu tâp CĐ Vatican II, Người đã nhìn thấy trước rằng một Bộ giáo luật mới sẽ được đòi hỏi. Chân phước Gioan-Phaolô II, Đấng đã chính thức ban hành Bộ Tân Giáo Luật,cũng đã nhận định rằng “cấu trúc Giáo Hội học của Công Đồng nầy đòi buộc một cách rõ ràng một trình bày hệ thống được canh tân các luật của nó”. ĐHY Coccopalmeiro chỉ rõ nhiều chi tiết cụ thể trong đó Bộ tân Giáo Luật phản ảnh các giáo huấn của Công Đồng trong việc vận dụng Tinh thần đồng đoàn các giám mục [episcopal collegiality.ND]; trong sự chú ý của Bộ GL đối với vai trò tích cực của hàng giáo dân; trong việc Bộ Gíao Luật lý giải một giáo xứ là một cộng đoàn.

+ (CWN 22/01) Giới chức Vatican điểm lại tiến bộ đại kết với các cộng đồng Tin lành.

Viết cho tờ Osservatore Romano, Cha Gregory Fairbanks, một giới chức của HĐ. Giáo hoàng về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô hữu, đã điểm lại tiến triển gần đây của cuộc đối thoại đại kết với nhiều cộng đồng Tin Lành. Ngài nói :”Năm 2012 đã khởi đầu Năm Đức Tin và một sự gia tăng nỗ lực trong quan hệ với các phái Tin Lành Tân Giáo,Tẩy Giả và phái Rửa Tội lại,cũng như các Kitô hữu khác. Một cuộc đối thoại quốc tế ba bên được khởi xướng với Tin lành Luther và phái Tin lành Dòng Menno. Một tài liệu nhất trí mới được hoàn tất bởi Uỷ ban Đức Tin và Trật Tự của HĐ Thế Giới các Hôi Thánh”.Đó là một năm pha trộn với kết thúc một số đối thoại, tiếp tục các cuộc đối thoại khác và khởi đầu một chu kỳ mới các cuộc đối thoại, tất cả với mục tiêu cùng lớn lên trong đức tin,trong việc tìm kiếm sự hiệp nhất nhìn thấy được nằm trong mục tiêu của phong trào đại kết”.  Sau đó  Ngài thảo luận về những nét chung  quy chế đối thoại với các cộng đồng khác nhau.

+ (Fides 23/01) Cầu nguyện cho hoà bình tại Thánh Địa trong 3.000 thành phố trên thế giới

Chúa nhật 27/01 tới đây, trong 3.000 thành phố trên thế giới sẽ diễn ra cầu nguyện cho hoà bình ở Thánh Địa trong khuôn khổ Ngày Quốc Tế lần thứ V được xúc tiến vào năm 2009 bởi một số nhóm trẻ Công giáo. Từ nhiều năm nay,”dân tộc của hoà bình” đón nhận lời mời gọi của Đức Biển Đức XVI, Đấng vẫn tiếp tục khuyến khích những nỗ lực của những người dấn thân vì hoà bình. Đức Thánh Cha khuyến khích chọn những quyết định dũng cảm vì hoà bình và chấm dứt cuộc xung đột vốn để lại những hậu quả tiêu cực trong toàn vùng Trung Đông, bị đảo lộn bởi quá nhiều cuộc đối đầu và đang cần đến hoà bình và hoà giải. Ngày Quốc Tế Cầu Thay Nguyện Giúp nầy vì hoà bình ở Thánh Địa đã trở thành một dấu chỉ và một cơ hội cho những ai thật sự muốn nuôi dưỡng ước ao mãnh liệt được nhìn thấy hoà bình và công lý ngự trị trên mảnh đất của Chúa Giêsu,để trở nên dầu chỉ hiệp nhất và tăng trưởng cho toàn thế giới.

+ (AsiaNews 23/01) NHỮNG VỤ TỰ THIÊU

– Nepal : Kisun Naue, một bà mẹ 26 tuổi, đã tự thiêu sau khi sinh con gái thứ ba vào ngày 22/02,vì sợ phản ứng của gia đình chồng và lời dị nghị của dân chúng địa phương.Chờ cho chồng con ngủ cả,chị vào một phòng, tưới lên mình nguyên một can dầu hoả và dùng diêm quẹt tự thiêu. Hằng năm,ở Nepal có hàng trăm phụ nữ tự tử vì chỉ sinh con gái, chứ không sinh được con trai.

– Tây Tạng :Kunchok Kyab, một ông bố 26 tuổi,đã tự thiêu ngày 22/01 nhằm phản đối sự cai trị của Trung Quốc và kêu gọi sự trở về của Đức Đạt Lai Lạt Ma, để lại người vợ trẻ và hai con nhỏ. Đây là vụ tự thiêu thứ ba kể từ đầu năm 2013. Từ năm 2008 đến nay,đã có hơn 100 vụ tự thiêu ở Tây Tạng vì những động cơ nêu trên.

+ (APIC 24/01) Các nữ tu xin lỗi về những lạm dụng phạm phải giữa các năm 1928 – 1970

Ngày 23/01/2013, các nữ tu ở Ingrenbohl,Thuỵ Sĩ, đã đưa ra lời xin lỗi về những thực hành không thích hợp và những hành vi bạo lực xảy ra trong các cơ sở của họ vào các năm giữa 1938 – 1970. Các nữ tu công nhận có những nữ tu trong cộng đoàn của họ đã gây ra những đau khổ cho các em được trong các cơ sở của họ, một phần vì những lý do làm việc quá sức. Bản báo cáo nầy do một uỷ ban các chuyên gia độc lập được các nữ tu uỷ thác. Những nghi ngờ lạm dụng tình dục đã không được xác nhận và bản báo cáo nầy phủ nhận những đồn thổi theo đó có thể đã có những trường hợp tử vong không được giải thích. Các chuyên gia đã xem xét tình hình trong hai cơ sở trong hạt Lucerne, trung tâm sư phạm chữa trị ở Hohenrain và tổ ấm ở Rathausen. Tuy vậy họ cho rằng những gì đã được đưa ra ánh sáng trong hai cơ sở nầy cũng giá trị cho tất cả các cơ sở khác do các nữ tu ở Ingenbohl điều hành. Các nữ tu phản ứng với “buồn bã” và “ân hận” khi hay tin rằng một số nữ tu đồng nghiệp của họ đã hành động “một cách không thích hợp trong những trường hợp riêng lẽ” trong những nhà giáo dục của họ. Soeur Marie-Marthe Schonenberger, giám tỉnh, tuyên bố lấy làm sốc khi nghe nói về những trường hợp lạm dụng đã xảy ra trong mái ấm Rathausen, hạt Lucerne. Soeur cho rằng bản báo cáo vừa là một “vật kỷ niệm” và cũng dùng để phòng ngừa.

+ (CathNews 24/01) Các trường Công giáo ở Tây Sydney sẽ rung chuông Truyền Tin mỗi ngày.

Hơn 43.000 học sinh và 4.500 nhân viên trong các trường Công giáo cũng như nhân viên văn phòng giáo dục Công giáo và Chưởng ấn trong giáo phận Parramatta, vùng Bắc Sydney, sẽ đọc kinh Truyền Tin vào giờ ngọ mỗi ngày để tham dự vào truyền thống đẹp đẽ của cầu nguyện như là dấu chỉ hiệp nhất , sùng mộ và phẩm giá.Với việc phát động sáng kiến nầy tại ngày lãnh đạo hệ thống Giáo dục Công giáo 23/01, ĐGM Anthony Fisher,OP, nói rằng việc đọc kinh Truyển Tin là một “sự gián đoạn” quan trọng cho ngày:” trong khi kinh Truyền Tin chỉ mất ít phút để đọc mỗi ngày,nó là một cách nhắc nhở quan trọng rằng có nhiều hơn cho cuộc sống, nhiều hơn rất nhiều, hơn là công việc lao động hằng ngày”. Kinh Truyền Tin là một lời cầu nguyện đơn giản gợi lại Mầu Nhiệm Nhập Thể – Thiên Chúa ban tặng Con của Người – và có niên đại từ thế kỷ 12 với Thánh Antôn Pađua, đấng khuyến khích thực hành Kinh Kính Mừng ba lần mỗi ngày. Chính vào thế kỷ 16 mà hình thức Kinh Truyền Tin ngày nay với việc rung chuông được ấn định. ĐGM Anthony cũng phát động hành vi tiếp cận xã hội mới mẻ và các nguyên tắc chỉ đạo gây quỹ cho các trường học có tựa đề “Hãy yêu thương nhau,như Thầy đã yêu các con” và loan báo một cuộc duyệt lại giáo dục đạo trong các trường Công giáo trong giáo phận.

+ (CathNews 24/01) Liệu pháp tiếng cười của Soeur Lee

Không phải mọi ngày mà các nữ tu ở Hàn Quốc đều dùng hài hước và tiếng cười – nhất là không có lợi cho họ – để minh hoạ một bài học tinh thần.Nhưng Soeur Agatha Lee Mi-suk, 45 tuổi, lại làm điều đó trong suốt một bài thuyết trình về sức mạnh của tiếng cười, vì nó mà Soeur khoác một cái dải băng đầu hình con bướm và ngắt quảng bài thuyết trình với tiếng cười nhiệt tình và vũ điệu không kìm nén. Là nữ tu thuộc Dòng Thừa Sai Thánh Đa Minh, Soeur Lee nói với khoảng 150 người tham dự bằng một bài diễn văn nhấn mạnh đến sự cần thiết của tiếng cười để giảm trầm cảm,mà Soeur cho là đã trở thành một vấn nạn kinh niên ở đất nước nầy.Theo một nghiên cứu do Thống Kê Hàn Quốc đưa ra vào tháng 12, thì 69,2% dân Hàn ở độ tuổi 13 trở lên trải nghiệm trầm cảm trong cuộc sống thường nhật, đa phân từ trường học và công việc. Nhằm đảo ngược xu hướng nầy, Soeur Lee bắt đầu thuyết trình về liệu pháp tiếng cười năm 2007. Từ đó,Soeur đã phổ biến rộng thông điệp của Soeur về các khía cạnh trị liệu của tiếng cười cho khoảng 10,000 người mỗi năm. “Tiếng cười là một loại thể dục. Khi bạn thử cười liên tục, bạn có thể có được hiệu quả mong muốn. Và hiệu quả nầy sẽ tăng thêm khi bạn cùng cười với những người khác”…Ngày xưa, Soeur Lee đã mơ làm một diễn viên hài. Soeur nói rằng ơn gọi của Soeur làm nữ tu cho phép Soeur kết hợp giấc mơ đó với việc phục vụ tận tâm để giúp dân chúng vượt thắng những tình huống bi thảm.

+ (Zenit 25/01) 500 Năm Cải Cách: “Từ mâu thuẫn xung đột đến hiệp thông”

“Từ mâu thuẫn xung đột đến hiệp thông”: đó là tựa đề cùa một văn kiện mà Công Giáo và Tin Lành phái Luther sắp công bố nhận dịp kỷ niệm 500 năm Cải Cách. ĐHY người Thuỵ Sị Kurt Koch, chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Xúc tiến hiệp nhất Kitô hữu đã loan báo như thế. Đó sẽ là một loại hiện tình cuộc đối thoại với những trở ngại, những điểm hội tụ và những tiến bộ được ghi nhận, nhất là từ Tuyên Bố Augsbourg ngày 31/10/1999. Nhưng từ chủ đạo của ĐHY Koch cho đối thoại giữa các Kitô hữu trên con đường đi đến hiệp nhất hữu hình là : NHẪN.  Việc công bố nầy được loan báo khi một cuộc bút chiến nổi lên do những ý tưởng của Đức TGM Gerhard Muller, Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin khi Ngài dự tính lập một Giáo hạt tòng nhân dành cho anh em Tin Lành phái Luther theo mẫu Giáo hạt tòng nhân Anh gíao hiệp thông trọn vên với Giáo hội Công Giáo. Đối với một số tín đồ phái Luther,một tình huống như vật được coi như một cử chỉ  “chống đại kết” tạo điều kiện cho những người bỏ đạo. Lý giải việc những tín đồ phái Luther muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo,Radio Vatican cho rằng những quá trình phát triển trong những thập niên gần đây về các vấn đề đạo đức học đã dẫn tới những chia rẽ trong lòng các giáo hội phát xuất từ Cải Cách”, là điều tạo thuận lợi cho việc nổi lên những “thiểu số bất hạnh”

+ (CathNews 25/01) Lãnh đạo DCCT lấy làm tiếc về những hành động của một linh mục Dòng.

Cha Michael Brehl,bề trên tổng quyền các Cha DCCT ở Roma cho biết ngài hết sức lấy làm tiếc về những hành động của một thành viên DCCT người Ái Nhĩ Lan, kẻ đã tố cáo Vatican đã bắt ngài phải chịu những “thủ tục pháp lý kinh khủng gợi nhớ đến Toà án dị giáo”. Cha Michael Brehl nói trong một tuyên bố,rằng Cha Tony Flannery, 66 tuổi, đang bị Vatican điều tra về những điều mập mờ “liên quan đến những lãnh vực nền tảng của giáo lý Công giáo,gồm cả chức linh mục,bản chất của Giáo hội và của Bí Tích Thánh Thể”. Cha Flannery nói tại một cuộc họp báo hôm Chúa Nhật rằng ngài bị “đe doạ vạ tuyệt thông từ Giáo Hội Công Giáo vì đã gợi ý rằng,trong tương lai nữ giới có thể thành linh mục và kêu gọi thảo luận điều nầy cũng như các vấn đề khác”. Tờ nhật báo Công Giáo Ái Nhĩ Lan đưa tin rằng cuộc điều tra Cha Flannery – một thành viên sáng lập của Hiệp Hội Các LM Công Giáo – được khai mào bởi một bài báo trong một tạp chí đạo. Trong bài viết nầy, cha Flannery đã viết rằng cha không còn tin “chức linh mục mà chúng ta hiện đang có trong Giáo Hội là bắt nguồn từ Chúa Giêsu” hoặc Chúa Giêsu đã chỉ định “một nhóm đặc biiệt những kẻ đi theo Người làm linh mục”. Ttong một tuyên bố đưa ra hôm 23/01, Cha Brehl xác nhận rằng “vào thánh Giêng 2012, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã nêu quan ngại về một số bài viết của cha Flannery”. “Cha [Flannery] được chỉ thị cam kết một thời kỳ cầu nguyện và suy tư thần học để làm sáng tỏ những lập trường của cha về những vấn đề nầy. Cha cũng được chỉ thị rút khỏi thừa tác vụ linh mục hoạt động trong thời kỳ nầy để chuyên tâm cầu nguyện và suy tư”

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30