TU ES PETRUS (42): TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (11-17.02.2013)
+ (Zenit 07/02) Tổng Tu Nghị lần thứ 200 Dòng Phan Sinh Viện Tu
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nồng nhiệt chào thăm các tu sĩ hèn mọn Phan Sinh Viện tu (*) đang cử hành Tổng tu nghị lần thứ 200 của Dòng tại Atxidi :” Đời sống tận hiến của anh em là một đời sống mà chỉ duy nhờ đức tin mới có được. Quả thật,người ta không chọn những lời khấn vâng phục,nghèo khó,khiết tịnh vì chúng và cho chúng,nhưng là với tính cách chúng diễn tả một sự trao hiến hoàn toàn cuộc sống đi theo Chúa Kitô hằng sống. Ước muốn đảm nhận trong tất cả bề dày tiêu biểu “hình thức sống của Chúa Giêsu” (x. Đời sống Tận Hiến 14,16,18,22,29,31) lồng anh em vào trong “một con đường được đặc ân nên thánh” (nt. 35) và đặt anh em vào trong Giáo Hội như những người soi sáng và người canh gác của dân tộc Kitô giáo vì những thiện ích sẽ đến (x. Sứ điệp Thượng hội đồng Dân Chúa lần thứ XIII, 7). Tổng tu nghị nầy quy tụ khoảng 99 tu sĩ viện tu từ năm châu,họp từ 17/02 và sẽ bầu Tân bề trên tổng quyền cho nhiệm kỳ 6 năm. Các tu sĩ Phan Sinh Viện tu (Franciscain conventuel) có khoảng 4.500 trên khắp thế giới,trong 65 quốc gia. Bề trên Tổng quyền hiện tại là Cha Marco Tasca. Dòng có 800 năm lịch sử,được sáng lập năm 1209 khi được Đức Thánh Cha Innôcentê III phê chuẩn miệng cho Thánh Phanxicô Atxidi khi ấy đến Roma cùng với 12 người bạn tu đầu tiên.Tổng tu nghị thứ nhất diễn ra ở Atxidi được gọi là “Tu nghị chiếu”,vì các anh em không có cả giường để nằm ngủ.
————
(*) “Conventuel” = Dòng Phan Sinh Viện Tu (Lúp dài). Capuchin = Dòng Phan-Sinh Lúp Vuông; OFM = Dòng Anh Em Hèn Mọn. Ban đầu chỉ có OFM,nhưng một số tu sĩ muốn sống nhiệm nhặt hơn,đã lập ra nhánh Capuchin;còn nhánh Conventuel sống ít nhiệm nhặt hơn. Ở Việt Nam, ngoài OFM,còn có cả hai nhánh Capuchin và Conventuel,có tu sĩ theo học ở học viện Phan Sinh quận 9 của OFM (chú thích của Nguyễn-Trọng-Đa)
+ (CathNews 07/02) Kế hoạch “thuốc giết sơ sinh” giá rẻ bị chỉ trích mạnh mẽ
ĐGM Julian Porteous,GM phụ tá Gp Sydney nói: Động thái nhằm thay thế các thuốc phá thai RU486 và GyMiso là chống lại trẻ em,chống lại nữ giới và chống lại gia đình.Ngài nói : ”Những thuốc nầy không phải là thuốc vì chúng không được dùng để trị bệnh tật; chúng được dùng đề giết trẻ nhỏ và cũng đã gây nên tử vong cho nữ giới”. Chính phủ liên bang [Úc] sẽ xem xét việc thay thế những thứ nầy cho phép các phụ nữ chấm dứt mang thai chỉ với 12 USD và đã được TGA (Quản lý Thuốc và Thực Phẩm) đồng ý cho nhập vào Úc năm ngoái. Tổ chức sức khoẻ sinh sản Marie Stopes International Australia đã trao quyền áp dụng cho uỷ ban cố vấn Phối Hợp Kế Hoạch Phúc Lợi Ngành Dược với hy vọng những thuốc nầy sẽ được hoàn thuế.Chỉ có 187 bệnh viện có phép mới được phê chuẩn cho phân phát hai loại thuốc nầy và những người vận động tuyên bố giá 300 USD hiện tại quá cao đối với nhiều phụ nữ có thu nhập thấp muốn tìm kiếm phá thai không phẫu thuật. ĐGM Porteous nói Marie Stopes International Australia – tổ chức luôn đi đầu trong việc thúc đẩy nạo phá thai,thoát thai từ phong trào ưu tuyển của những năm thập niên 1920 – một triết lý xã hội đã “gây ra những vi phạm nhân quyền cho hàng triệu người,gồm cả những vi phạm quyền được sống”.
+ (CathNews 07/02) Tân uỷ viên công tố Vatican ca ngợi các phương tiện truyền thông.
Trong lần xuất hiện công khai đầu tiên của ngài kể từ khi đặt chân đến Roma, vị công tố Vatican về các vụ lạm dụng tình dục trong GH Công giáo đã ca ngợi vai trò các phương tiện truyền thông trong việc phát hiện vụ bê bối tai tiếng nầy. Tại cuộc hóp báo ngày 05/02 ở Đại học Grêgôriô Roma, vị linh mục người Mỹ Robert Olivier – mới nhận nhiệm sở tuần trước – thừa nhận “việc phục vụ” của những người “tiếp tục đặt trước mặt chúng tôi rằng chúng tôi cần phải đương đầu với vấn nạn nầy”. …Cha Robert Olivier được Đức Biển Đức XVI chọn hồi tháng 12 để thay cho Cha Charles Scicluna làm “người xúc tiến công lý’ tại Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Cha Olivier cho biết văn phòng của cha mỗi năm nhận khoảng 600 vụ mới,nhiều vụ trong đó có niên đại từ những năm thập niên 1960 – 1980. Là một chuyên viên Giáo luật trước đó làm việc tại TGP Boston, Hoa Kỳ,nơi các vụ lạm dụng được đưa ra ánh sáng cách nay một thập kỷ, Cha cho biết đỉnh của những vụ được báo cáo là vào năm 2004 với 800 tố giác. Ngài cho biết sẽ theo gương Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong việc kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn cho các nạn nhân bị lạm dụng và hứa sẽ không dung tha cho những kẻ lạm dụng.
+ (CWN/CathNews 07/02) Linh mục người Việt ủng hộ nhân quyền được đề cử Nobel Hoà Bình
Một linh mục Công giáo người Việt Nam đang bị cầm tù đã được hai nghị sĩ Mỹ đề cử giải Nobel Hoà Bình. Các nghị sĩ đảng Cộng hoà Chris Smith và Zoe Lofgren đã đề cử Cha Nguyễn Văn Lý cùng Đại Đức Thích Quảng Độ nhận giải Nobel Hoà Bình Năm 2013. Cả hai nhà lãnh đạo tôn giáo nầy là những người đấu tranh nổi bật cho nhân quyền.
+ (CWN/CathNews 07/02) Hội nghị Hội Đồng Giáo Hoàng khai mạc với phần biểu diễn nhạc Rock
Các thành viên HĐ Giáo hoàng về văn Hoá đã họp Hội nghị dành cho việc “Làm lộ diện và phát triển các văn hoá Giới Trẻ”. Hội nghị nầy khai mạc với phần biểu diễn của ban nhạc The Sun (Mặt trời), được các phương tiện truyền thông mô tả là một ban nhạc rock cuồng loạn Kitô giáo Ý. Richard Rouse,một giới chức HĐ Giáo Hoàng nầy nói :” Chúng tôi sẽ có các Vị hồng y,giám mục và cố vấn của chúng tôi, những người nam và nữ trí thức học giả văn hoá nầy,dấn thân bởi giới trẻ qua ngôn ngữ âm nhạc”.Rouse nói với Radio Vatican rằng ĐHY Gianfranco Ravasi, chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Văn Hoá “ đã thử tham gia buổi nghe nhạc của cố ca sĩ người Anh Amy Winehouse trong những ngày gần đây và Ngài rất thích thú khi khám phá ra đâu là những mong đợi của giới trẻ,đâu là ngôn ngữ của họ, đâu là ý muốn khát khao nầy,cảm xúc đam mê được tham dự vào cuộc đời và vào vở kịch cuộc đời,nhưng đồng thời không dấn thân cùng Giáo Hội”. Rouse nói thêm rằng “Tại sao lại có sự sụp đổ nầy trong việc truyền đức tin” Tại sao chúng ta không thể nói với họ bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được?”
————————–
(*) Góp ý: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nổi tiếng là không thích nhạc Rock
+ (CathNews 08/02) Huân Chương Giáo Hoàng cho Tướng Peter Cosgrove
Vị Chưởng ấn Đại Học Công giáo Úc (ACU),tướng Peter Cosgrove, đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trao tặng Huân Chương Hiệp Sĩ Đại Thánh Giá Thánh Grêgôriô Cả. Tướng Cosgrove được thưởng Huân chương nầy vì những công lao phục vụ Giáo Hội nổi bật trong TGP Sydney. ĐHY George Pell đã trao huân chương nầy cho Tướng Cosgrove tại một nghi lễ chính thức ở Nhà thờ chính toà ở Sydney ngày 07/02. Tướng Cosgove nói rằng được nhận huân chương nầy là một đặc ân vĩ đại và “tôi không thể hài lòng hơn và khiêm tốn hơn bởi điều nầy”.
+ (Fides 08/02) Bắc Triều Tiên: Cuộc sống của Kitô hữu hết sức khó khăn
Kim Chính Vân,nhà lãnh đạo đầy quyền lực Bắc Triều Tiên (BTT) không có dấu hiệu tích cực nào liên quan đến tự do tôn giáo và cuộc sống của các Kitô hữu ở BTT. Đó là lời Cha Gerard Hammond, thừa sai Dòng Maryknoll, người điều hành các chương trình của nhà dòng cho BTT từ Seoul và đã có 30 chuyến du hành sau bức màn tre. Ngài lưu ý rằng những điều kiện an ninh nghiêm nhặt khắt khe đến nỗi thật tình vô cùng khó khăn để có thể cấy trồng đức tin,trong khi ở BTT không còn linh mục Công giáo từ hơn 50 năm qua. Tự do tôn giáo bị phủ nhận ở BTT và BTT bị coi là quốc gia thù nghịch với Kitô giáo nhất trên thế giới. Báo cáo mới đây của Danh Sách Quan Sát Thế Giới 2013 do tổ chức Open Doors,Hoa Kỳ, đặt BTT lên trên cùng các nước đàn áp tự do tôn giáo. Theo Open Doors,từ 100.00 đến 400.00 Kitô hữu đang sinh sống ngày nay ở BTT và dù luôn có nguy cơ bị bắt và bị xử tử,nhưng các môn đệ Chúa Giêsu Kitô luôn tìm cách chia sẻ Phúc Âm giữa lòng cái phải gọi đúng tên là “các giáo hội gia đình”,vốn là “những cộng đoàn hầm trú” (ngầm). ..Đầu thế kỷ XX,Bình Nhưỡng được mệnh danh là Giêrusalem Phương Đông,vì Kitô giáo bén rễ sâu ở đó và thành phố có hơn 1.000 ngôi thánh đường. Cuộc bách hại bài Kitô giáo khởi đầu năm 1910 khi Nhật kiểm soát bán đảo Triều Tiên,và tình hình xấu thêm sau thế chiến thứ hai với chế độ cộng sản của Kim Nhật Thành,kế đến là con ông Kim Chính Nhật và nay là cháu ông, Kim Chính Vân.
+ (CWN 08/02) ĐHY Burke : Các chính trị gia ủng hộ nạo phá thai không được rước lễ
Đức hồng y Raymond Burke đã nói với một cử toạ Ái Nhĩ Lan rằng các chính trị gia bỏ phiếu tán thành nạo phá thai hợp pháp không nên cho rước lễ. Trả lời một cuộc phỏng vấn của tờ Tiếng Nói Công Giáo (Catholic Voice), người đứng đầu Toà Ân Giải Toà Thánh nói rằng bất cứ nhân vật chính trị nào ủng hộ nạo phá thai hợp pháp,phải bị các mục tử của người đó nhắc nhở cảnh cáo và bao lâu người ấy tiếp tục ủng hộ việc hợp pháp hoá nạo phá thai hoặc những điều xấu nội tại, thì người đó phải bị từ chối rước lễ.
+ (CWN 08/02) Đức Hồng Y người Đức bị lừa dối hiểu sai về tác dụng của “viên sáng hôm sau”
Theo chủ tịch Liên đoàn Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công giáo, những lời bình luận công khai do ĐHY Joachim Meisner, Gp Cologne, đã bị nhào nặn thành những tình tiết rằng ĐHY người Đức nầy tán thành việc sử dụng “viên sáng hôm sau”[ after-morning pill. Thuốc phá thai] trong các bệnh viện Công giáo. Bác sĩ Jose Maria Simon Castellvi cho biết rằng ĐHY Meisner bị cho thông tin sai về những tác dụng của “viên sáng hôm sau” nầy. Vị hồng y đã nói rằng việc sử dụng viên thuốc nầy có thể chấp nhận được trong các trường hợp hãm hiếp,vì viên thuốc nầy được chỉ định để ngừa thụ thai hơn là gây nên phá thai. Nhưng thực tế, theo lời bác sĩ Simon, “viên sáng hôm sau” hoạt động như một sản phẩm chống đậu thai trong 70% các trường hợp người phụ nữ có thể có thai. Bằng việc ngăn không cho đậu thai trong tử cung, viên thuốc nầy gây nên sự huỷ diệt phôi thai : một việc phá thai sớm. Các GM Đức dự trù sẽ thảo luận việc sử dụng “viên sáng hôm sau” trong các bệnh viện Công giáo tại hội nghị thường lệ vào cuối tháng nầy.
+ (APIC 09/02) CICAD và phản ứng của Đức Gíam Mục Morerod với SSPX
CICAD (Điều phối Liên cộng đồng chống chủ nghĩa bài Do Thái và vu khống) đã chào mừng lời kết án của ĐGM Morerod,Gp Lausanne,Geneve và Fribourg, đối với những lời nói bài Do Thái gần đây của SSPX. Tổng thư ký CICAD,Johanne Gurfinkiel, đã tố giác việc Giám mục Fellay SSPX bác bỏ tuyên ngôn Công Đồng “Nostra Aetate”, khi tại một hội nghị ở Canada hôm 28/12 vừa qua,ông khẳng định rằng những người Do Thái giáo, Tam Điểm và những người theo chủ nghĩa tân thời,đều là “kẻ thù của Giáo Hội”. Những lời nầy đã bị Giáo Hội Công Giáo kết án và đã dẫn ĐGM Morerod tới việc nhắc nhở bằng một sắc lệnh rằng các linh mục SSPX bị cấm không được cử hành phụng vụ trong các nhà thờ và nhà nguyện thuộc giáo phận của Ngài. Johanne Gurfinkiel nhấn mạnh rằng vấn nạn chính dai dẳng từ khi SSPX lập ra,là họ muốn “không chỉ chống lại Do Thái giáo,mà là tất cả các tôn giáo khác”. Với ông, cách suy nghĩ và cách làm của SSPX thuộc về “chủ nghĩa bài Do Thái giáo xưa cũ”. Phong trào loại bỏ nầy có từ thời Trung Cổ,nhắm tới việc tố giác và bêu rếu người Do Thái giáo như là kẻ thù của Giáo Hội, kéo dài cho tới năm 1965,thời gian Công Đồng Vatican II. Tuyên Ngôn “Nostra Aetate” được Công Đồng thông qua, nhắm tố giác mọi hình thức thù ghét đối với người Do Thái. Sự đối nghịch giữa SSPX và Giáo Hội Công giáo,theo Johanne Gurfinkiel, ngoài những việc khác, nằm ở vấn đề căn bản nầy.
+ (CathNews 10/02) Lời biện hộ của Ngài về quyền của đồng tính nam bị hiểu sai
Đức TGM Paglia,chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Gia Đình nói rằng lời ngài biện hộ cho phẩm giá của những người đồng tính và các quyền cá nhân của họ đã bị giải thích sai,có thể là có chủ ý. Tại một cuộc họp báo ở Vatican ngày 04/02, Đức TGM Paglia đã nhấn mạnh rằng chỉ có một sự kết hợp trọn đời giữa một người nam và một người nữ mới có thể được gọi là hôn nhân. Vị TGM cũng nói rằng khẳng định của Giáo Hội về phẩm giá trọn vẹn của tất cả sinh linh dẫn Ngài tới việc chống lại các luật lệ đặt đồng tính ra ngoài pháp luật. Ngoài ra Ngài nói rằng “để thúc đẩy công lý và bảo vệ kẻ yếu”, cần nhiều nỗ lực hơn nữa để bảo đảm sự bảo vệ của luật pháp và các quyền thừa kế cho những người sống chung với nhau dù không có hôn nhân[ hôn nhân thực tế.ND]. Ngài nói :”Nhưng xin đừng gọi đó là hôn nhân”. Các nhận xét của Ngài từ cuộc họp báo nầy đã được đưa tin khắp thế giới dưới những tiêu đề như là “Vatican công nhận các quyền của những cặp đồng tính nam”. Ngài nói với Radio Vatican :” Rõ ràng tôi hết sức ngạc nhiên bởi cách một số phương tiện truyền thông đưa tin. Những lời bình luận nầy chẳng những là những lời của tôi không được hiểu, mà chúng đã bị trật đường, có thể là có dụng ý”.
+ (VIS 11/02) Thành phần Cơ Mật Viện
Cơ Mật Viện sẽ bầu chọn người kế nhiệm Đức Biển Đức XVI sẽ được quy định bởi Ordo Rituum Conclavis de la Constitution Apostolique Universi Dominici gregis (Hướng Dẫn Các Nghi Thức Cơ Mật Viện của Tông Hiến Toàn Thể Đoàn Chiên của Chúa),ở đoạn 27. ĐHY Giáo chủ Thị thần,người chủ trì vận mệnh của Giáo Hội trong thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng,là ĐHY Tarcisio Bertone,được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI bổ nhiệm ngày 04/04/2007. Các hồng y Châu Âu có quyền bầu cử là 61;các HY Nam Mỹ là 19’; Bắc Mỹ là 16; Châu Phi là 11; Châu Á là 11 và Châu Đại Dương chỉ có 1. Những con số nầy vẫn có thể thay đổi cho tới ngày bước vào Cơ Mật Viện,vì ĐHY Walter Kasper sẽ được 80 tuổi vào ngày 05/05. Nhóm đông nhất là các Hồng Y người Ý (21). Đức Biển Đức XVI đã phong 67 hồng y; số 50 còn lại là do vị tiền nhiệm vủa Người. Ngày 28/02 tới, 117 Vị Hồng Y có quyền bầu cử sẽ rút vào ẩn dật trong Domus S.Marthae ở Vatican,theo quyết định của Đức Gioan-Phaolô II (ký ngày 22/02/1996 và được Đức Biển Đức XVI sửa đổi bằng tự sằc vào năm 2007) từ đó các Ngài sẽ đi tới nhà nguyện Sixtine để bỏ phiếu. Trong suồt thời kỳ họp Cơ Mật Viện, các ngài hoàn toàn bị chia cắt khỏi thế giới bên ngoài. Lò bếp của nhà nguyện sẽ vẫn hoạt động theo hệ thống cổ xưa để thông báo kết quả các cuộc bỏ phiếu.
———————
(*) Giáo luật dự liệu hai trường hợp trống ngai Toà Phêrô: Đức Giáo Hoàng băng hà và Đức Giáo Hoàng từ nhiệm. Về trường hợp từ nhiệm, đoạn 2 của điều 332 xác định :” Nếu xảy ra trường hợp Vị Giáo Tông La Mã từ bỏ nhiệm vụ,thì sự từ bỏ nầy phải được thực hiện hoàn toàn tự do và phải được biểu lộ,nhưng không cần được bất cứ một ai chấp nhận”.
Hai vị hồng y có vai trò chủ chốt vào ngày 28/02 lúc 20 giờ: Đó là ĐHY Giáo Chủ Thị Thần (hiện là ĐHY Tarcisio Bertone). Vai trò của Ngài sẽ là tiến hành các công việc hiện thời và ĐHY Niên trưởng Hồng Y Đoàn, hiện là ĐHY Angelo Sodano, người sẽ chủ trì các hội nghị tổng trù bị cho việc bầu một tân Giáo Hoàng. Ngài sẽ phải triệu tập và chủ toạ Cơ Mật Viện ở Roma.
+ (UcaNews 11/02) Quy trình phong Chân Phước cho Cha Ricci tiến triển
Cha Matteo Ricci,một LM Dòng Tên người Ý, người đã giữ một vai trò chủ chốt trong việc du nhập Kitô giáo vào Trung Hoa ở thế kỷ 16, sẽ tiến một bước chính thức tới nên thánh vào ngày 11/05. ĐGM Claudio Giuliodon,Gp Macerata, thành phố quê hương miền Trung Ý của Cha Ricci, thông báo hôm 09/02 rằng Tiến trình phong chân phước cho Cha Dòng tên sẽ kết thúc vào ngày đó. Tiến trình ban đầu khởi sự vào năm 1984 với việc vị tu sĩ Dòng Tên nầy được tuyên bố là “tôi tớ của Chúa”, nhưng tiến trình nầy bị trì hoãn sau đó và được Giuliodori mở lại vào năm 2010, trong các dịp kỷ niệm 400 năm ngày mất của Ngài. Theo Giáo luật, Giuliodori đã lập ra một toà án được giao nhiệm vụ nghe các chứng nhân và tập hợp thông tin để biết chắc liệu dân chúng có coi Ricci là một thánh nhân trong và sau cuộc đời của Ngài chăng và liệu việc sùng kính Ngài vẫn còn tồn tại chăng. Cha Dòng Tên Tony Witwer là thỉnh nguyện viên, được giao phụ trách việc đệ trình án phong thánh. Toà án nầy sẽ chính thức kết thúc vào 11/05 và tất cả mọi hồ sơ sẽ được gửi cho Thánh Bộ Phong Thánh, ở đó sẽ có các sử gia,các nhà thần học và các Hồng Y đánh giá chúng. Một phép lạ phải có trước khi Đức Thánh Cha có thể tuyên bố vị đó là “chân phước” và một phép lạ thứ hai được đòi hỏi để hoàn tất việc phong thánh. Để một phép lạ được chấp nhận, một uỷ ban y khoa Vatican phải tuyên bố rằng một người được chữa lành một cách mà khoa học không thể giải thìch khi người đó cầu xin sự can thiệp của Cha Ricci. Sinh ở Macerata năm 1552, Cha Ricci qua đời ở Bắc Kinh năm 1610. Khi ở Trung Hoa,Cha Ricci là người Tây phương đầu tiên được mời vào Tử Cấm Thành, làm cố vấn triều đình về Châu Âu và văn hoá Châu Âu và được hoàng đế bảo hộ nâng đỡ.
+ (CWN 11/02) Sau khi từ nhiệm, Đức Thánh Cha rút lui vào tu viện
Giám đốc văn phòng báo chí Vatican cho biết: Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI dự tính sẽ rút lui vào một tu viện ẩn dật cũ bên trong Vatican. Cha Federico Lombardi cho các phóng viên biết rằng sau khi từ nhiệm vào ngày 28/02, Đức Thánh Cha sẽ dành một số thời giờ tại dinh thự mùa hè ở Castel Gandolfo, trong khi chờ đợi tu viện được sửa sang. Khi đã ổn định nơi ở mới, Đức Nguyên Giáo Hoàng sẽ tiếp tục các nghiên cứu thần học của Người. Cha Lombardi thừa nhận rằng ngài kinh ngạc trước thông báo của Đức Thánh Cha hôm 11/02 nhưng nhận định rằng những bình luận trước đó của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về khả năng Đức Giáo Hoàng từ nhiệm phù hợp với quyết định tối hậu nầy. Trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Peter Seewald vào tháng 7/2010 (về sau in thành cuốn Ánh Sáng cho Thế Gian), Đức Biển Đức XVI đã nói rằng một Vị Giáo Tông có thể từ chức nếu và khi trở nên mất khả năng thực hiện nhiệm vụ của Người về mặt thể lý. Và Cha kết luận :” Cá nhân tôi đón nhận thông báo việc Đức Thánh Cha từ nhiệm với sự ngưỡng mộ lớn lao, do sự dũng cảm vĩ đại của nó, do sự tự do tinh thần và sự quan tâm lớn lao của Đức Thánh Cha đối với trách nhiệm thừa tác vụ của Người”.Đức Ông Georg Ratzinger,bào huynh của Đức Giáo Tông, cho biết Đức Biển Đức XVI đã suy nghĩ về việc từ nhiệm nầy từ những tháng qua :”Tuổi tác của Người đang đè nặng lên Người”.
+ BỔ NHIỆM MỚI
– (VIS 12/02) Ngày 09/02,Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã nâng ĐGM Leonardo Sapienza (Ý),nhiếp chính Bộ Phủ Giáo Hoàng,lên hàng tham dự ban thư ký Toà Thánh.
– (VIS 13/02) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã bổ nhiệm ĐGM Giuseppe Sciacca,Tổng thư ký Phủ Thống Đốc Quốc Gia thành phố Vatican,làm Tổng kiểm toán .
+ (APIC 11/02) Phản ứng của thế giới trước thông báo từ nhiệm vủa Đức Biển Đức XVI
(*) tựa đề của TU ES PETRUS
TOÀN THỂ THẾ GIỚI CÚI CHÀO MỘT QUYẾT ĐỊNH DŨNG CẢM.
Từ TT Barack Obama tới TT Angela Merkel đều nói lên lòng kính trọng.
Kể từ khi Đức Biển-Đức XVI thông báo,trong buổi sáng 11/02/2013,rằng Người từ nhiệm,các phản ứng của các nguyên thủ quốc gia và lãnh tụ tôn giáo đều nối kết nhau. Từ Hoa Kỳ cho tới Israel sang qua Đức và tờ nhật báo Vatican, tất cả đều cúi chào lòng dũng cảm của Vị Giáo Hoàng sắp được 86 tuổi và nói lên lòng kính trọng của họ trước một gương mặt có thẩm quyền và uy tín trong các lãnh vực trí tuệ và luân lý.
+ (CathNews 11/02) Những vị người Phi Châu và Nam Mỹ trong số các Vị kế nhiệm ?
Theo tờ The UK Telegraph: Đức hồng y Peter Turkson nước Ghana và ĐHY Francis Arinze nước Nigeria nằm trong khung trở thành Giáo Hoàng da màu tiên khởi,tất nhiên là trong thời đại hiện đại nầy. Với một người Canada, một người Honduras và những người Nam Mỹ khác trong những người có triển vọng không chính thức, thì Giáo Hội Công Giáo rất có thể bầu người ngoài Châu Âu đầu tiên kể từ Cuộc Đại Ly Giáo với Giáo Hội Đông phương vào thế kỷ 11 khi GH thay thế Đức Biển Đức XVI. Do bản chất giữ bí mật cao độ của Cơ Mật Viện các Hồng Y chọn lựa Giáo Hoàng, việc tiên đoán quyết định nây là một việc không chắc chắn. Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II nổi lên khá trễ trong tiến trình nầy và tiếp tục có ảnh hướng quan trọng. Nhiều nhà quan sát Vatican đã không chọn Vị hồng y người Đức Joseph Ratzinger ở vòng cuối. Hai giới chức thâm niên Vatican vừa gợi ý xa xa một cách đáng ngạc nhiên rằng Vị Giáo Hoàng kế tiếp rất có thể là từ Nam Mỹ. ĐHY người Thuỵ Sĩ Kurt Koch,đứng đầu Bộ Hiệp Nhất Kitô giáo, nói rằng tương lai Giáo Hội không phải ở Châu Âu. Ngài nói:”Sẽ là tốt đẹp nếu có những ứng viên từ Phi Châu hoặc Nam Mỹ tại Cơ Mật Nghị sắp tới”. Được hỏi liệu Ngài sẽ bầu cho một Vị ngoài Châu Âu hơn là một Vị người Châu Âu chăng, nếu họ đều đủ tư cách,đủ khả năng và điều kiện ngang nhau. Ngài trả lời : Có. Đức TGM Gerhard Muller, người hiện đang nắm giữ chưc vụ cũ của Đừc Thánh Cha đừng đầu Thánh Bộ Tìn Lý Đừc Tin, nói :” Tôi biết nhiều GM và ứng viên từ Nam Mỹ có thể gánh vác trách nhiệm với Giáo Hội hoàn vũ”. ĐHY Turkson hiện là chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà bình được coi là một người truyền đạt rất có năng lực và vì tuổi tác là nhân tố chủ chốt trong quyết định thoái vị vủa Đức Biển Đức XVI, thì tuổi tương đối trẻ của ĐHY Turkson – 64 – được kể là lợi thế.Nhà quý tộc Alton nói :”Tôi đoán các vị đó có lẽ sẽ tìm kiếm một điều gì đó khác biệt. Cá nhân tôi rất ấn tượng bởi một ai đó như [hồng y] Turkson. Ngài là một người rất có khả năng và say mê công việc mục vụ. Đó sẽ là một quyết định can đảm nhưng các Ngài thỉnh thoảng cũng liều lĩnh”.
+ (Zenit 11/02) Một tác phẩm lịch sử về Đức Piô XII
Tờ The Guardian trong số ra ngày 09/02/2013 đưa tin: Một công trình lịch sử muốn tái lập sự thật về Đức Piô XII : tác giả của nó vén bức màn những bằng chứng về nỗ lực thời chiến của Vị Giáo Hoàng nhằm cứu người Do Thái khỏi Đức quốc xã. Gordon Thomas,một tác giả Tin Lành người Anh đã tiếp cận những hồ sơ chưa in ra, có cả của Vatican,và đã tìm được những chứng nhân hàng đầu,cho tác phẩm của ông,”Vị Giáo Hoàng của người Do Thái : Chương trình bí mật của Vatican nhằm cứu người Do Thái khỏi Đức quốc xã”, xuất bản bằng tiếng Anh. Cuốn sách nầy có thể tái lập danh tiếng của Đức Piô XII, cho thấy vai trò Người giữ trong việc giải cứu các sinh mạng và chống lại chủ nghĩa quốc xã. Ông giải thích chi tiết làm sao Đức Piô XII đã chúc lành cho việc thành lập những nơi ẩn náu trong Vatican và trong các tu viện và các dòng tu ở Châu Âu. Vị Giáo Hoàng nầy đặc biệt đã giám sát một hoạt động bí mật với những tên mật mã và những tài liệu giả, trong đó các LM đã liều mạng sống để cho những người Do Thái ẩn trốn. Một số còn được làm giấy tờ công dân Vatican…Dù vậy, hình ảnh của Người đã bị nguỵ tạo trong những năm thập niên 1960, một phần vì sự phản đối của Liên Xô đối với Vatican,phần khác vì một vở diễn tiếng Đức của Rolf Hochhuth, Vị Đại Diện, buộc tội Đức Piô XII là nín tiếng và không hành động đối với người Do Thái. Cuốn sách nầy nhắc lại rằng với tư cách là Quốc Vụ Khanh quốc gia Vatican trước chiến tranh, Vị Giáo Hoàng tương lai đã góp phần vào tông thư của Đức Piô XI năm 1937, Mit Brennender Sorge và với tư cách là Đức Piô XII, Người đã lên án rõ ràng những chính sách cực đoan của Hitler được phổ biến rộng rãi thời ấy… Theo Gordon Thomas,Vatican hân hoan vì tác phẩm nầy được xuất bản :”Cuối cùnh sự thật cũng lòi ra”. Theo tờ “The Guardian”,, Vatican cũng ủng hộ một bộ phim tài liệu sẽ do Allen Jewhurst đạo diễn, theo tác phẩm của Gordon Thomas… Giáo sư Ronald . Rychlak,tác giả cuốn “Hitler,chiến tranh và Vị Giáo Hoàng”, bình luận:” Gordon Thomas đã tìm được những nguồn đầu tiên…Ông đã tìm lại được thành viên các gia đình, tài liệu gốc và đã lập được cái thật sự là một sự nhận thức phổ quát trước những năm 1960. Ông đã chỉ cho thấy điều mà những người thời đó biết tất cả: rằng Đức Piô XII là một người bảo vệ cho các nạn nhân vụ tàn sát người Do Thái” [Holocaust].
+ (Fides 12/02) “Là Kitô hữu nghĩa là sống nghịch trào lưu”
ĐGM Javier Del Rio Alba,TGM Gp Arequipa, đã mời gọi một cách quyết liệt các tín hữu đừng sợ phải sống phù hợp với đức tin của mình,bằng việc làm chứng cho chân lý và bênh vực nó.Ngài nói :”Đừng sợ tuyên xưng công khai mình là Kitô hữu”. Ngài nói thêm rằng Kitô hữu không được sợ sống nghịch trào lưu :”Thật khó khi là Kitô hữu,vì chúng ta luôn xa cách Thiên Chúa ngày một hơn và khi điều đó xảy ra,những sự tàn ác có thể mắc phải”. Ngài tuyên bố về phán quyết của toà hiến pháp nhắm hợp pháp hoá các quan hệ tình dục đồng thuận giữa các trẻ vị thành niên (14 – 18) và người lớn, gọi đó là điên rồ trong đó các trẻ vị thành niên sẽ không còn được bảo vệ chống lại người lớn và sẽ cổ vũ cho sự hỗn loạn về luân lý và tình dục. HĐGM Peru lưu ý rằng Đức TGM đã tuyên bố việc thúc đẩy tiêu chí nầy là một phần trong chiến lược nhắm tạo điều kiện cho việc sử dụng vô tôi vạ “viên sáng hôm sau”, việc hợp pháp hoá nạo phá thai,rồi đến an tử.Đó là một chương trình đã được hoạch định ở Châu Âu và chỉ có một mục đích kinh tế.
+ (VIS 12/02) Những cuộc tôn vinh hiển thánh sắp tới
Thượng hội nghị hồng y công khai lúc 11 giờ ngày 11/02 diễn ra dưới sự chủ toạ của Đức Thánh Cha để phê chuẩn các án phong thánh cho : ANTONIO PRIMSALDO và các bạn tử vì đạo – LAURA DE SANTA CATALINA DE SIENNA MONTOYA Y UPEGUI, nữ tu sáng lập Dòng Thừa Sai Đức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Nữ Catarina Siêna – MARIA GUADALUPE GARCIA ZAVALA, nữ tu đồng sáng lập Dòng Nữ Tỳ Thánh Nữ Macgarita-Maria và Những Người Nghèo. Thánh lễ phong hiển thánh được ấn định vào Chúa Nhật 12/05/2013.
+ (RIF 13/02 Lần đầu tiên, Đức Giáo Hoàng xuất hiện trước tín hữu, từ khi Ngài tuyên bố thoái nhiệm
Khoảng 8000 tín hữu, vào ngày hôm nay, 13/02/2013, đã tới dự Lễ Tro Thứ Tư, tại Toà thánh Vatican, do Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 làm chủ lễ. Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đã cảm ơn lòng thành kính và những lời cầu nguyện mà các giáo dân đã dành cho Ngài.Đức Giáo Hoàng kêu gọi các tín hữu: « Hãy tiếp tục cầu nguyện cho tôi, cho Giáo Hội và cho Đức Giáo Hoàng tương lai». Hôm thứ Hai, 11/02, tại Công Nghị ở Vatican, trước sự bất ngờ của các Hồng y, Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 thông báo Ngài sẽ thoái nhiệm vào ngày 28/02. Đây là một quyết định mang tính lịch sử, vì kể từ thời Trung Cổ đến nay, mới có một vị Giáo Hoàng từ nhiệm. Năm nay 85 tuổi, Đức Giáo Hoàng cho biết là Ngài rất ý thức được rằng quyết định thoái nhiệm của Ngài có một tầm quan trọng đặc biệt. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh là sau nhiều lần cầu nguyện và tự vấn lương tâm trước Chúa, Ngài đã ra quyết định như vậy vì sự tốt đẹp của Giáo Hội. Nếu Vatican không thay đổi lịch trình, thì đây sẽ là lần cuối cùng Đức Giáo Hòang Benedicto 16 làm chủ một thánh lễ, cho đến khi Ngài thoái nhiệm (Đức Tâm – RIF)
+ (NCR 13/02) Những người Đức vô thần bất ngờ kính trọng Đức Thánh Cha
Một nhà báo người Đức và quen biết Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nói rằng những người vô thần ở Đức trở nên kính trọng Người sau khi nhận ra nhận thức của họ về Đức Thánh Cha là sai lầm.Paul Badle,thông tín viên Vatican của tờ Die Welt’s từ tháng 02/2002 nói: ”Những người vô thần nầy nay rất kính trọng Đức Thánh Cha vì họ đã có một hình ảnh hoàn toàn sai lạc cho là Người tham quyền cố vị, mặc dù điều đó đã chẳng có ý nghĩa gì với Người. Họ đã nhìn Người với cặp mắt khắc khe,cho rằng Vị Mục Tử người Đức nầy đeo bám ngai vàng. Nhưng Badle vốn đã gặp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vào những năm đầu thập niên 1980 trong những cuộc tranh luận thần học và những nhóm thân thiết,còn cho biết nhiều người Đức đã không biết lợi dụng trọn vẹn những cố gắng của Người nhằm giúp thay đổi xã hội của họ: “Người Đức đã có thể làm nhiều hơn,nhưng họ đã làm cho Người phải khổ sở và nay họ bị sốc hơn bất kỳ quốc gia nào”. Ông giải thích rằng lẽ ra người Đức phải theo gương người Ba Lan,khi họ cùng kề vai sát cánh với Đức Gioan-Phaolô II để tạo những thay đổi hết sức lớn lao trong đất nước họ. “Người Ba Lan đã hoàn thành điều gì khi gắn gó chặt chẽ với Vị Giáo Hoàng của họ? Họ hạ bệ Liên bang xô viết và đã làm thay đổi giòng chảy lịch sử”. Trong cái nhìn của Badle,”nước Đức đã là một quốc gia thối nát từ nhiều thế kỷ” Và trong khi “quá sức với một Vị Giáo Tông đơn độc để hoà giải cả một quốc gia”, Đức Thánh Cha Biển Đức “đã mở ra một cơ hội cho họ,nhưng họ đã bỏ lỡ một cách đáng buồn”. Badle cho biết ông rất hãnh diện vì cuốn sách của ông The Face of God (Gương mặt của Chúa) đã truyền cảm hứng cho Đức Thánh Cha đi đến Manopello,Ý,để nhìn Khăn Bà Veronica. Về bình diện cá nhân,Baddle nói rằng việc từ nhiệm của Đức Thánh Cha Biển Đức đã làm cho ông cảm thấy “mồ côi cha và mất phương hướng”. Ông cũng “rất buồn bã,nhưng bằng một cách lẫn lộn, bởi vì Người chưa băng hà…Tôi rất bị sốc,nhưng tôi đã nghe được từ những người rất gần gũi với Người rằng Người nay rất thanh thản. Người hẳn đã phải nhận ra Người không còn khả năng làm việc hơn nữa,nhưng Người lại có khả năng làm nhiều việc khác như là viết sách. Và nay Người có thể cầu nguyện cho Giáo Hội. Giáo Hội hiện nay đang bị tấn công như chưa từng có trước đây và vì thế GH cần có một vị thuyền trưởng và một vị chỉ huy biết rõ làm thế nào để tiến hành một cuộc chiến”.
+ (Zenit 13/02) Một thánh đường mới dâng kính Đức Bà Ả Rập ở Bahrein
“Bahrein sẽ chóng có một thánh đường mới!”: ĐGM Camillo Ballin, MCCJ, đại diện tông toà ở Bắc Ả Rập reo lên vui sướng khi thông báo việc xây dựng nhà thờ chính toà “Đức Bà Ả Rập”. Toà đại diện tông toà Bắc Ả Rập trải rộng trên Bahrein,Koweit,Qatar, Ả Rập Xê-út. ĐGM Ballin giải thích:”Tôi đang ở Koweit thì nghe một cuộc gọi điện thoại của thư ký bộ trưởng báo tin bộ trưởng muốn gặp tôi. Trở về lại Bahrein, tôi lập tức đến gặp bộ trưởng và ngài Shaykh Ahmed Bin Ateytallah Al Khaifa hết sức xúc động trao cho tôi chứng chỉ qưyền sở hữu một mảnh đất 9.000 m2 trên đó cúng tôi sẽ xây dựng một ngôi thánh đường mới”. Văn kiện ghi ngày 11/02,kính nhớ Đức Mẹ Lộ Đức,mà ở Bahrein tương đương với Đừc Bà Ả Rập. Vị GM viết:” Những lời chúng tôi cầu nguyện đã được nhậm lời. Đức Bà Ả Rập có khả năng làm những phép lạ!” Ngôi thánh đường mới sẽ là nhà thờ chính toà. Trong cuộc gặp nầy,ngài bộ trưởng đã mời tôi đến cung điện hoàng gia ngày hôm nay,13/02,để gặp quốc vương Hamad bin Issa al-Khalifa với tất cả thẩm quyền tôn giáo, cho biết thêm tôi sẽ được đặt ngồi bên cạnh quốc vương vơi tư cách khách mời danh dự. Tôi sẽ có dịp cám ơn về miếng đất được tặng theo lệnh quốc vương.
————————
(*) Bahtein (Ba-ranh): Bahrein có nghĩa là 2 biển.Thủ đô: Manama. Diện tích : 665 km2. Dân số : 668.345 Bahrain đã có người ở từ thời cổ đại và thậm chí còn được đề nghị coi là một địa điểm của Vườn Ê-đen theo Kinh Thánh.Vị trí chiến lược của nó tại Vịnh Ba Tư đã khiến cho người Assyria, người Babylon, người Hy Lạp, người Ba Tư, và cuối cùng là người Ả Rập tìm cách chiếm quyền kiểm soát và gây ảnh hưởng lên nó. Ở thời Ả Rập cuối cùng, hòn đảo này trở thành một địa điểm của Hồi giáo….Sheik Hamad tiến hành cuộc cải cách dân chủ trên cả nước: sự kiểm duyệt được nới lỏng và các luật lệ hà khắc được thay thế, những người lưu vong trở về nước. Cuộc trưng cầu ý dân tháng 2 năm 2001 cho phép phụ nữ Bahrain lần đầu tiên được quyền bỏ phiếu, nhân dân Bahrain ủng hộ việc chuyển đổi chính thể quân chủ chuyên chế sang chính thể quân chủ lập hiến. Tháng 10 năm 2002, cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên diễn ra tại Bahrain kể từ năm 1973. Trong số 177 ứng cử viên, có 8 phụ nữ. Đây là lần đầu tiên phụ nữ Bahrain được quyền bỏ phiếu và ra tranh cử trong cuộc bầu cử toàn quốc.Tôn giáo chính thức của Bahrain là Đạo Hồi, với đa số dân cư theo đạo này. Tuy nhiên, vì có một làn sóng nhập cư mới đây của những người công nhân từ các nước không Hồi giáo như Phi-líp-pin và Sri Lanka, phần trăm số người theo Đạo Hồi trong nước đã giảm xuống trong những năm gần đây. Theo một cuộc điều tra dân số năm 2001, 81,2% dân số Bahrain là người Hồi giáo Muslim (Shi’a và Sunni), 9% theo Thiên Chúa giáo và 9,8% theo các tôn giáo khác của châu Á và Trung Đông.(Wikipedia).
+ (LifeSite News 14/02) Những bài diễn văn cuối cùng của Đức Thánh Cha
Đó là một ngày đầy cảm xúc ở Vatican khi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong hai bài diễn văn cuối cùng, lần nữa kêu gọi các Kitô hữu tiếp tục bảo vệ mạng sống của những trẻ chưa sinh vô tội và những người dễ bị tổn thương và bảo vệ duy trì sự thánh thiện của hôn nhân tự nhiên. Trong buổi triều yết thường lệ thứ tư, Người cảnh báo rằng các Kitô hữu sẽ phải đối mặt với áp lực to lớn từ bỏ những cam kết của mình. “Ngay cả những người xùât thân từ gia đình Kitô giáo…cũng phải nhắc lại hằng ngày quyết định nên Kitô hữu, đặt Chúa ở vị trí đầu tiên trước càc cám dỗ liên tục được nền văn hoá thế tục hoá gợi ý, trước những chỉ trích của nhiều người trong những kẻ đương thời với họ”. Nhưng điều nầy không được ngăn cản họ truyền rao chân lý: “Cám dỗ đặt đức tin của một người sang bên cạnh luôn hiện diện và sự hoán cải trở thành một lời đáp lại Thiên Chúa phải được củng cố ở nhiều lần khác nhau trong suốt cuộc sống chúng ta”. Người nói :” Không dễ dàng gì để trunng thành với hôn nhân Kitô giáo, để thực hành lòng nhân từ trong cuộc sống mọi ngày của chúng ta, để dành không gian cho cầu nguyện và im lặng nội tâm. Không dễ dàng gì khi phải công khai chống lại những quyết định mà nhiều người xem như là hiển nhiên, như là nạo phá thai trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn, an tử trong trường hợp đau ốm ngặt nghèo hoặc lựa chọn thai nhi để tránh những căn bệnh di truyền”. Giọng điệu bài giảng lễ tro thì u ám,phù hợp với dịp nầy của cả ngay đầu tiên Mùa Chay lẫn tâm trạng của các tín hữu Công giáo khắp thế giới trước tuyên bố từ nhiệm của Đức Thánh Cha. Trong bài giảng nầy,Người cảnh báo như điềm báo chống lại những chia rẽ và “những tội chống lại sự hiệp nhất của Giáo Hội”. Người nhắc đến “lời cầu nguyện các linh mục mà,lệ tràn đôi mắt,cầu nguyên cùng Chúa,xin rằng “ Lạy Chúa,xin hãy tha cho dân Người! Xin đừng để gia sản Chúa trở thành một sự ô nhục, một trò cười giữa các quốc gia! Tại sao chúng nói giữa các dân : Chúa chúng nó ở đâu?”. Lời cầu nguyện nầy dẫn chúng ta tới suy tư về tầm quan trọng của việc làm chứng cho đức tin và đời sống Kitô hữu, đối với mỗi người trong chúng ta và cộng đoàn chúng ta, sao cho chúng ta có thể cho mọi người nhìn thấy gương mặt của Giáo Hội và gương mặt nầy thỉnh thoảng bị biến dạng ra sao”.
+ (CAN 14/02) Tác giả nhìn thấy sự sẵn sàng xét lại về mặt văn hoá cuộc cách mạng tình dục
Một tác giả Công giáo tin rằng sự đón nhận tích cực một cách đáng kinh ngạc cuốn sách của Bà về cuộc cách mạng tình dục cho thấy một sự mở ra đầy khích lệ để xem xét lại những giả định tình dục về ngừa tránh thai nhân tạo. Trong buổi nói chuyện hôm 11/02 tại TGP Denver, Eberstadt thảo luận về những khám phá của cuốn sách gần đây của Bà,”Adam and Eve after the Pill: Paradosex of the Sexual Revolution”,[ Adam và Evà sau khi dùng Viên [Tránh Thai ]: Những nghịch lý của cuộc Cách mạng tình dục), được phát hành vào tháng tư vừa qua. Bà cho biết rằng cuốn sách nầy đã được phân phối rộng rãi và được đón nhận rất nồng nhiệt,điều mà Bà gán cho sự thay đổi quan điểm và sự sẵn sàng xem xét lại bằng chứng thực nghiệm liên kết với viên thuốc hạn chế sinh đẻ […] Nhiều năm qua, trong khi nghiên cứu “Humanae Vitae”, thông điệp của Đức Thánh Cha Phaolô VI lập lại giáo huấn của Giáo Hội chống lại ngừa tránh thai nhân tạo, Eberstadt hết sức kinh ngạc khi khám phá ra rằng văn kiện năm 1968 nầy đã tiên đoán chính xác một đợt sóng những tác động làm rối loạn xã hội đi kèm theo việc sử dụng tràn lan kiểm soát sinh đẻ. Các dự báo nầy bao gồm cả “việc nam giới giảm bớt tôn trọng phụ nữ,một xu hướng đối với các chính phủ cưỡng bức sử dụng các công nghệ mới ngừa tránh thai một cách cưỡng bức, thêm nhiều gia đình đỗ vỡ và một sự trỗi dậy chung chung trong các vấn nạn tình cảm giữa các phái tính”. Tác giả sưu tập chứng cứ ngoài tôn giáo từ những tạp chí y học, văn hoá dân gian hiện đại và xã hội thế tục để chỉ cho thấy rằng trong khi thông điệp nầy [Humanae Vitae] có thể là văn kiện bị chế diễu và sỉ vả nặng nề nhất trong hạ bán thế kỷ 20”, thì những lời tiên đoán của nó hoàn toàn đúng. Mặc cho ảnh hưởng mà ngừa tránh thai và cách mạng tình dục đã có được trên xã hội, Eberstadt nói “tôi dứt khoát cho rằng có những dấu hiệu thay đổi”. Nhiều người Công giáo trẻ đã cho thấy một sự phấn khởi lớn đối với các giáo huấn của “Humanae Vitae” […]. Trong buổi nói chuyện của Bà, tác giả thách thức “những chuyện hoang đường” rằng cách mạng tình dục sẽ bền lâu và đã làm cho nữ giới hạnh phúc hơn, chỉ rõ chứng cứ bên trong lãnh vực khoa học xã hội để bác bỏ những khẳng định nầy. Bà cũng bác bỏ ý tưởng rằng các tín hữu Công giáo là tổ chức duy nhất chống lại ngừa tránh thai, lưu ý rằng đa số các giáo phái Kitô giáo cũng cấm sử dụng ngừa tránh thai, cùng với nhiều tổ chức tôn giáo và xã hội khác. Ngoài ra, Bà nhận định, cách mạng tình dục và việc chấp nhận tràn lan ngừa tránh thai đã có một số hậu quả bất ngờ, chẳng hạn như việc thúc đẩy tai định nghĩa hôn nhân để bao gồm những cặp đồng tính nam. Những nỗ lực hiện tại để công nhận hôn nhân đồng tính chỉ đơn thuần là một phần cùa “chuỗi lô-gic rõ ràng” vốn khởi đầu với việc hạn chế sinh đẻ. Cái lô-gic nầy rốt cuộc có thể dẫn đến những lập luận ủng hộ chế độ đa thê và hành vi thú tính. Bà đưa ra lý lẽ rằng những hành vi như thế cuối cùng là “những lời giải thích cuối trang” cho việc xã hội chấp nhận ngừa tránh thai […]. Các tín hữu Công giáo cần phải khởi đầu “chuyển sang thế công,chứ không phải thế thủ,trong lãnh vực công cộng”.
+ (VIS 14/02) ĐGM Ganswein vẫn là thư ký của Đức Thánh Cha
Tổng trưởng Phủ Giáo Hoàng, ĐGM Georg Ganswein, người vẫn là thư ký riêng của Đức Biển Đức XVI từ khi làm giám mục, sẽ tiếp tục đảm nhiệm hai nhiệm vụ nầy. Ngài sẽ đi theo Đức Thánh Cha tới Castelgandolfo cũng như trong nhà hưu dưỡng ở Vatican. Trong cuộc điểm báo sáng 14/02, Cha Lombardi cũng xác định rằng cac Vị Hồng Y đến Roma trước khi bắt đầu trống ngai toà tông đồ sẽ không ở ngay tại dinh Thánh Nữ Mac-ta. Vị giám đốc văn phòng báo chí cũng đã tuyên bố rằng cú ngã bất ngờ của Đức Thánh Cha ở Mehico không có sự cố gì trên quyết định từ nhiệm của Người, kể cả bản báo cáo do các hồng y Herranz, Tomko và De Giorgi được giao nhiệm vụ điều tra về vụ rò rỉ các tài liệu vào tháng tư vừa đệ trình lên Người.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?